Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án lớp 2 Chân trời sáng tạo – Đầy đủ các môn

Giáo án lớp 2 sách Chân trời sáng tạo – Đầy đủ các môn (09 môn) là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án lớp 2 sách Chân trời này gồm 9 môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng, cùng cách trình bày khoa học.

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động:

– GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Em đã lớn hơn (GV khơi gợi để HS nói, không gò ép HS theo mẫu).

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm: tên việc, thời gian làm việc,…

– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bé Mai đã lớn.

– GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (bé Mai, bố mẹ), việc làm của các nhân vật,…

– Hs nghe và nêu suy nghĩ

– HS chia sẻ trong nhóm

– HS quan sát

– HS đọc

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

10’

1.1. Luyện đọc thành tiếng

– GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào).

– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hồ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng / em đã lớn. //;…

– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

– HS nghe đọc

– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

20’

1.2. Luyện đọc hiểu

– GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngạc nhiên (lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ), y như (giống như),…

– GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.

– GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ.

– HS giải nghĩa

– HS đọc thầm

– HS chia sẻ

ND: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ

15’

1.3. Luyện đọc lại

– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

– GV đọc lại đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.

– GV yêu cầu HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy

– HS khá, giỏi đọc cả bài

HS nhắc lại nội dung bài

– HS nghe GV đọc

– HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy

17’

1.4. Luyện tập mở rộng

– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa chăm chỉ.

– GV yêu cầu HS kể tên các việc đã làm ở nhà (nấu cơm, quét nhà, trông em,…) à ở trường (lau bảng, tưới cây, sắp xếp kệ sách/ giày dép,…).

– HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.

– HS xác định yêu cầu

– HS kể tên các việc đã làm ở nhà

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

– Nhận xét, đánh giá.

– Về học bài, chuẩn bị

– Nhận xét, tuyên dương.

– Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Hoạt động 2: Hành trình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được và bày tỏ tình cảm của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui; hát bài Ngày mùi vui; biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu; bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giới thiệu cho HS hình ảnh về việc thu hoạch mùa màng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa?

– GV giới thiệu bài hát Ngày mùa vui. Dân ca Thái, lời mới Hoàng Lân.

– GV dạy hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

– GV cho HS chơi trò chơi: GV cho HS nghe trước 5 nốt Đô, Rê, Mi, Son, La. GV đánh nốt trên đàn và yêu cầu HS trả lời tên nốt.

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo mẫu 5 âm theo kí hiệu bàn tay.

– GV cho HS thực hành bài đọc nhạc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát, lắng nghe và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thực hành đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

2. Hành trình

a. Hát bài Ngày mùa vui

– Mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa: người dân bước chân nhịp nhàng gánh lúa, phơi thóc. Qua đó, chúng ta cần trân trọng công sức lao động của những người nông dân.

– HS hát theo và có sự vận động cơ thể.

b. Đọc nhạc

– HS đoán tên nốt nhạc.

– HS luyện tập theo mẫu 5 âm.

– HS vừa đọc nhạc vừa kết hợp vận động theo nhịp điệu như: vỗ tay, gõ bàn, lắc lư, bước,…

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án lớp 2 môn Mĩ thuật sách Chân trời

Chủ đề: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

Bài 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN

(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

– Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt, nêu được cách phối hợp các màu đậm, nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật.

– Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chấm, nét, hình, màu,…trong các sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán.

– Nhận ra vẻ đẹp của đại dương, yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2.2. Năng lực chuyên biệt:

– Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật

Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.

2.3. Phẩm chất.

– Bồi dưỡng tình yêu thương giũa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

– Giáo án, SGK, SGV.

– Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.

2. Đối với học sinh.

– SGK.

– Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

III. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết màu sắc.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động khởi động:

– GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

a. Mục tiêu:

– Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

– Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

– Khuyến khích HS:

– Quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt trong đó.

– Pha các màu cơ bản thành những màu khác và chỉ ra nhóm màu nhạt.

– Đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời.

– GV yêu cầu HS quan sát hình SGK (Trang 6) và trả lời câu hỏi?

d. Câu hỏi gợi mở:

– Theo em có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển.

– Bước nào đượ vẽ bằng nhiều nét?

– Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

– Câu 1: Theo em, màu đậm là những màu nào?

– Câu 2: Theo em, màu nhạt là những màu nào?

– GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

– Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì?

– Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt?

– Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì?

– Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì

+ Bước 1: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

* GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Bước 2: GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

* GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Bước 3: GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.

* GV chốt: Vậy là các em đã hiểu và thực hành các bước vẽ tranh về biển, có các khối màu đậm, màu nhạt ở hoạt động 1.

– HS hát đều và đúng nhịp.

– HS cùng chơi.

– HS ghi nhớ.

– HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu

– HS quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt.

