Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án lớp 2 Kết nối tri thức (09 môn)

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ các môn học là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức này gồm 9 môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng, cùng cách trình bày khoa học.

Thầy cô kéo xuống cuối bài viết, ấn vào nút “Tải về” để lấy đủ 9 môn (cả năm), các bài soạn này đều là các bài soạn mới nhất!

Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA A

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.

– Viết đúng câu ứng dựng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.

– Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

– Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A.

– HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

– Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

– GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

– GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.

+ Chữ hoa A gồm mấy nét?

– GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.

– GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

– YC HS viết bảng con.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

– Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

– GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa A đầu câu.

+ Cách nối từ A sang n.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

– GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

1-2 HS chia sẻ.

– 2-3 HS chia sẻ.

– HS quan sát.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS luyện viết bảng con.

– 3-4 HS đọc.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ.

Toán

TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 .

- Củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.

Thông qua hoạt động tách gộp số chục và số đơn vị hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Thẻ đính nam châm ghi các số 3, 5, 7 .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

- GV hướng dẫn mẫu:

+ Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?

+ Số 35 được viết thành phép cộng từ số chục và đơn vị thế nào ?

- Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện vào phiếu học tập.

- Mời HS chia sẻ cá nhân..

- GV hỏi :

+ Trong số có hai chữ số, chữ số hàng nào đứng trước ? hàng nào đứng sau ?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi HS đọc các số trên các áo.

+ YC HS làm việc cá nhân, tự sắp xếp các số vào vở ô li.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích mẫu :

- HD HS phân tích bảng :

+ Những cột nào cần hoàn thiện ?

- GV cho HS làm bài vào phiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.

- GV chốt, chiếu đáp án.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “ONG TÌM SỐ”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 12 thẻ từ ghi các số 3, 5 , 7 lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ ghép alij tạo thành các số đính lên bảng.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 2-3 HS trả lời:

+ Đáp án 67.

+ Đáp án 59

+ Đáp án 55

- 2-3 HS trả lời:

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm lên thi tiếp sức .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

Toán

TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục.

- Ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Tranh phóng to hình bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

+ GV gợi ý để HS thấy có 2 nhóm chục viên bi rổi khoanh tiếp vào 1 nhóm chục viên bi nữa, quan sát thấy được 3 nhóm chục viên bi và thừa ra 2 viên bi lẻ. Từ đó thấy ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và đếm được 32 viên bi.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số viên bi ở mỗi phần.

- Mời HS chia sẻ, nhận xét.

- YC HS đếm số viên bi trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng

- GV lưu ý: Khi ước lượng có thể dùng bút chì vẽ vòng tròn lớn để khoanh vùng.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số quả cà chua ở mỗi phần.

- Mời HS chia sẻ, nhận xét.

- YC HS đếm số quả cà chua trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng

- GV chiếu hình ảnh trên màn hình.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích mẫu :

- GV cho HS làm bài vào phiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.

- GV chốt, chiếu đáp án.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4: Số ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, c, D và các số viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rổi tìm cách lắp các miếng bìa vào vị trí thích hợp trong bảng (theo các màu ở mõi ô trống tương ứng).

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho các nhóm lên chia sẻ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận.

- Đại diện một số nhóm chia sẻ.

+ Đáp án khoảng 3 chục – 32 .

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- HS làm phiếu

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm chia sẻ .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

Vì tài liệu quá dài nên Tip chỉ show một số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ 35 tuần!

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 sách Kết nối

Tự nhiên và Xã hội

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập ( sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).

- HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nên lung linh.

- Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa

- YC HS quan sát hình trong sgk/tr.6, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi:

? Tranh chụp ảnh gia đình Hoa đang đi đâu?

? Gia đình Hoa có những ai?

? Vậy gia đình Hoa có mấy người?

? Trong gia đình Hoa, ai là người nhiểu tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

? Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống.

Gia d

Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2.

- 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiêu thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

-GV giải nghĩa cụm từ “ thế hệ” là những người cùng mọt lứa tuổi.

- YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:

? Những ai trong sơ đồ ngang hàng nhau?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

-Gv nhận xét, tuyên dương.

- GV chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

?Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào?

? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy tế hệ chung sống?

*GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa)

?Những gia đình hai thế hệ thường có những ai?

-GV gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời.

-HS đọc.

-HS nghe.

-HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV.

- HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

-Hs nghe

-HS trả lời: Thế hệ ông bà, thế hệ bố mẹ, thế hệ con.

-HS trả lời:

-HS nghe.

-HS trả lời.

-2HS đọc.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

-GV yêu cầu HS giới thiêu về gia đình mình. ( qua tranh, ảnh mang đi) theo nhóm 4 với nội dung sau:

+ Gia đình em có mấy người? Đó là những ai?

+ Người lớn tuổi nhất trong gia đình là ai? Người ít tuổi nhất là ai?

+ Gia đình em là gia đình có mấy thế hệ?

+ Ngày nghỉ, gia đình em thường làm những gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV hỏi: Gia đình bạn nào có bốn thế

- - HS giới thiệu về gia đình trong nhóm 4 theo yêu cầu.

-2HS đại diện nhóm lên trình bày.

-HS trả lời.

hệ? ( hoặc Em biết gia đình nào có bốn thê hệ)

-GV đưa hình ảnh gia đình có 4 thế hệ để yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Cách xưng hô giữa các thế hệ rong gia đình như thế nào?

+Nếu em là thế hệ thứ tư thì em sẽ gọi thé hệ thứ nhất là gì?

-GV nhận xét, tuyên dương.

2.3. Thực hành:

-GV đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình ( có 2; 3;4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình.

-Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ.

-GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình.

+ Giới thiệu về tên mình.

+ Gia đình mình có mấy thế hệ?

+ Giới thiệu về từng thế hệ.

-HS quan sát và trả lời theo ý hiểu.

-HS quan sát và lựa chọn sơ đồ.

-HS làm việc cá nhân.

-HS lên chia sẻ.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Qua bài học con hiểu thế nào là gia đình có 2( hoặc 3 thế hệ).

- GV nhận xét tiết học.

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu sự cần thiết của việc quan tâm chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc thể hiện điều đó..

- Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà theo sức của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Mẹ là quê hương(Nguyễn Quốc Việt)

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá: Kể những việc làm

thường ngày của những người trong gia đình.

- YC HS quan sát hình trong sgk/tr.8, thảo

- HS thực hiện.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

luận nhóm bốn:

+ Gia đình Hải có mấy người?

+Hãy kể những việc làm của từng người trong gia đình Hải?

+ Những việc làm của các thành viên trong gia đình Hải thể hiện điều gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Sau bữa ăn tối ông dạy em Hải gấp máy bay, mẹ bóp lung cho bà, bố mang hoa quả cho mọi người tráng miệng còn hải lấy giấy ăn. Nhũng việc làm này thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình Hải.

-GV hỏi: Tại sao mọi thành viên trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau?

-GV nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Việc các thành viên trong gia đình yêu thương, chia sẻ với nhau thể hiện tình yêu thương và lòng biêt sơn giữa các thế hệ trong gia đình.

2.3. Thực hành:

- Gọi HS đọc tình huống.

+ TH1: Mẹ đi làm về muộn ( 18 giờ) em bé đói bụng, chạy ra đòi mẹ cho ăn. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

+TH2: Vì mắt kém nên ông nhờ Nam đọc báo cho ông nghe, nhưng lúc đó nạ lại đến rủ Nam đi chơi. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì và làm gì?

-Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

-Tổ chức cho HS nêu cách xử lý tình huống.

- YC quan sát tranh sgk/tr.9:

*Tình huống 1:

+ Hình vẽ ai?

+ Ông nói gì với Nam?

+ Hải nói gì với Nam?

+ Nam nên nói gì và làm gì? Vì sao?

- Tổ chức cho HS đóng vai tình huống.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS nêu.

- HS quan sát, trả lời.

- HS thực hiện.

