Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo các môn

Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo các môn: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin Học, Đạo Đức, Mĩ thuật,….với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng bao gồm các bài giảng chi tiết thuộc chương trình lớp 3 sách Chân trời sáng tạo, giúp các thầy cô dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giảng dạy năm học mới.

Xem chi tiết:

  • Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo

Đang cập nhật thêm các môn

Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

– Đối với học sinh: 3 thẻ trăm, 3 thành chục và 5 khối lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

– GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ :

+ Nhiệm vụ 1 : Đếm từ 1 đến 10

+ Nhiệm vụ 2 : Đếm theo chục từ 10 đến 100

+ Nhiệm vụ 3 : Đếm theo trăm từ 100 đến 1000

– GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

II. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàng

a. Mục tiêu:

– HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.

– Biết được giá trị cấu tạo của các chữ số

b. Cách thức thực hiện

*Mối quan hệ giữa nghìn – trăm – chục – đơn vị.

– GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu:

+ Đếm theo đơn vị: Đếm 10 khối lập phương – gắn vào tạo thành 1 chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục và viết vào bảng con: 10 đơn vị = 1 chục.

+ Đếm theo chục: đếm thanh 10 chục – gắn vào tạo thành 1 thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm và viết vào bảng con: 10 chục = 1 trăm.

+ Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm – gắn vào tạo thành 1 khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn và viết vào bảng con: 10 trăm = 1 nghìn.

– GV quan sát quá trình HS thực hiện, hướng dẫn cho các nhóm chưa rõ yêu cầu.

– GV gọi HS đứng dậy thực hiện, đánh giá, nhận xét.

*Giá trị của các chữ số trong một số

– GV đọc số: ba trăm hai mươi ba, yêu cầu HS ghi vào bảng con và nêu cấu tạo của số 323.

– GV giới thiệu: “Đây là số có ba chữ số”. Số có ba chữ số ta gọi là số trăm. Ví dụ với số 323 ta có: chữ số 3 ở cột tăm có giá trị là 300 ( gắn ba thẻ 100 lên bảng lớp), chữ số 2 ở cột chục có giá trị là 20 (gắn hai thẻ 10 lên bảng lớp), chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 3 (gắn ba thẻ 1 lên bảng lớp). Như vậy: 323 = 300 + 20 + 3

Hoạt động 2. Thực hành nêu giá trị các chữ số của một số

a. Mục tiêu : HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được giá tị của các chữ số từ số đã cho.

b. Cách thức thực hiện :

– GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu học sinh:

+ Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 641, 830, 259.

+ Viết tổng thành số:

· 900 + 60 + 3

· 100 + 1

· 200 + 40 + 7

– Sau khi thảo luận, GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả.

– GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3. Sắp xếp các số theo thứ tự

a. Mục tiêu : Thông qua trò chơi, HS phân biệt được các số lớn và bé để sắp xếp các số theo thứ tự đúng.

b. Cách thức thực hiện :

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”

– GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm học sinh, mỗi nhóm bốn bạn thực hiện hai nhiệm vụ:

+ Mỗi bạn trong nhóm viết một số theo yêu cầu của GV. Ví dụ: Viết số tròn chục có ba chữ số.

+ Mỗi nhóm sắp xếp bốn số vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay khen thưởng.

– Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra kết quả hai đội và công bố đội dành chiến thắng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập 1.Làm theo mẫu

– GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động nhóm 4

– GV quan sát quá trình HS làm bài.

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm/ hàng).

– GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng

Bài tập 2. Số

– GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động nhóm 2

– GV quan sát quá trình HS làm bài.

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm/ dãy số), khuyến khích HS nói cách làm.

– GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng

Bài tập 3. Số

– GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động cá nhân

– GV quan sát quá trình HS làm bài.

– GV gọi 2 HS trình bày (mỗi HS/ tia số), khuyến khích HS nói cách làm.

– GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng

Bài tập 4. Câu nào đúng, câu nào sai?

