Chia sẻ những tip thiết thực

Kết bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi

Mỗi bài văn sẽ có một cách kết bài khác nhau giúp các em thu hút người đọc, đồng thời nó cũng giúp các em đạt điểm tuyệt đối ở phẩn kết bài. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các em mẫu kết bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi sao cho vừa ngắn gọn mà lại đầy đủ nội dung.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 1

Nước Đại Việt ta” như bản hoan ca về đất nước, con người phương Nam. Lòng tự hào về truyền thống dân tộc cùng ngòi bút tài năng đã giúp Nguyễn Trãi viết nên những vần thơ sắc bén và lập luận chính xác, thuyết phục như thế. Qua đoạn trích, em thêm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc mình, quyết tâm học tập để xứng đáng với sự hi sinh của cha ông cho hoà bình hôm nay.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 2

Với trình tự lập luận chặt chẽ, giọng văn đanh thép, sắc sảo, Nước Đại Việt ta xứng đáng là áng văn chính luận, bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Đằng sau giọng văn hùng hồn, dẫn chứng chân thực là một lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của Nguyễn Trãi.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 3

Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát. Đoạn vãn ấy có sức khái quát rất cao: biến những gì đã xảy ra thành những quy luật vận hành. Người thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận chiều hay ngược chiều với nó. Khép lại đoạn văn bằng hai câu “Việc xưa xem xét – Chứng cớ còn ghi”, Nguyễn Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành khách quan, biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó. Bể nổi của lời văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thấm thía một đạo lí, một tư tưởng, một lẽ phải làm người: nhân nghĩa.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 4

Đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập không chỉ bởi nội dung của bài Cáo mà còn bởi sức thuyết phục của nghệ thuật lập luận chặt chẽ, mạch lạc, logic; chứng cứ hùng hồn, lí lẽ sắc bén. Hào khí chiến thắng, niềm tự hào dân tộc như căng tràn trong từng câu chữ, những nhịp điệu tiết tấu của âm biền ngẫu tạo thành một sự cộng hưởng ngân vang, dồn dập, có sức lay động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc… Tất cả đã làm nên sức thành công của đoạn trích và toàn bộ tác phẩm, xứng đáng với danh hiệu: áng thiên cổ hùng văn, tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 5

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 6

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi chính là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, ta càng thấy được Nguyễn Trãi đã lập luận một cách chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, nêu lên được hào khí dân tộc, khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Đại Việt ta.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 7

Tác giả đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt. Đó là nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ rõ ràng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Văn hiến nghĩa là gốc dùng để chỉ sách vở, chỉ người hiền tài; nghĩa khái quát là nền văn hóa, văn minh của một quốc gia, dân tộc. Dựa trên những yếu tố này, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm đầy đủ được người đời sau đánh giá là kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. Sơ với thời Lí, học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Quan niệm về quốc gia, dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu qua hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Đến Bình Ngô đại cáo, thêm ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Ông khẳng định mạnh mẽ điều mà kẻ xâm lược phương Bắc luôn tìm cách phủ định là nước Nam không có nền văn hiến.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 8

Có thể nói, đoạn văn bản “Nước Đại Việt ta” đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phấn đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.

Mẫu kết bài Nước Đại Việt ta số 9

Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (68 bình chọn)