Chia sẻ những tip thiết thực

Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.

Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ở phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muồi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định song nhìn chung còn kém phát triển và ở trạng thái phân tán.

Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:

Thứ nhất: Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị – xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc và là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của dân tộc.

Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt, là địa bàn sinh tồn và phát triển của cộng đồng dân tộc. Khái niệm lãnh thổ bao gồm cả vùng đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia dân tộc và thường được thể chế hoá thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia dân tộc.

Có sự quản lý của một nhà nước, nhà nước – dân tộc độc lập.

– Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm công cụ giao tiếp trong xã hội và trong cộng đồng (bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết).

Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc. Đối với các quốc gia có nhiều tộc người thì tính thống nhất trong đa dạng văn hóa là đặc trưng của nền văn hoá dân tộc.

Thứ hai: Dân tộc – tộc người (ethnies). Ví dụ dân tộc Tày, Thái, Ê Đê… ở Việt Nam hiện nay.

Theo nghĩa này, dân tộc là cộng đồng người được hình thành lâu dài trong lịch sử và có ba đặc trưng cơ bản sau:

– Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tộc người vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộc người không còn ngôn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ khác làm công cụ giao tiếp.

– Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể ở mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó. Lịch sử phát triển của các tộc người gắn liền với truyền thống văn hóa của họ. Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.

– Ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Đặc trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình; đó còn là ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người dù cho có những tác động làm thay đổi địa bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hóa… Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người.

Ba tiêu chí này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển. Đồng thời căn cứ vào ba tiêu chí này để xem xét và phân định các tộc người ở Việt Nam hiện nay.

Trong một quốc gia có nhiều tộc người, căn cứ vào số lượng của mỗi cộng đồng, người ta phân thành tộc người đa số và tộc người thiểu số. Cách gọi này không căn cứ vào trình độ phát triển của mỗi cộng đồng.

Như vậy, khái niệm dân tộc cần phải được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Thực chất, hai vấn đề này tuy khác nhau nhưng lại gắn bó rất mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau.

Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc

Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I.Lênin phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc.

Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập. Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập.

Xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc.

Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa; do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng này diễn ra với những biểu hiện rất đa dạng và phong phú.

Xu hướng này thể hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức nhằm xóa bỏ ách đô hộ của thực dân đế quốc, khẳng định quyền tự quyết dân tộc; hoặc đấu tranh để thoát khỏi sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc; hoặc đấu tranh để thoát khỏi tình trạng bị đồng hóa cưỡng bức của các dân tộc nhỏ dưới ách áp bức của các nước tư bản chủ nghĩa. Ví dụ phong trào này đã diễn ra mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỷ XX và kết quả là khoảng 100 quốc gia đã giành được độc lập dân tộc.

Ngày nay, xu hướng xích lại gần nhau thể hiện ở sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, về chính trị, văn hóa, quân sự… để hình thành các hình thức liên minh đa dạng, như liên minh khu vực: ASEAN, EU…

—————————————

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc về dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muồi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định song nhìn chung còn kém phát triển và ở trạng thái phân tán..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng – Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post