– GV lần lượt đọc từng ý, sau đó HS giơ bảng biểu quyết (Đ/S), GV yêu cầu HS giải thích câu trả lời của mình.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

a. Sai (vì số 621 có 600, 2 chục và 1 đơn vị)

b. Đúng c. Đúng

*CỦNG CỐ

– GV dán các thẻ số: 3, 2, 4 lên bảng. GV gọi lần lượt HS đứng dậy đọc một số có ba chữ số được tạo từ 3 số đã cho. Khi tạo đủ các số có ba chữ số từ 3 số đã cho, GV yêu cầu HS sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần.

– GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

– GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS.

– HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ:

+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

+ 10, 20, 30, 40, 50, …100

+ 100, 200, 300, 400,…1000

– HS tập trung lắng nghe

– HS hình thành nhóm có 4 người, lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện.

– HS đứng dậy thực hành trước lớp

– HS lắng nghe câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng

– HS tập trung lắng nghe.

– HS bắt cặp, thảo luận, tìm ra câu trả lời:

+ Viết số thành tổng:

· 641 = 600 + 40 + 1

· 630 = 600 + 30 + 0

· 259 = 200 + 50 + 9

+ Viết tổng thành số:

· 900 + 60 + 3 = 963

· 100 + 1 = 101

· 200 + 40 + 7 = 247

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe luật chơi, xung phong chơi trò chơi.

– HS lắng nghe GV công bố kết quả

– HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm

– Đại diện nhóm trả lời

– HS tập trung lắng nghe

– HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi tìm hiểu bài, tìm cách làm.

– HS trình bày kết quả

– HS tập trung lắng nghe

– HS đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, tìm hiểu bài, tìm cách làm.

– HS trình bày kết quả

– HS tập trung lắng nghe

– HS lắng nghe câu hỏi, giơ tay trả lời

– HS lắng nghe

– HS xung phong trả lời

– HS tập trung lắng nghe

– HS tập trung lắng nghe.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1. CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT

(Đọc: Chiếc nhãn vở đặc biệt tiết 1 – 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

– Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới, nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng đọc phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học. Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè, tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới.

– Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được: Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.

2. Năng lực

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giừ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo : HS đưa ra các phương na strar lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

– Năng lực riêng : Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ bạn trong học tập.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học : Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

– Đối với GV:

+ Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới

+ Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó, câu dài và đoạn từ Chị Hai rủ tôi… hiện lên.

+ Mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.

+ Hình ảnh sơ đồ trò chơi Vui đến trường phóng to (nếu có)

– Đối với HS :

+ Sách, vở, dụng cụ học tập

+ Sách có truyện về trường học và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm về chủ đề, tạo tâm thế hứng thú trước khi bước vào tiết học.

b. Cách thức thực hiện:

– GV giới thiệu tên chủ đề và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Vào năm học mới.

– GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Nói với bạn những việc em chuẩn bị cho năm học mới?

– GV mời đại diện 2 – 3 cặp chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, giới thiệu bài mới.

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

1. ĐỌC

1.1. Đọc và trả lời câu hỏi

1.1.1. Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được thành tiếng, câu, đoạn trong bài, phân biệt được giọng của nhân vật.

b. Cách thức thực hiện:

– GV đọc mẫu theo giọng nhân vật cho HS lắng nghe (người dẫn truyện thong thả, vui tươi; giọng chị Hai đoạn 1 tâm trạng háo hức, đoạn 4 giọng trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi).

– GV gọi 4 HS đứng tại chỗ đọc bài (mỗi HS đọc 1 đoạn), khuyến khích HS đọc to, rõ ràng từng từ, câu, đoạn.

– GV hướng dẫn HS cách đọc từ khó: reo, náo nức…

– GV giải thích nghĩa một số từ:

· Thơm dịu: Mùi thơm có cảm giác dễ chịu

· Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì

– GV chỉ ra các câu dài, hướng dẫn cách ngắt nghỉ:

· Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới thơm dịu/ khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường.//

· Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/xinh như một đám mây nhỏ,/tôi thích quá,/ liền nói://…

– GV gọi một số HS đứng dậy luyện đọc câu dài

1.1.2. Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài đọc trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

b. Cách thức thực hiện:

– GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS) trả lời câu hỏi 1, 2, 3:

+ Câu 1. Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào?

