Chia sẻ những tip thiết thực

Lặng lẽ Sa Pa – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa

  • I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Thành Long
  • II. Đôi nét về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
  • III. Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa
  • IV. Dàn ý Đóng vai nhân vật cô kĩ sư trẻ của truyện Lặng lẽ Sa Pa kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên
  • V. Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa pa”

Lặng lẽ Sa Pa – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được tip.edu.vn sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

  • Đoàn thuyền đánh cá – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
  • Ánh trăng – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
  • Làng – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Thành Long

– Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo

– Quê quán: sinh ra tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam,

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1943 ông viết báo cho Thanh Nghị

+ Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp và bắt đầu viết văn

+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản

+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao đông hạng Nhì

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm”…

– Phong cách sáng tác: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.

II. Đôi nét về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

1. Hoàn cảnh sáng tác

Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh”.

2. Tóm tắt

Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.

3. Giá trị nội dung

Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.

4. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.

III. Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa

I. Mở bài

– Dẫn dắt từ khát vọng cống hiến của người trẻ hiện nay

– Giới thiệu sang tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long: Một tác phẩm sáng tác năm 1970 chứa đựng những giá trị sâu sắc về sự cống hiến thầm lặng trước cuộc đời thông qua vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm

II. Thân bài

1. Nhân vật anh thanh niên

a. Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống

– Xuất hiện trong lời giới thiệu của ông lại xe: đó là một trong những người cô độc nhất thế gian, thèm người.

– Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.

– Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù.

⇒ Nghệ thuật miêu tả gián tiếp, trực tiếp được sử dụng để khắc họa hoàn cảnh sống thật đặc biệt: cô đơn, vắng vẻ của anh thanh niên

– Nơi ở và cách sống, cách sinh hoạt:

+ Nơi ở: sạch sẽ với chiếc giường con, một bàn học, một giá sách.

+ Cách sống, cách sinh hoạt: Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách.

⇒ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả nhằm khắc họa nơi ở giản dị nhưng ngăn nắp, gọn gàng cùng cách sống rất đẹp của anh thanh niên

b. Công việc và suy nghĩ về công việc, về mọi người

– Công việc của anh thanh niên:

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

+ Công việc hằng ngày của anh là: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động địa chất dự vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu

⇒ Nghệ thuật liệt kê, kể, miêu tả => công việc của anh là một công việc đòi hỏi sự chính xác cao, đó cũng là một công việc nhiều vất vả, gian khổ, đồng thời qua đó cũng bộc lộ anh thanh niên là người yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.

– Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc:

+ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.

+ Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc

⇒ Đây là những suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc và sâu sắc

– Khi anh suy nghĩ và nói về người khác:

+ Anh kể về ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn.

+ Anh khâm phục đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.

⇒ Anh nói về mọi người với một thái độ khiêm nhường, quý trọng những người lao động.

⇒ Anh thanh niên hiện lên chân thật, tận tụy, tin yêu cuộc sống.

2. Những nhân vật khác

a. Nhân vật ông hoạ sĩ già

– Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên

+ Xúc động mạnh.

+ Bối rối.

+ Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá

+ Ông muốn vẽ anh thanh niên

– Những điều ông nhận ra sau khi tiếp xúc với anh thanh niên

+ Nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời.

+ Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan.

⇒ Ông họa sĩ hiện lên là con người yêu mến, quý trọng những người lao động

b. Nhân vật cô kĩ sư

– Cảm xúc của cô kĩ sư khi tiếp xúc với anh thanh niên:

+ Trước một người giàu lí tưởng như anh thanh niên, cô kĩ sư thấy bàng hoàng và sự hàm ơn khó tả, khi nhận lại chiếc khăn tay, cô đỏ bừng mặt

+ Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, cô càng tin vào quyết định của mình

⇒ Cô kĩ sư hiện lên là một người trẻ trung, kín đáo, giàu khao khát, lí tưởng

III. Kết bài

– Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

– Suy nghĩ bản thân về sự cống hiến của con người trước cuộc đời

IV. Dàn ý Đóng vai nhân vật cô kĩ sư trẻ của truyện Lặng lẽ Sa Pa kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sapa bằng lời của cô gái.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh gặp gỡ

Xe dừng bánh tại Sa Pa để nghỉ trưa, bác lái xe hứa sẽ giới thiệu một anh thanh niên cho tôi và bác họa sĩ.