2.4. Vận dụng:

- Gv cho HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung:

+ Kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc các thế hệ trong gia đình ( ông bà, bố mẹ, anh chị em).

+ Trong những việc đó, em thích làm nhất việc làm nào?vì sao?

+ Khi làm những việc đó em cảm thấy như thế nào?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Những người trong gia đình cần thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau qua những việc làm cụ thể. Chính những việc làm ấy sẽ làm cho tình cảm gia đình trở lên gắn bó sâu sắc hơn.

2.5. Tổng kết:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối của trang 9 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tranh vẽ gì?

+ Bạn nhỏ trong tranh nói gì? Lời nói đó thể hiện điều gì?

+ Nếu em là bạn nhỏ đó, em sẽ làm gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi HS đọc phần chốt của Mặt Trời.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học?

- Nhận xét giờ học?

-HS thảo luận nhóm đôi.

- HS chia sẻ.

-HS nghe.

-HS quan sát tranh và tra lời các câu hỏi.

-2,3HS đọc.

BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đặt được câu hỏi để tìm thông tin về công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập

- HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Tổ chức trò chơi “Xì điện” kể tên những nghề nghiệp của người lớn mà em biết.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Kể về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân.

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:

? Ông bà ( bố,mẹ,…) làm công việc hay nghề nghiệp gì?

? Công việc hoặc nghề nghiệp đó mang lại lợi ích gì?

(GV giải thích nghĩa từ lợi ích: Là những sản phẩm, của cải vât chất, giá trị nghè nghiệp hoặc công việc tạo ra)

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 2: Kể về công việc hoặc nghề nghiệp khác.

- YC HS quan sát các hình(2,3,4,5,6,7) trong sgk/tr10,11; thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:

? Người trong tranh làm công việc hoặc nghề nghiệp gì?

? Công việc hoặc nghề nghiệp đó làm ở

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

-HS thảo luận nhóm 2.

-HS lên chia sẻ.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.

+H1: Ngư dân. – H2: Bộ đội hải quân.

+H3: Công nhân may + H4:Thợ đan nón.

+ H5: Nông dân +H7: Người bán hàng.

đâu?

? Nêu lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp đó?

-Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Mỗi người đề có công việc hoặc nghề nghiệp riêng.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. (HS chọn 1 nghề nghiệp hoặc công việc trong các hình vừa thảo luận)

? Tên công việc hoặc nghề nghiệp.:

? Nơi làm việc:

? Công việc hoặc nghề nghiệp có mang lại thu nhập không?

? Lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp?

-Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Mọi công việc hoặc nghề nghiệp đều mang lại thu nhập để đảm bảo cuộc song cho bản thân và gia đình, mang lại lợi ích cho xã hội và đất nước.

- Đại điện 3 nhóm HS trình bày.

-HS làm việc cá nhân.

-HS lên trình bày trước lớp.

2.3. Thực hành:

*Hoạt động 1: Tìm về công việc hoặc nghề nghiệp khác.

-GV cho HS thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi:

? Kể tên một số công việc hoặc nghề nghiệp có thu nhập khác mà em biết.

-Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân.

-GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để nói về nghề nghiệp của một người lớn trong gia đình mình theo gợi ý:

+ Giới thiệu về tên mình, tên và nghề nghiệp của người mình muốn nói đến

+ Nét chính của nghề nghiệp? ( nơi làm việc, sản phẩm làm ra, lợi ích của nghề nghiệp,…)

+ Em có suy ngĩ gì về công việc hoặc nghề nghiêp đó?

-Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

-HS thảo luận và trả lời theo ý hiểu.

-HS đại diện nhóm lên chia sẻ..

-HS làm việc cá nhân.

-HS lên chia sẻ.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Qua bài học hãy kể tên một số nghề nghiệp oặc công việc mà em biết.

- GV nhận xét tiết học.

BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thu thập và nói được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập; những công việc tình nguyện không nhận lương.

- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà theo sức của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, Hình ảnh mô tả các công việc bác sĩ tình nguyện, thanh niên tình nguyện.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Mở cho HS xem clip Sôi nổi các hoạt động tình nguyện hè 2020 để trả lời câu hỏi:

?Nội dung của clip là gì?

?Những người làm công việc hoặc nghề nghiệp tình nguyện có nhận lương không?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

- YC HS quan sát hình 1,2,3 trong sgk/tr.12, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên những công việc trong hình?

+ Theo em những người làm công việc trên có nhận lương không?

+ Những từ ngữ nào cho em biết đó là công việc tình nguyện không nhận lương?

+ Những công việc trên mang lại lợi ích gì cho mọi người và xã hội.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Đây là những công việc tình nguyện. Những người làm các công việc này không nhận lương. Những việc làm trên mang lại nhiều lợi ích cho mọi người và xã hội.

- HS xem và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

+H1: Thanh niên tình nguyện.

+H2: Khám bệnh miễn phí.

+H3: Dạy học miễn phí

- 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

2.3.Thực hành:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc tình nguyện.

- YC HS thảo luận nhóm đôi

+ Hãy kể một số công việc tình nguyện không nhận lương khác mà em biết?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Đây là những công việc tình nguyện. Những người làm các công việc này không nhận lương.

*Hoạt động 2: Lợi ích của các công việc tình nguyện:

- GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi:

+ Em và người thân đã từng tham gia công việc tình nguyện nao?

+ Công việc đó mang lại lợi ích gì?

+ Những việc làm của các thành viên trong gia đình Hải thể hiện điều gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Có nhiều công việc tình nguyện, mang lại lợi ích cho những người xung quanh, cho cộng đồng mà chúng ta có thể làm được. Tùy theo sức của mình, cá em hãy luôn ý thức việc giúp đỡ người khác là một việc tốt, đáng được trân trọng.

-HS thảo luận nhóm 2.

-HS chia sẻ trước lớp.

-HS là việc cá nhân.

- 2-3 HS đọc.

2.4. Vận dụng:

*Hoạt động 1: Nghề nghiệp của em

- Gv cho HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung:

+ Lớn lên em thích làm nghề gì?

+ Vì sao em muốn làm nghề đó?

+ Em sẽ làm những gì để thực hiện ước mơ đó?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

*Hoạt động 2: Kế hoạch “Tủ sách ủng hộ vùng khó khăn”

- GV chia lớp theo nhóm tổ để thực hiện yêu cầu:

? Lên kế hoạch thực hiện ( thành viên, thời gian thực hiện; dự kiến số lượng sách; những khó khan có thể xảy ra)

? Cách thực hiện ( nguồn sách; cách duy trì tủ sách; ….)

?Lý do nhóm muốn thực hiện kế hoạch.

? Khi thực hiện kế hoạch đó em có cảm nghĩ gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.4. Tổng kết:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối của trang 9 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tranh vẽ gì?

+ Những người trong tranh làm nghề nghiệp gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Hình vẽ nhóm người làm các nghề nghiệp khác nhau nhưng đều chung một mục đích là tạo ra của cái vật chất và những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Vì vậy nghề nghiệp nào cũng đáng quý và đáng trân trọng.

- GV gọi HS đọc phần chốt của Mặt Trời.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học?

- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuận bị bài sau.

-HS thảo luận nhóm đôi.

-HS chia sẻ trước lớp.

- HS thảo luận.

-HS đại diện nhóm chia sẻ

-HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- 2,3HS đọc.

Vì tài liệu quá dài nên Tip chỉ show một số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ cả năm!

Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 2 sách Kết nối

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Bài 1: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI
(tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực :

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.

3. Địa điểm – phương tiện

- Địa điểm : Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.

III. Tiến trình dạy học

Giáo án lớp 2 Kết nối

Bài 1: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI.

(tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.

II. Địa điểm – phương tiện

- Địa điểm: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm.