+ Câu 2. Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới ?

+ Câu 3. Theo em, vì sao bạn nhỏ mong ước đến lớp ngay ?

– GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời.

– GV đặt câu hỏi khuyến khích HS chia sẻ: Em ước mong những gì ở năm học mới?

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án đúng dựa trên câu trả lời đúng của các nhóm.

– GV đưa ra nội dung bài học: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè, tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới.

– HS tập trung, chú ý lắng nghe

– HS bắt cặp, trao đổi: mua sách vở mới, quần áo, ba lô, đồ dùng học tập..

– HS trình bày trước lớp

– HS tập trung lắng nghe.

– HS lắng nghe GV đọc bài, tập trung phân biệt các giọng đọc của nhân vật.

– HS đọc lại bài to, rõ ràng

– HS lắng nghe và đọc theo

– HS lắng nghe và ghi nhớ

– HS lắng nghe và tập đọc ngắt đúng nhịp.

– HS hình thành nhóm, đọc bài và thảo luận trả lời câu hỏi:

+ C1. Sắp đến năm học mới, hai chị em cảm thấy háo hức.

+ C2. Những việc hai chị em đã làm chuẩn bị cho năm học mới: mua sách vở, bọc sách vở, viết nhãn vở.

+ C3. Vì muốn khoe với bạn chiếc nhãn vở tự viết, vì muốn gặp lại thầy cô và bạn bè.

– HS tự nguyện xung phong chia sẻ

– HS trình bày và chăm chú lắng nghe GV nhận xét

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

1.1.3. Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.

b. Cách thức thực hiện:

– GV hướng dẫn HS đọc phân vai : người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ.

– GV đọc mẫu, sau đó cho HS phân vai thực hiện.

1.2. Đọc mở rộng – Đọc một truyện về trường học

1.2.1. Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: Giúp HS cảm thấy thích thú khi ghi lại những điều mình thích từ quyển sách đã đọc.

b. Cách thức thực hiện:

– GV yêu cầu HS nhớ lại truyện đã đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,…) về trường học và viết vào Phiếu đọc sách.

– GV khuyến khích HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.

1.2.2. Chia sẻ phiếu đọc sách

a. Mục tiêu:

b. Cách thức thực hiện:

– GV chia lớp thành nhóm 4, các thành viên chia sẻ phiếu đọc sách cho nhau (tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện…)

– GV khuyến khích HS chia sẻ phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán vào phiếu đọc sách vào góc sản phẩm của lớp.

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp.

– HS xác định giọng đọc các vai

– HS phân vai và thực hành

– HS nhớ và ghi truyện đã đọc vào phiếu đọc sách.

– HS lên ý tưởng trang trí phiếu đọc sách.

– HS chia sẻ phiếu đọc sách cho các thành viên trong nhóm, chia sẻ nội dung..

– HS dán phiếu đọc sách lên góc sản phẩm.

– HS chăm chú lắng nghe

Soạn bài Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

Khởi động

Chia sẻ với bạn: Em đã chuẩn bị những gì cho năm học mới?

Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Em đã chuẩn bị cho năm học mới những điều sau:

– Các dụng cụ học tập: sách vở, bút thước, chì màu, cặp sách, đồng phục…

– Các kiến thức: ôn tập lại các bài học ở lớp 2, đọc trước các bài đọc ở lớp 3…

– Các kĩ năng: tự chuẩn bị sách vở, tự đi bộ đến trường, tự mình sửa soạn trang phục đến lớp…

Khám phá và luyện tập

Đọc trang 10 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Chiếc nhãn vở đặc biệt

1. Sáng Chủ nhật, chị Hai lật tờ lịch, nói như reo:

– Một tuần nữa là đến năm học mới rồi!

Tôi cũng thấy háo hức. Một tuần nữa thôi, tôi sẽ được gặp lại các bạn. Mấy tháng hè ở nhà, tôi nhớ những người bạn thân thương quá đi thôi!

2. Từ tuần trước, ba mẹ đã đưa chị em tôi đi mua sách vở. Tôi mở một quyển sách, mùi giấy mới thơm dịu khiến tôi thêm náo nức, mong đến ngày tựu trường.