Anh “thèm người” tới nỗi chắn cây ngang đường cho xe khách dừng lại để có cơ hội được nghe thấy tiếng người và được trò chuyện trong giây lát.

b. Cuộc gặp gỡ

Bước chân tới đỉnh Yên Sơn, tôi ngạc nhiên bởi không gian tràn ngập sắc hoa rực rỡ và anh thanh niên đang ôm một bó hoa thật to, mỉm cười nhìn chúng tôi. Bó hoa đó để kỉ niệm cho lần gặp gỡ tình cờ mà long trọng này, trong 4 năm đây là đoàn thứ 2 thăm anh và tôi là cô gái thứ nhất từ Hà Nội.

Anh mời chúng tôi vào nhà. Một không gian không lớn nhưng sạch sẽ và gọn gàng, đủ biết chủ nhân là con người có nếp sống ngăn nắp và khoa học.

Những tâm sự chân thành của anh, tâm sự về công việc, về sự cô đơn mà anh từng nghĩ đến, về lẽ sống và lí tưởng sống anh đã chọn, cả câu chuyện về ông kỹ sư vườn rau hay đồng chí nghiên cứu bản đồ sét.

Có lẽ những ấn tượng quá sức sâu sắc về anh khiến bác họa sĩ già không ngừng hí hoáy với cây bút của mình. Anh đã tặng cho ông một tác phẩm ông hằng mong muốn và tặng cho tôi một bó hoa nào nữa của sự háo hức và mơ mộng.

Hình ảnh của anh, cuốn sách lời anh nói khiến tôi thấy rõ hơn cuộc đời cao đẹp của anh, của nhiều người lao động lặng thầm trong lòng Sapa này, và càng tin tưởng hơn con đường tôi đã chọn.

Tôi muốn tặng lại cho anh một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của anh. Chiếc khăn sẽ kỉ niệm 30 phút ngắn ngủi nhưng đáng nhớ này. Vậy nhưng trong giờ phút chia tay, có lẽ không hiểu được tấm chân tình tôi gửi lại, anh trả cho tôi chiếc khăn và không quên nói lời chào. Làm sao để anh nhớ về tôi đây?

c. Lúc chia tay

Sau khi trao cho chúng tôi một giỏ trứng ăn đường, anh vội vã quay về và mất hút trong núi rừng Sapa. Anh xuất hiện đột ngột như một cơn gió rồi biến mất vào mây nhưng những gì anh để lại không mờ nhạt chút nào.

3. Kết bài

Khái quát lại câu chuyện và nêu cảm nghĩ.

V. Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa pa”

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa và nhân vật anh thanh niên.

2. Thân bài

a. Cuộc sống của anh thanh niên

Là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao.

Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa.

Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả.

Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng.

b. Cảm nghĩ về nhân vật

Anh là một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao.

Mặc dù sống trong điều kiệu thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng anh thanh niên luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn.

Anh là tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần hăng say lao động, xây dựng nước nhà mà thế hệ sau này cần học tập và noi theo.

Đức tính giản dị, khiêm tốn của anh đáng ngưỡng mộ dù ở bất cứ thời điểm nào.

Ở anh còn là tinh thần lạc quan, lòng yêu đời sâu sắc, tha thiết với cuộc sống.

→ Ở anh tồn tại nhiều đức tính tốt đẹp, đại diện cho con người thế hệ mới, còn là hình ảnh biểu tượng cho giới trẻ, những con người âm thầm cống hiến cho đất nước.

3. Kết bài

Khái quát lại nhân vật anh thanh niên và liên hệ bài học.

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post