IV. Tiến trình dạy học

Vì tài liệu rất dài (267 trang) nên Tip chỉ show một số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ cả năm

Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ 1: SẮC MÀU ÂM THANH

TIẾT 1: HỌC HÁT DÀN NHẠC TRONG VƯỜN

NHẠC VÀ LỜI: TÔ ĐÔNG HẢI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết đôi nét về tác giả Tô Đông Hải
  • Biết bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp.

2. Năng lực

  • Hát chuẩn xác, thuộc lời bài hát: “Dàn nhạc trong vườn” đúng sắc thái. Thể hiện được bài hát với tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4
  • Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều,lấy hơi)
  • Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách.

3. Phẩm chất

  • Yêu thích môn âm nhạc.
  • Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

  • Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh…
  • Giáo án wort soạn rõ chi tiết
  • Hát chuẩn bài hát đúng sắc thái.
  • Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con)

2. Học sinh:

  • SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
  • Nhạc cụ cơ bản (VD như thanh phách, song loan, trống con)

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

15’

10’

5’

+ KHỞI ĐỘNG

- Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn.

- Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Hỏi cảm nhận của các em khi lên lớp 2…

- GV HD HS trò chơi em yêu thế giới muôn loài: Chia lớp làm 4 nhóm, Gv phát mỗi nhóm 1 tranh con vật “Vịt, Gà, Mèo, chim” sau đó GV hỏi lần lượt từng nhóm theo tiết tấu sau và từng nhóm trả lời.

Hỏi: Bạn thích con gì

VD trả lời: Tôi thích con vịt

Tôi thích con Gà

Tôi thích con Mèo

Tôi thích con chim

- GV có thể hỏi thêm tiếp trên tiết tấu trên: Vd Hỏi: Nó kêu thế nào-Trả lời: Nó kêu cạp cạp.

-Tổ nào phản xạ trả lời đều và nhanh nhất là thắng cuộc

+ KHÁM PHÁ

-Tô Đông Hải Sinh năm: 1946 Nơi sinh: Hà Nội các sáng tác của ông như: - Chú bộ đội và cơn mưa - Mưa bóng mây, bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp với một dàn âm thanh líu lo của các loài chim như Cu Gáy, Vàng Anh, Chích Chòe tạo thành 1 dàn nhạc trong vườn đầy lý thú.

+ Nghe hát mẫu.(GV tự trình bày)

- Hỏi hs nói cảm nhận ban đầu về bài hát.

+ Gv hướng dẫn đọc mẫu lời ca, gõ tiết tấu

+Câu 1: kìa con chim gáy cúc cu đố la

+Câu 2: Kìa chú vàng anh líu lo lá son

+Câu 3:Kìa chim chích chòe, chích chòe lá phà

+Câu 4: Một dàn nhạc chim líu lo trong vườn

- Mời 1-2 em đọc bài.

-Dạy hát nối tiếp từng câu : mỗi câu đàn giai điệu 1 lần hs hát nhẩm sau đó hát mẫu và bắt nhịp HS hát lại

-Chú ý : nhắc HS hát ngân chuẩn các tiếng ngân 2,3 phách, các tiếng ngân 1 phách và nghỉ 2 phách, lấy hơi trước các câu

- Giáo viên đàn giai điệu cả bài một lần

và bắt nhịp cho học sinh nhẩm sau đó hát tập thể hát thể hiện sắc thái của bài, chú ý sủa sai cho học sinh.

- Mời bàn, cá nhân.

-Chia lớp làm 3 tổ hát nối tiếp, đồng ca

+Tổ 1 : hát câu 1

+Tổ 2 : hát câu 2

+Tổ 3 : hát câu 3

+Cả lớp : hát câu 4

- Giáo viên nhận xét.

+THỰC HÀNH-LUYỆN TẬP

- Giáo viên hướng dẫn cách gõ đệm theo phách : Gõ vào bông hoa màu đỏ và màu vàng.

- Cả lớp hát gõ đệm theo phách

- Mời dãy, tổ, cá nhân.

- Giáo viên nhận xét.

+VẬN DỤNG SÁNG TẠO

+Nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo tiết tấu.