3. Chị Hai rủ tôi cùng bọc sách vở. Ngắm những quyển vở mặc áo mới, dán chiếc nhãn xinh như một đám mây nhỏ, tôi thích quá, liền nói:

– Năm nay, chị để em tự viết nhãn vở nhé! Chị Hai cười, đồng ý ngay.

Tôi hơi run khi cầm bút. Nhưng rồi tên trường, tên lớp, tên môn học,… cũng theo tay tôi mềm mại hiện lên.

4. Chị Hai nhìn chiếc nhãn vở, mỉm cười:

– Em viết đẹp hơn chị rồi!

Biết chị trêu nhưng tôi vẫn thấy vui. Lần đầu tiên tôi viết nhãn vở kia mà.

Giá được đến lớp ngay hôm nay nhỉ! Tôi sẽ khoe với các bạn chiếc nhãn vở đặc biệt này: nhãn vở tự tay tôi viết.

Nguyễn Thị Kim Hoà

– Giải nghĩa từ:

  • Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì đó.

Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

– Câu hỏi, bài tập:

1. Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào?

2. Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới?

3. Theo em, vì sao bạn nhỏ mong được đến lớp ngay hôm nay?

4. Em ước mong những gì ở năm học mới?

Hướng dẫn trả lời:

1. Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy: háo hức

2. Những việc hai chị em làm để chuẩn bị cho năm học mới:

– đi mua sách vở cùng ba mẹ

– bọc sách vở

– viết nhãn vở

3. Bạn nhỏ mong được đến lớp ngay hôm nay vì: muốn được khoe với các bạn chiếc nhãn vở mà mình tự tay viết.

4. Gợi ý:

– Em mong trong năm học mới mình sẽ có thêm nhiều bạn mới.

– Em mong trong năm học mới sẽ có thành tích học tập tiến bộ hơn lớp 2.

Câu 2: Đọc một truyện về trường học:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị:

Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.

Viết trang 12 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Ôn chữ hoa A, Ă, Â

– Viết từ: Chu Văn An

Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

– Viết câu:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dèo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

(Ca dao)

Luyện từ và câu trang 12 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Tìm 2 – 3 từ ngữ:

a. Chỉ môn học (M: âm nhạc)

b. Chỉ đồ dùng học tập (M: sách, vở)

c. Chỉ gộp đồ dùng học tập (M: sách vở)

d. Chỉ hoạt động học tập (M: đọc sách)

Câu 2: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở Bài tập 1

a. Giới thiệu 1 môn học

M: Âm nhạc là môn học em yêu thích.

b. Nhận xét về một đồ dùng học tập

M: Sách vở của em còn thơm mùi giấy mới

c. Nói về một hoạt động học tập

M: Em đọc sách ở thư viện

Vận dụng

Chơi trò chơi Vui đến trường:

– Tìm đường đến trường:

Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

– Nói về một đồ vật em thấy trên đường đến trường

Hướng dẫn trả lời:

– Cách 1:

  • Đường đi:

Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

  • Đồ vật trên đường đến trường: quả địa cầu, xe ô tô, chong chóng, bút mực, thước kẻ, cặp sách (balo)

– Cách 2:

  • Đường đi:

Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

  • Đồ vật trên đường đến trường: kẹo mút, quyển vở, quả bóng, cái kẹo, bút mực, thước kẻ, cặp sách

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo

Chủ đề 1: TRƯỜNG EM

Bài 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ

(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

– Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

– Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.

– Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.

– Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.

2. Năng lực.

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.

– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

– Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…

2. Đối với học sinh.

– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* GV dẫn dắt vấn đề:

II. KHÁM PHÁ.

HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá một số hình thức trang trí chữ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

– GV cho HS sinh hoạt đầu gờ.

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

– Nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí.

– Đọc được tên một số màu thứ cấp.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tạo cơ hội cho HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và tổ chức cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Giới thiệu một số mẫu chữ đã được tang trí.

– Nêu câu hỏi, khuyến khích HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Em ấn tượng với mẫu chữ nào?

