Chia sẻ những tip thiết thực

Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) là tài liệu tham khảo hay môn Lịch sử 12 dành cho các bạn tham khảo, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt! Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

  • A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 21
    • I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
    • II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 – 1960)
    • III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960).
    • IV. Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965)
    • V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 – 1965)
  • B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 21
  • C. Đề minh họa 2020 lần 2

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 21

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Hình ảnh đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô ngày 10/10/1954 trong phim Việt Nam trên đường thắng lợi.

I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

1. Tình hình

Với Hiệp định Giơnevơ, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông dương có Mỹ giúp đã chấm dứt.

a. Miền Bắc

  • Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
  • Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
  • Ngày 16/ 5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
  1. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
  2. Núi Thành (Quàng Nam).
  3. Bình Giã (Bà Rịa).
  4. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu 11. Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

  1. Ấp Bắc.
  2. Bình Giã.
  3. Đồng Xoài.
  4. Ba Gia.

Câu 12. Trong những năm 1954 – 1960, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, ngoại trừ nhiệm vụ nào sau đây?

  1. Hoàn thành cải cách ruộng đất.
  2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội.
  3. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
  4. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Câu 13. Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong đông – xuân 1964 – 1965 là

  1. Thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.
  2. Thắng lợi quân sự lớn, chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
  3. Thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.
  4. Thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 14. Trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ở miền Bắc là gì?

  1. Công nghiệp nhẹ.
  2. Công nghiệp nặng.
  3. Cải tạo XHCN.
  4. Xây dựng CNXH.

Câu 15. Một trong những công trình thủy lợi lớn được xây dựng trong thời kì miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất là công trình

  1. Thủy nông Bắc – Hưng – Hải.
  2. Thủy lợi Bái Thượng.
  3. Thủy lợi Đô Lương.
  4. Thủy nông Thác Huống.

Câu 16. Phong trào “Đồng khởi” (1959 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

  1. Giữ vững và phát triển thế tiến công.
  2. Gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
  3. Chuyển dần sang đấu tranh chính trị.
  4. Chuyển hẳn sang tiến công chiến lược

Câu 17. Tình hình miền Nam sau cuộc đảo chính ngày 01/11/1963 là

  1. Mĩ đã kịp thời đưa Dương Văn Minh lên thay và nhanh chóng ổn định tình hình.
  2. Phong trào đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn ở miền Nam tạm thời chấm dứt.
  3. Chính quyền Sài Gòn từ đây lâm vào một cuộc khủng hoảng triền miên, vô phương cứu chữa.
  4. Mĩ buộc phải áp dụng chiến lược chiến tranh mới, huy động số lượng lớn quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam để giúp chính quyền Sài Gòn đứng vững.

Câu 18. Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của những thành tựu đạt được trong thời kì khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954 – 1957)?

  1. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.
  2. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển.
  3. Nâng cao đời sống của nhân dân.
  4. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.

Câu 19. Lực lượng nòng cốt mà Mĩ sử dụng để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

  1. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật của Mĩ.
  2. Quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kĩ thuật của Mĩ.
  3. Quân các nước đồng minh của Mĩ, sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật của Mĩ.
  4. Liên quân Mĩ và đồng minh với vũ khí, trang bị kỹ thuật của Mĩ.

Câu 20. Loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong những năm 1961-1965 là

  1. “Chiến tranh đơn phương”.
  2. “Chiến tranh đặc biệt”.
  3. “Chiến tranh cục bộ”.
  4. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 21. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là gì?

  1. Xâm lược miền Nam Việt Nam.
  2. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
  3. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách nhân dân ra khỏi cách mạng.
  4. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn.

Câu 22. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  1. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
  2. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
  3. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  4. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau.

Câu 23. Giữa tháng 5-1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam khi chưa thực hiện nội dung nào trong điều khoản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

  1. Thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
  2. Thực hiện việc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực.
  3. Tổ chức hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
  4. Rút hết các căn cứ quân sự ở Đông Dương.

Câu 24. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (1-1959) đã có quyết định quan trọng gì?

  1. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.
  2. Tiếp tục đấu tranh chính trị đòi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
  3. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
  4. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

Câu 25. Ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất vì

  1. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
  2. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn rất phổ biến.
  3. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
  4. Để khắc phục hậu quả chiến tranh.

Câu 26. Thời gian đầu sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nhân dân miền Nam đã sử dụng biện pháp nào để đấu tranh chống Mĩ-Diệm?

  1. Biểu tình có vũ trang.
  2. Đấu tranh chính trị, hòa bình.
  3. Bất hợp tác.
  4. Bạo lực cách mạng.

Câu 27. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là

  1. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  2. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  3. Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
  4. Thống nhất đất nước, thu non sông về một mối.

Câu 28. Trong thời kỳ 1954 – 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?

  1. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô, giảm tức.
  2. Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn.
  3. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  4. Chống chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Sài Gòn.

Câu 29. Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nhân dân miền Bắc?

  1. Cải cách ruộng đất.
  2. Đưa nông dân vào hợp tác xã.
  3. Tặng thưởng tiền cho nông dân.
  4. Khuyến khích nhân dân sản xuất.

Câu 30. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

  1. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
  2. Đấu tranh chính trị chống Mĩ Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình.
  3. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
  4. Chống “tố cộng”, “Diệt cộng”, đòi quyền tự do dân chủ.

—————————————-

Với nội dung bài Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam từ năm 1954 – 1965, tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương…

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965). Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tip.edu.vn mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

C. Đề minh họa 2020 lần 2

  1. Đề minh họa môn Toán 2020 lần 2
  2. Đề minh họa Ngữ văn năm 2020 lần 2
  3. Đề minh họa môn Tiếng Anh 2020 lần 2
  4. Đề minh họa môn Hóa năm 2020 lần 2
  5. Đề minh họa môn Vật lý năm 2020 lần 2
  6. Đề minh họa môn Sinh học năm 2020 lần 2
  7. Đề minh họa Địa Lý năm 2020 lần 2
  8. Đề minh họa môn Lịch sử năm 2020 lần 2
  9. Đề minh họa môn GDCD năm 2020 lần 2
  10. Đề minh họa tiếng Đức năm 2020 lần 2
  11. Đề minh họa tiếng Nhật năm 2020 lần 2
  12. Đề minh họa tiếng Nga năm 2020 lần 2
  13. Đề minh họa tiếng Trung Quốc năm 2020 lần 2

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post