– HS trả lời:

– HS trả lời:

– HS thực hành, và trả lời.

– Câu 1: Màu đậm là những màu: đen, nâu, da cam, xanh da trời, tím,..

– Câu 2: Màu nhạt là những màu: trắng, vàng, hồng,…

– Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta sẽ có màu: Vàng + đỏ = cam Xanh dương + vàng = lục

Xanh dương + đỏ = nâu

– Câu 4: Nhóm màu pha vưới màu vàng cho ta cảm giác đậm.

– Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác nhạt.

– Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác đậm.

– HS thực hiện yêu cầu.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe, cảm nhận.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

* GV dẫn dắt vấn đề:

– Bầu trời, biển cả cũng như đại dương xanh bao la ẩn chứa biết bao điều diệu kì và mới lạ. Đã bao giờ các em vẽ cho mình những bức tranh về đại dương xanh mênh mông? Các em có biết phối màu cho bức tranh về bầu trời và biển thêm lung linh và rực rỡ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học đầu tiên Bài 1: Bầu trời và biển để vẽ được một bức tranh về bầu trời và biển sinh động hơn.

KIẾN THẠO KIẾN THỨC KĨ NĂNG:

HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh bầu trời và biển.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a. Mục tiêu:

– Tạo được bức tanh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

– Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

– GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 7 và trả lời câu hỏi?

– Khơi gợi để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hành vẽ tranh với màu đậm, và màu nhạt.

d. Câu hỏi gợi mở:

Theo em, mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và biển?

– Bước nào được vẽ bằng nhiều nét?

– Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

– HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

– Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

+ Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

– Màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh.

* GV chốt: Vật là các em đã biết màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh ở hoạt động 2.

* Nhận xét, dặn dò.

– Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.

– Chuẩn bị tiết sau.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận.

– HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi?

– HS trả lời.

– Theo em, 3 bước chính để vẽ một bức tranh về bầu trời và biển?

– Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển.

– Vẽ hình mặt trời và sóng nước bằng nét màu.

– Vẽ màu cho phù hợp với bầu trời và mặt biển.

– Bước được vẽ bằng nhiều nét là bước 2.

– Bước có vẽ màu đậm, màu nhạt là bước 3.

– HS lắng nghe, cảm nhận.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

Bổ sung: ……………………………………………………………………………

Giáo án lớp 2 môn Giáo Dục thể chất sách Chân trời

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

Ngày soạn:

Bài 1: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT HÀNG DỌC THÀNH HAI, BA HÀNG DỌC VÀ NGƯỢC LẠI.

(tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

– Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

– Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại trong sách giáo khoa.

– Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

– NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

– NL vận động cơ bản: Thực hiện được khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại

II. Địa điểm – phương tiện

– Địa điểm: Sân trường

– Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.

2. Tiến trình dạy học

Thể Dục lớp 2Thể Dục lớp 2

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

Ngày soạn:

Bài 1: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT HÀNG DỌC THÀNH HAI, BA HÀNG DỌC VÀ NGƯỢC LẠI.

(tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

– Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

– Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại trong sách giáo khoa.

– Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

– NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

– NL vận động cơ bản: Thực hiện được khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại

II. Địa điểm – phương tiện

– Địa điểm: Sân trường

– Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.

2. Tiến trình dạy học

Thể Dục lớp 2Thể Dục lớp 2

Mời các bạn tải về để xem trọn file mẫu giáo án lớp 2!

Giáo án lớp 2 sách Chân trời sáng tạo – Đầy đủ các môn là tài liệu biên soạn tâm huyết của các thầy cô. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, có thêm kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2 cho học sinh của mình. Giáo án điện tử lớp 2 là tài liệu được biên soạn theo hình thức trình chiếu  PowerPoint dành cho các thầy cô tham khảo chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng trực tuyến lớp 2, nhằm mục đích dạy trực tuyến cho các em học sinh. Để soạn thảo Bài giảng điện tử có chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải có các kiến thức cũng như kĩ năng sử dụng vi tính, các phần mềm hỗ trợ cũng như việc khai thác thông tin trên internet tốt. Chúc các thầy cô có những bài giảng chất lượng nhất.

Các bạn kích vào từng môn và ấn vào nút tải về để lấy trọn bộ cả năm tại đây:

  • Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
  • Giáo án Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
  • Giáo án tiếng Anh lớp 2 Chân trời sáng tạo học kì 1
  • Giáo án tiếng Anh lớp 2 Chân trời sáng tạo học kì 2
  • Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo
  • Giáo án đạo đức lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
  • Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo
  • Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
  • Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
  • Giáo án Giáo dục thể chất 2 sách Chân trời sáng tạo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, Tip mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:

  • Tài liệu học tập lớp 2
  • Sách Chân trời sáng tạo: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post