+ Chữ đó có các nét đều hay nét thanh, nét đậm.

+ Các chữ được trang trí như thế nào?

+ Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ?

+ Màu nào được pha từ hai màu cơ bản?

+ Em đã thấy kiểu chữ trang trí được sử dụng ở đâu?

– Giới thiệu thêm các mẫu chữ đã được trang trí trên báo, tạp chí hoặc đồ vật để HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ.

– Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ cách pha trộn từng cấp màu cơ bản để tạo ra cách màu mới.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát được một số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ ở hoạt động 1.

– HS sinh hoạt.

– HS cảm nhận.

– HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.

– HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ.

– HS nhắc lại và ghi nhớ.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

III. KIẾN TẠO KIẾN THỨC KĨ NĂNG:

HOẠT ĐỘNG 2: Cách pha màu thứ cấp.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu thứ cấp.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Khuyến khích HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 7, thảo luận để biết cách pha các màu thứ cấp.

– Hướng dẫn HS cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Tên các màu cơ bản đã học là gì…?

+ Màu đỏ trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…?

+ Màu đỏ trộn với màu vàng sẽ tạo được màu gì…?

+ Màu vàng trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…?

* Tóm tắt để HS ghi nhớ.

– Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là màu thứ cấp.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát hình minh họa để biết cách pha các màu, và cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp ở hoạt động 2.

* Củng cố, dặn dò.

– HS chuẩn bị tiết sau.

– HS tìm hiểu và ghi nhớ.

– HS quan sát hình minh họa trong SGK.

– HS pha trộn màu.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

* HS ghi nhớ.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS ghi nhớ.

Bổ sung: ……………………………………………………………………………………

GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 3 (Chân Trời Sáng Tạo)

Khối lớp 3. GVBM:………………………..

Thứ……ngày……tháng…..năm 20…..

Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: )

Ngày giảng:……/……/……./20……

Chủ đề 1: TRƯỜNG EM

Bài 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ

(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

– Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

– Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.

– Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.

– Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.

2. Năng lực.

* Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo; Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt:

– Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.

– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

– Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…

2. Đối với học sinh.

– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* GV dẫn dắt vấn đề:

IV. LUYỆN TẬP SÁNG TẠO.

HOẠT ĐỘNG 3: Trang trí tên riêng của em.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

– GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

– Tổ chức cho HS hát, chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

– Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp.

– Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp cua màu sắc thể hiện trong bài vẽ.

* Nhiệm vụ của GV.

– Hướng dẫn HS biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK, và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo.

– Hướng dẫn HS:

+ Lựa chọn kiểu chữ thường hoặc chữ in hoa và viết tên mình bằng nét chì.

+ Cách điệu chữ viết tên mình theo ý thích.

+ Lựa chọn các loại chấm, nét, hình và màu để trang trí cho các chữ viết tên mình.

– Khuyến khích HS sử dụng màu pha (thứ cấp) để có thêm nhiều lựa chọn về đậm, nhạt trrong khi trang trí chữ.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Em sẽ chọn kiểu chữ nào (nét đều, nét thanh, nét đậm,…) để viết tên.

+ Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào?

+ Em có ý tưởng trang trí chữ như thế nào?

+ Em sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ?

+ Em có muốn trang trí thêm cho hình nền không? Đó là những hình ảnh nào?Vì sao?

* Lưu ý:

– Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình.

– Những họa tiết trang trí trên, tên cần có sự liên quan đến với nhau.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích ở hoạt động 3.

– HS sinh hoạt.

– HS cảm nhận.

– HS thực hiện.

– HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý để sáng tạo.

+ HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

– HS thực hiện.

+ HS chọn kiểu chữ.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS ghi nhớ.

II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ.

HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về:

– Tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ.

– Các chấm, nét, hình trong trang trí chữ.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Hướng dẫn HS trưng sản phẩm.

– Khuyến khích HS:

+ Giới thiệu, trình bày bài vẽ với các bạn.

+ Nêu cảm nhận về các kiểu chữ, các chấm, nét, hình, màu trong bài vẽ đã thực hiện.

