Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 4

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 4: Mô bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Hiểu được định nghĩa mô.

– Kể được các loại mô chính và chức năng của chúng.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– GV: Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào và bảng 3.2 SGK trang 12.

– HS: kẻ bảng 3.2/SGK

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

1/ Hãy cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào?

2/ Hãy chứng minh trong tế bào có các hoạt động sống?

3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

? Hãy kể tên các tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? HS kể. Trong cơ thể có rất nhiều tế bào tuy nhiên xét về chức năng người ta xếp những tế bào có nhiệm vụ giống nhau vào một nhóm và gọi là “mô”. Vậy, trong cơ thể có những loại mô nào? Chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào?

– HS lắng nghe và đưa ra nhận xét.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu khái niệm mô

a) Mục tiêu: Hiểu được định nghĩa mô.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

– Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Thử giải thích vì sao trong cơ thể có những tế bào có hình dạng khác nhau?

– GV giải thích thêm: Trong quá trình phát triển của phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành nên những cơ quan khác nhau để thực hiện những chức năng khác nhau.

– Vậy, thế nào là mô?

– GV bổ sung: Trong cấu trúc mô, ngoài các tế bào còn có yếu tố không phải là tế bào gọi là phi bào.

? Vậy, trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Cấu tạo và chức năng của chúng có gì đặc biệt? Ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.

– HS trả lời theo ý hiểu.

– Hs lắng nghe.

– HS trả lời theo ý hiểu.

I. Khái niệm mô

– Mô là một tập hợp tế bào chuyển hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định.

– Mô gồm tế bào và phi bào.

HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu các loại mô

a) Mục tiêu: Sự đa dạng môi trường sống

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

– Giới thiệu 4 loại mô. HS ghi nhớ.

– GV cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập đã chuẩn bị.

– GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phiếu học tập. Gọi 1-2 HS đọc lại phiếu đã hoàn thiện.

– GV đánh giá, bổ sung hoàn thiện kiến thức.

– Gọi 1 – 3 HS đọc kết luận chung

=> HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, trình bày. Lớp trao đổi, hoàn thiện.

2. Các loại mô:

– Có 4 loại mô: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

– Bảng các loại mô: (Phần phụ lục)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10′)

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể

B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng

C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau

D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau

Câu 2. Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin

B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước

C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết

D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng

Câu 3. Máu được xếp vào loại mô gì?

A. Mô thần kinh

B. Mô cơ

C. Mô liên kết

D. Mô biểu bì

Câu 4. Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại?

A. Mô máu

B. Mô cơ trơn

C. Mô xương

D. Mô mỡ

Câu 5. Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô?

A. 5 loại

B. 4 loại

C. 3 loại

D. 2 loại

Câu 6. Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ có một nhân

B. Có vân ngang

C. Gắn với xương

D. Hình thoi, nhọn hai đầu

Câu 7. Nơron là tên gọi khác của

A. tế bào cơ vân.

B. tế bào thần kinh.

C. tế bào thần kinh đệm.

D. tế bào xương.

Câu 8. Khi nói về sự tạo thành xináp, nhận định nào dưới đây là đúng?

1. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác

2. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi trục của nơron khác

3. Được tạo thành giữa đầu mút sợi nhánh của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác

4. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron với cơ quan phản ứng

A. 1, 4

B. 1, 3, 4

C. 2, 3

D. 2, 4

Câu 9. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?

A. Mô cơ

B. Mô thần kinh

C. Mô biểu bì

D. Mô liên kết

Câu 10. Trong cơ thể người có mấy loại mô chính?

A. 5 loại

B. 2 loại

C. 4 loại

D. 3 loại

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:

+ Mô sụn và mô xương xốp có những đặc điểm gì? Nó nằm ở bộ phận nào của cơ thể?

+ Mô sợi thường thấy ở bộ phận nào của cơ thể?

+ Mô xương cứng có vai trò như thế nào trong cơ thể?

+ Tại sao khi ta muốn tim dừng lại mà không được, nó vẫn đập bình thường.

GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao ta có thể chủ động co duỗi cơ bắp tay nhưng khi ruột co thắt gây đau ta lại không thể tự điều chỉnh được?

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời.

+ Mô sụn: gồm 2-4 tế bào tạo thành nhóm lẫn trong chất đặc cơ bản, có ở đầu xương.

+ Mô xương xốp: có các nan xương tạo thành các ô chứa tủy -> có ở đầu xương chứa sụn. ->  Tạo nên các ống xương đặc biệt là xương ống

+ Mô cơ tim hoạt động không theo ý muốn.

– Vì cơ cánh tay là cơ vân, gắn với xương hoạt động theo ý muốn, còn cơ thành ruột là cơ trơn hoạt động không theo ý muốn.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.
  • Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.

3. Thái độ: Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Hình cấu tạo các loại mô

2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài mới vào vở bài tập

III. Tiến trình bài giảng.

1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

*Câu 1: Cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào?

* Đặt vấn đề: Hãy kể tên các tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? HS kể. Trong cơ thể có rất nhiều tế bào tuy nhiên xét về chức năng người ta xếp những tế bào có nhiệm vụ giống nhau vào một nhóm và gọi là “mô”. Vậy, trong cơ thể có những loại mô nào? Chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào?

3. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao trong cơ thể có những tế bào có hình dạng khác nhau?

HS trả lời

GV giải thích thêm: Trong quá trình phát triển của phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành nên những cơ quan khác nhau để thực hiện những chức năng khác nhau.

Vậy, thế nào là mô?

HS trả lời, GV bổ sung: Trong cấu trúc mô, ngoài các tế bào còn có yếu tố không phải là tế bào gọi là phi bào.

Vậy, trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Cấu tạo và chức năng của chúng có gì đặc biệt?

GV: Giới thiệu 4 loại mô. HS ghi nhớ.

GV cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập đã chuẩn bị.

HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, trình bày. Lớp trao đổi, hoàn thiện.

GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phiếu học tập. Gọi 1-2 HS đọc lại phiếu đã hoàn thiện.

GV đưa thêm một số câu hỏi:

+ Tại sao máu lại được gọi là mô liên kết lỏng?

+ Mô sụn và mô xương xốp có những đặc điểm gì? Nó nằm ở bộ phận nào của cơ thể?

+ Mô sợi thường thấy ở bộ phận nào của cơ thể?

+ Mô xương cứng có vai trò như thế nào trong cơ thể?

+ Giữa mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim có những đặc điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng như thế nào?

+ Tại sao khi ta muốn tim dừng lại mà không được, nó vẫn đập bình thường?

HS hoạt động, trả lời các câu hỏi. GV đánh giá, bổ sung hoàn thiện kiến thức.

I. Khái niệm mô

– Mô là một tập hợp tế bào chuyển hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định.

– Mô gồm tế bào và phi bào.

II. Các loại mô:

– Có 4 loại mô: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

– Bảng các loại mô: (Phần phụ lục)

—————————————-

Trên đây Tip.edu.vnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 4: Mô theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post