-Trình chiếu hình tiết tấu và giới thiệu: Hình tiết tấu viết ở nhịp ¾ có 1 phách mạnh là bông hoa màu đỏ, 2 phách nhẹ là bông hoa màu vàng.

-GV đọc mẫu hình tiết tấu: 1-2-3/1-2-3/1-2-3

-GV bắt nhịp HS đọc cùng GV

-GV bắt nhịp HS đọc không cùng GV

-GV miệng đọc tay vỗ theo tiết tấu bằng cách Vỗ phách mạnh kêu to, 2 phách nhẹ duỗi thẳng bàn tay ra để âm thanh phát ra nhẹ và vỗ nhẹ so với phách mạnh

-GV hd HS thực hiện cùng: nhắc HS vỗ phách mạnh vào bông hoa màu đỏ, phách nhẹ vỗ vào bông hoa màu vàng.

-GV đọc tiết tấu HS vỗ tay mạnh nhẹ vài lần cho quen tay.

-Chia lớp 2 tổ, tổ 1 đọc tiết tấu, tổ 2 vỗ tay theo tiết tấu mạnh nhẹ và ngược lại.

-Chia cặp và các em thực hiện đổi nhau liên tục.

- Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở)

- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. Làm bài trong VBT

- Hát lại bài hát để kết thúc tiết học.

- Học sinh ngồi ngay ngắn.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

-Trả lời: vui mừng

- 4 Nhóm nhận Hình ảnh con vật, lắng nghe và trả lời như GV HD

- Lắng nghe, chơi tiếp.

-Lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe.

- Hs nghe giáo viên hát mẫu.

- Hs nói cảm nhận bài hát vui tươi, nhịp nhàng

- Hs quan sát, đọc lời ca

-Thực hiện

- Hs thực hiện học hát từng câu.

-Ghi nhớ, thực hiện

- Học sinh lắng nghe hát nhẩm 1 lần sau đó hat cả bài

- Học sinh xung phong

- các tổ, lớp thực hiện

- Học sinh lắng nghe.

- Lớp thực hiện

- Học sinh xung phong.

- Hs lắng nghe.

Theo dõi, lắng nghe.

-Theo dõi, lắng nghe.

-Lắng nghe.

- Thực hiện.

- Theo dõi cách vỗ tay tạo âm thanh mạnh nhẹ.

-Thực hiện cung GV

-ThỰC hiện.

-2 tổ thực hiện.

-Các cặp thực hiện

- Lắng nghe.

- Học sinh ghi nhớ và thực hiện.

- Học sinh ghi nhớ.hHh

Tài liệu dài 80 trang, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 1: HÌNH ẢNH CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS đánh giá lại hình ảnh mình thể hiện hằng ngày là vui vẻ hay rầu rĩ, thân thiện hay cau có… để từ đó muốn thực hành thay đổi hình ảnh của chính mình cho vui vẻ, thân thiện hơn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Giúp HS thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ. Bìa màu.

- HS: Sách giáo khoa. Bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

Chơi trò Máy ảnh thân thiện.

- GV hướng dẫn HS chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau.

– + GV mời HS chơi theo nhóm bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, HS hô: “Chuẩn bị! Cười! Xoạch!”.

+ GV đưa câu hỏi gợi ý để hs nêu cảm nghĩ/ ý kiến của mình khi thực hiện các hoạt động:

? Khi chụp ảnh cho bạn em thường nhắc bạn điều gì? Em muốn tấm ảnh em chụp như thế nào?

? Khi em được bạn chụp ảnh, em thường chuẩn bị gì? Em muốn bức ảnh của mình như thế nào?

- GV cho hs xem một số bức ảnh thật

GV Kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu bản thân

- YCHS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi:

+ Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay… nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi?

+ Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không?

- GV nêu: Mỗi chúng ta hãy luôn vui vẻ, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh.

*Hoạt động 2: Em muốn thay đổi.

- GV hướng dẫn HS nhận diện những biểu hiện của người vui vẻ qua các câu hỏi gợi ý:

+ Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì?

+ Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì?