– Nêu câu hỏi để HS chia sẻ và thảo luận về màu sắc, độ đậm, nhạt và cách trang trí chữ trong bài vẽ.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao?

+ Kiểu chữ nào được sử dụng để trang trí trong bài vẽ.

+ Bạn đã sử dụng những màu thứ cấp nào để trang trí cho chữ viết tên mình?

+ Tên màu đỏ là gì? và màu nó được pha từ những màu nào?

+ Bạn nào có cách trang trí tự do?

+ Bài nào có sử dụng thống nhất giữa các hình trang trí và nội dung chữ?

+ Em thích nhất đặc điểm nào trong bài vẽ của em hoặc của bạn?

+ Em có ý tưởng gì về cách điều chỉnh để bài vẽ của em hoặc của bạn em hoàn thiện hơn,…

– Chỉ ra cho HS những sản phẩm có nội dung, màu sắc, cách phối hợp các sắc độ đậm, nhạt đẹp và sinh động, cách vẽ sáng tạo, độc nhất.

– Gợi mở cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã trưng bày sản phẩm và chia sẻ tên. Màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ ở hoạt động 4.

– HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

– HS trưng sản phẩm cá nhân, nhóm.

+ HS phát huy lĩnh hội.

– HS chia sẻ và thảo luận.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS ghi nhớ, phát huy lĩnh hội.

HS lắng nghe, ghi nhớ.

III. VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN.

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu các kiểu chữ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tổ chức cho HS quan sát và chỉ ra sự khác nhau về nét và màu thứ cấp của các chữ cái.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Yêu cầu HS quan sát các chữ cái ở hai hình trong SGK (trang 9).

– Nêu câu hỏi để HS chia sẻ về nét, màu sắc của các chữ cái.

– Giới thiệu thêm một số hình bảng hiệu và tên đầu báo có sử dụng kiểu chữ trang trí.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Các chữ số trong hình 1 và 2 có sự khác nhau như thế nào về hình dáng nét chữ?

+ Kiểu chữ có trong mỗi hình là gì?

+ Những màu thứ cấp nào có trong các bảng chữ cái đó?

* Tóm tắt HS ghi nhớ.

– Màu sẵc kết hợp với sự phong phú của hình dáng chữ thường được sử dụng để trang trí trong các sản phẩm mĩ thuật.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã tổ chức trưng bày sản phẩm và chia sẻ về tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ các chấm, nét, hình trong trang trí chữ ở hoạt động cuối.

* Củng cố, dặn dò.

– Chuẩn bị tiết sau.

– HS quan sát.

– HS quan sát.

– HS chia sẻ, trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

HS ghi nhớ.

– HS ghi nhớ.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

Hình thức đánh giá.

Phương pháp đánh giá.

Công cụ đánh giá.

Ghi chú.

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

Vấn đáp, kiểm tra miệng.

Phiếu quan sát trong giờ học.

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học.

Kiểm tra viết.

Thang đo, bảng kiểm.

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành.

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp.

III. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm….)

Bổ sung: ……………………………………………………………………………

  • Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
  • Giáo án Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức
  • Giáo án Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức
  • Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức (Học kì 1)

Trên đây là Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo. Giáo án có sẵn bản word để tải về. Việc xây dựng một giáo án hoàn chỉnh chính là nội dung mà các giáo viên bắt buộc phải thực hiện nhằm giúp tiết học đem lại hiệu quả cao, vì vậy, bài viết này, các bạn sẽ biết thêm được Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo gồm: Toán 3, tiếng Việt 3, Mĩ thuật 3 để lựa chọn sử dụng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Chúc thầy cô có những giáo án chất lượng nhất.

Xem thêm: Giải bài tập SGK lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo:

  • Toán lớp 3 CTST tập 1
  • Toán lớp 3 CTST tập 2
  • Tiếng Việt lớp 3 CTST tập 1
  • Tiếng Việt lớp 3 CTST tập 2
  • Tiếng Anh lớp 3 CTST
  • Đạo Đức lớp 3 CTST
  • Tự nhiên xã hội lớp 3 CTST
  • Tin học lớp 3 CTST
  • Âm nhạc lớp 3 CTST

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post