Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 6

Giáo án môn Vậy lý 6

Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 6: Lực – Hai lực cân bằng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Chỉ ra được ví dụ về lực đẩy, lực kéo, chỉ ra được phương và chiều của lực

Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng

2. Kĩ năng: Làm được các TN ở SGK

3. Thái độ: Hs tích cực, tập trung trong học tập

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Một xe lăn, một lò xo tròn, một lò xo mềm dài khoảng 10cm, một quả gia trọng bằng sắt, một cái giá kẹp để giữ lò xo.

2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ SGK

III/ Giảng dạy:

1. Ổn dịnh lớp:(1 phút)

2. Kiểm tra: (5 phút)

Bài cũ:

GV: Em hãy nêu phần “ghi nhớ” bài” Khối lượng – đo khối lượng”?

HS: Trả lời

GV; Nhận xét, ghi điểm

Sự chuẩn bị của hs cho bài mới:

3. Tình huống bài mới: Nêu tình huống như ghi ở SGK

4. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về lực (13 phút)

GV: Bố trí TN như hình 6.1SGK

HS: quan sát

GV: Em hãy nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo?

HS: Xe tác dụng vào lò xo, lò xo cũng tác dụng lại xe một lực

GV: Em thấy lò xo như thế nào?
HS; Biến dạng

GV: Bố trí TN như hình 6.2 SGK

HS: Quan sát

GV: Hãy nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe khi kéo xe dãn ra?

HS: Lò xo tác dụng lên xe một lực bằng lực xe tác dụng lên lò xo

GV; Hướng dẫn hs làm TN như hình 6.3 SGK

GV: Em hãy nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả cầu?

HS: Trả lời

GV: Hãy chọn từ trong khung để điền vào chỗ trống đó?

HS:Lên bảng thực hiện

GV: Qua bài này ta rút được kết luận gì?

HS; Nêu kết luận

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phương và chiều của lực:(5 phút)

GV: Để hiểu rõ phương và chiều của lực ta làm lại TN hình 6.1 và 6.2 sgk

HS: Quan sát TN

GV: Hãy xác định phương và chiều của lực do lò xo tác dụng lên xe lăn?

HS: trả lời

GV: Hãy xác định phương và chiều của lực do NC tác dụng lên quả nặng?

HS: Phương song song với trục cuả nam châm, chiều từ trái sang phải

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu hai lực cân bằng: (5 phút)

GV: Quan sát hình 6.4 và hãy dự đoán xem sợi dây dịch chuyển như thế nào nếu đội trái mạnh hơn đội phải , đội phải mạnh hơn đội trái, hai đội bằng nhau?

HS: Trả lời

GV: Hãy xác định phương và chiều của lực mà hai đội tác dụng vào dây?

HS: Cùng phương nhưng lực ngược nhau

GV: Treo bảng phụ đã kẻ sẵn câu C8 lên bảng và gọi hs lên bảng thực hiện

HS: thực hiện

HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu bước vận dụng: (10 phút )

GV: Hãy quan sát hình 6.5 và hãy điền vào chỗ trống từ thích hợp?

HS: Lực đẩy

GV: Hãy quan sat hình 6.6 và hãy điền vào chỗ trống thích hợp?

HS: lực kéo

GV: Hãy tìm 1 ví dụ về hai lựccân bằng?
HS: Quyển sách đặt trên bàn quả bóng đang treo.

I/ Lực:

1.Thí nghệm:

C1: Lò xo tác dụng trở lại xe một lực bằng lực đẩy xe cho lò xo ép lại

C2: Lò xo tác dụng lên xe một lực bằng lực xe tác dụng tác lên lò xo

C3: Nam châm tác dụng lên quả nặng một lực bằng lực quả nặng tác dụng lên nam châm

C4: (1) : Lực đẩy

(2) Lực ép

(3) Lực kéo

(4) Lục kéo

(5) Lực hút

2.Kết luận: (SGK )

II/ Hai lực cân bằng:

C6: Dây chuyển động sang trái nếu đội trái mạnh hơn, dây chuyển động sang phải nếu đội phải mạnh hơn, dây đứng yên nêu hai đội bằng nhau

III/ Vận dụng:

C8:

(1) Cân bằng

(2) Đứng yên

(3) Chuều

(4) Phương

(5) Chiều

C9: a. Lực đẩy

b.Lực kéo

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post