- Gv nhận xét, chốt

+ Em thấy mình đã là người luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người xung quanh chưa?

+ Để trả lời câu hỏi trên, GV cho cả lớp vẽ vào một tờ giấy hoặc một tấm bìa bí mật: Nếu bạn nào thấy mình đã là người vui vẻ, thân thiện, hãy vẽ hình mặt cười . Nếu bạn nào thấy mình chưa vui vẻ, thân thiện lắm, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong mắt mọi người, hãy vẽ hình dấu cộng +. Sau đó, GV đưa ra một chiếc hộp to để HS đặt những tờ giấy đã được gấp lại vào đó cùng lời hứa thầy cô sẽ giữ gìn bí mật này cho HS.

GV Kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV gắn bảng thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

- YCHS quan sát tranh trong sgk trang 6 và thảo luận nhóm theo gợi ý:

+ Em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh.

+ Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết.

- Cho HS liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp.

+ GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp - HS khác cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

GV có thể đặt câu hỏi gợi ý như: Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì?

− GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp.

- Gv nhận xét, đưa kết luận: Việc thể hiện vui vẻ, thân thiện với mọi người cũng không quá khó.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn an-bum ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.

- HS quan sát, chơi TC theo HD.

+ 1- 2 nhóm HS lên chơi trước lớp.

( HS có thể thay đổi vai cho nhau)

+ HS nối tiếp nêu

- HS nối tiếp trả lời.

- HS chia sẻ theo nhóm bàn.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện cá nhân.

- HS đồng thanh đọc to.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.

- Chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện.

+ 5 − 7 HS đóng góp ý kiến, đưa lời khuyên

- HS thực hành trước lớp

- Nhận xét, bổ sung ý kiến.

SƠ KẾT TUẦN

TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH VUI .

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS có thêm động lực thể hiện mình là người thân thiện, vui vẻ với bạn bè, thầy cô và nhiều tình huống khác trong cuộc sống.

- HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. Thân thiện, vui vẻ, đoàn kết với các thành viên trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài. Máy ảnh ( điện thoại chụp ảnh). Bảng nhóm/ Giấy A0

- HS: SGK. Ảnh gia đình

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 1:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 2:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước: Triển lãm tranh, ảnh theo tổ.

- GV phân vị trí cho mỗi tổ để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mỗi thành viên trong tổ.

− GV cho từng HS kể cho các bạn trong tổ và cả lớp nghe về tấm ảnh: Được chụp lúc nào? Liên quan đến những kỉ niệm gì? Vì sao em lại chọn tấm ảnh này để tham dự triển lãm.

Kết luận: GV tập hợp cả lớp lại nhưng cho đứng theo tổ để cả lớp cảm nhận niềm vui mà mình vừa chia sẻ cho nhau.

b. Hoạt động nhóm:

- Gv giúp HS chụp ảnh theo tổ

+ GV HS tạo các động tác giống nhau hoặc động tác độc đáo của riêng mình.

- Khen ngợi, về những gương mặt mình nhìn thấy khi chụp ảnh cho các em và bày tỏ rằng: với sự vui tươi, thân thiện này, lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết và thương yêu nhau.

3. Cam kết hành động.

−GV cho HS khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người vui vẻ, thân thiện theo lời thơ, vừa đọc vừa làm động tác:

Mắt nhìn ấm áp (đưa hai tay thành hai mắt tròn xoe)

Miệng nở nụ cười (dùng hai tay tạo thành miệng cười)

Khoác vai thân thiện (khoác vai nhau)

Nói lời vui vui (tạo bàn tay như miệng nói và cười xoà)

− GV cho HS chia sẻ xem mình có thể trở thành người vui vẻ, thân thiện .

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 2.

- HS gắn ảnh vào bảng nhóm theo tổ.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS cùng nhau vui cười , tạo động tác khi chụp ảnh.

- HS vừa đọc vừa thực hiện các đọng tác.

- HS chia sẻ

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy. Trên đây là Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức, soạn theo mẫu giáo án mới nhất. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo tải về toàn bộ 35 tuần.

