Chia sẻ những tip thiết thực

Lý thuyết và bài tập Đọc – Hiểu môn Ngữ văn lớp 12

Lý thuyết và Bài tập Đọc – Hiểu môn Ngữ văn lớp 12

  • 1. Các biện pháp tu từ
  • 2. Nghĩa tường minh và hàm ý
  • 3. Liên kết trong văn bản: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức
  • 4. Các phương châm hội thoại
  • 5. Phong cách chức năng ngôn ngữ
  • 6. Phương thức biểu đạt
  • 7. Phương thức trần thuật
  • 8. Các thao tác lập luận
  • 9. Kết cấu đoạn văn
  • Giới thiệu một số đề tham khảo
    • Đề đọc hiểu văn bản số 1
    • Đề đọc hiểu văn bản số 2

Lý thuyết và Bài tập Đọc – Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 được Tip.edu.vn sưu tầm và biên soạn giúp các bạn học sinh luyện tập với toàn bộ nội dung bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 như: Biện pháp tu từ, Nghĩa tường minh và hàm ý, Liên kết trong văn bản, Các phương châm hội thoại, Phong cách chức năng ngôn ngữ, Phương thức biểu đạt… Tài liệu giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài Đọc hiểu, từ đó đạt điểm số cao trong bài thi THPT Quốc gia 2020. Mời các bạn tham khảo.

  • Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
  • Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2020
  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016 môn Văn

1. Các biện pháp tu từ

  • Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, ngoa dụ, nói giảm, nhân hoá, vật hóa, điệp ngữ, uyển ngữ, nhã ngữ, chơi chữ…
  • Các biện pháp tu từ cú pháp: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen…
  • Các biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tượng thanh, hài âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng…

Mô hình đoạn văn: Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống. Các từ ngữ được lặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát.

Giới thiệu một số đề tham khảo

Đề đọc hiểu văn bản số 1

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỏ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

c. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.

Trả lời:

Câu a: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính.

Câu b: Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà

Câu c: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.

– Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?

– Ý nghĩa của tình mẫu tử?

– Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.

– Bài học nhận thức và hành động?

Đề đọc hiểu văn bản số 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dầu ô chữ đặt trên phiếu lụa óng…

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là gì?

Câu 3: Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của anh/chị về một nhân vật qua đoạn trích trên.

Gợi ý đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của đoạn trích: tự sự.

Câu 2:

Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là cảnh người tử tù hiên ngang cho chữ còn viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận ở nơi nhà giam ẩm thấp.

Câu 3:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: đối lập (người tử tù hiên ngang cho chữ – viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận).

Tác dụng: làm nổi bật cái đẹp, sự thiên lương dù ở bất cứ nơi nào cũng xứng đáng được tôn vinh, kính trọng.

Câu 4:

Học sinh tự lựa chọn nhân vật Huấn Cao hoặc Viên quản ngục để viết bài cảm nhận tùy theo sở thích của bản thân.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới các bạn Lý thuyết và Bài tập Đọc – Hiểu môn Ngữ văn lớp 12, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post