Vì tài liệu rất dài, Tip chỉ show 1 số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ cả năm nhé!

Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Kết nối

CHỦ ĐỀ 1:

MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được hình thức và sự xuất hiện đa dạng của mĩ thuật trong cuộc sống.

2. Năng lực:

- HS nhận biết hình thức và tên gọi một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.

- HS nhận biết được sự biểu hiện phong phú của mĩ thuật trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- HS yêu thích một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh.

- HS có ý thức về việc giữ gìn cảnh quan, sự vật, đồ vật có tính mĩ thuật trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Một số tác phẩm MT, clip (nếu có điều kiện)...có nội dung liên quan đến sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.

- Một số sản phẩm MT gần gũi tại địa phương.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 2.

- Vở bài tập MT 2.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

- GV cho HS chơi TC “Tranh và tượng”.

- GV nêu luật chơi, cách chơi.

- Nhận xét, tuyên dương đội chơi biết lựa chọn đúng.

- GV giải thích thế nào là tranh và tượng.

- GV giới thiệu chủ đề.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

- GV mời một số HS nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT qua một số câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức đã học:

+ Những tác phẩm MT được biết đến bởi yếu tố nào?

+ Những sản phẩm MT thường xuất hiện ở đâu?

- GV ghi tóm tắt các câu trả lời của HS lên bảng (không đánh giá).

- GV yêu cầu HS mở SGK MT 2 trang 5, quan sát hình minh họa và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.

- GV căn cứ những ý kiến HS đã phát biểu để bổ sung, làm rõ hơn về sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống với những hình thức khác nhau như:

+ Pa nô, áp phích ở ngoài đường vào những dịp kỷ niệm, ngày lễ...

+ Cờ trang trí ở trường học nhân dịp khai giảng, chào đón năm học mới...

+ Những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm...

- GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những sản phẩm MT được làm từ vật liệu tái sử dụng. Khi giải thích cần phân tích ngắn gọn trên vật thật để HS liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.

- Sau khi giải thích, GV yêu cầu HS quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.

- Sau đó GV mời từng HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà HS đã đến.

- GV khen ngợi, động viên HS.

*Củng cố:

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

- Khen ngợi HS

*Liên hệ thực tế cuộc sống:

- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.

*Dặn dò:

- Về nhà xem trước chủ đề 2: SỰ THÚ VỊ CỦA ĐƯỜNG NÉT.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh liên quan đến NÉT...

- Hai nhóm HS lên chơi, mỗi nhóm 3-4 HS. Sau khi xem xong clip, nhóm nào xác định được nhiều tranh, tượng đúng hơn thì thắng cuộc.

- Tiếp thu

- Mở bài học

- HS lắng nghe câu hỏi và nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình biết.

- HS nêu

- HS nêu

- Quan sát, ghi nhớ

- Thực hiện, quan sát và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.

- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức mà GV truyện đạt.

- Tiếp thu

- Quan sát, ghi nhớ

- Tiếp thu

- Lắng nghe, nắm bắt kiến thức mà GV truyền đạt và liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.

- Quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.

- HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà mình đã đến.

- Phát huy

- HS nêu

- Phát huy

- Lắng nghe, mở rộng kiến thức

- Về nhà xem trước chủ đề 2

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho bài học sau.

Vì tài liệu rất dài (94 trang) nên Tip chỉ show bài đầu tiên, mời các bạn tải file về để xem cả năm!

Giáo án Tiếng Anh lớp 2 sách Kết nối

  • Giáo án Tiếng Anh lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Kết nối

  • Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Kết nối

Các thầy cô kích vào từng link bài viết và ấn vào nút "Tải về" ở cuối mỗi bài viết để xem trọn bộ giáo án.

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn

  • Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm)
  • Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm)
  • Giáo án Tiếng Anh lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm)
  • Giáo án Giáo Dục thể chất 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)

Ngoài Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, Tip mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:

  • Tài liệu học tập lớp 2
  • Sách Kết nối Tri thức với cuộc sống: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post