Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án lớp 1 Kết nối tri thức (Đầy đủ các môn)

Giáo án lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 theo bộ sách mới kết nối tri thức với cuộc sống.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, Tip mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

BÀI 2: CÁC SÔ 6,7,8,9,10

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các kiến thức.

  • Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10.
  • Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

  • Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.

II. CHUẨN BỊ:

  • Bộ đồ dùng học toán 1.
  • Xúc sắc, mô hình vật liệu……

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Khám phá

– GV cho HS quan sát tranh:

? Trong bức tranh có những đồ vật gì?

– GV cho HS làm quen với với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10

– Giới thiệu: Có 6 con ong.

– Viết số 6 lên bảng

-GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại.

– HS quan sát

3.Hoạt động

* Bài 1: Tập viết số.

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV chấm các chấm theo hình số lên bảng

– GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

– GV cho HS viết bài

– HS theo dõi

– HS quan sát

– Theo dõi hướng dẫn của GV

– HS viết vào vở BT

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các loại bánh xuất hiện trong hình vẽ và nêu kết quả

– Gv nhận xét , kết luận

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

Bài 3: Đếm số

– Nêu yêu cầu bài tập

– HD HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng

– HS nêu

– HS trả lời

3.Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 2

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

– Nêu yêu cầu bài tập

– GV giới thiệu tranh

– Yêu cầu học sinh kiểm tra đáp số được đưa ra trong SGK

– Nhận xét, kết luận

– Hs quan sát

– HS nêu đáp số

– HS nhận xét bạn

Bài 2:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số

H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1

– Gv nhận xét, kêt luận

– Hs nhắc lại

– HS đếm số

– Nhận xét

Bài 3:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Hướng dẫn HS đếm và ghi lại số chân của từng con vật

– HS đếm số lượng các con vật có 6 chân

– HS trả lời kết quả

– GV nhận xét bổ sung

– HS nêu

– HS đếm và ghi

– HS đếm

– Hs trả lời: Có 3 con vật có 6 chân

– HS nhận xét

Bài 4:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Giới thiệu tranh

– Yêu cầu HS đếm các con vật có trong tranh

– GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả

– GV nhận xét bổ sung

– HS nhắc lại yêu cầu

– Quan sát tranh

– HS làm việc theo nhóm: Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả

3/Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 3

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

– Nêu yêu cầu bài tập: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng

– GV giới thiệu tranh

– ? Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào?

– GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu

– HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó chọn số tương ứng với mỗi bức tranh

– Nhận xét, kết luận

– Hs quan sát

– HS trả lời

– HS nhận xét bạn

Bài 2:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng

Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mạt trên xúc xăc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết thúc trò chơi chơi

– HS chơi theo nhóm

– Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy được trứng chính xác nhất.

– GV nhận xét bổ sung

– HS nhắc lại yêu cầu

– HS theo dõi

– HS chơi theo nhóm

3. Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn

Chủ đề 3: Quan Tâm Chăm Sóc Người Thân Gia Đình

Bài 7: Quan tâm chăm sóc ông bà

Thời lượng: 01 tiết

1. Mục tiêu:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

  • Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.
  • Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
  • Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.
  • Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.
  • Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

2. Chuẩn bị:

– GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1:

  • Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), … gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà”.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint …

– HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.

III. Các hoạt động dạy:

Hoạt động dạy của Giáo viên.

Hoạt động học của học sinh.

* Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học.

Phương pháp kĩ thuật: Trò chơi, đàm thoại.

* Sản phẩm mong muốn:

– HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà”

– Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Khi nào em thấy bà rất vui?

+ Tuần vừa qua, em đã làm những

việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?

Gv: Khen ngợi học sinh.

Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới,

Ghi tựa

– HS Hát.

– Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà.

– Hs lắng nghe.

– Hs lắng nghe.

Hoạt động 1: Khám phá vấn đề.

– Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà.

– Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi.

– Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà.

– Cách tiến hành:

– GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà?

– GV trình chiếu kết quả trên bảng.

Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu.

Tranh 3: Bạn mời ông uống nước.

Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp.

Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà.

– GV hỏi:

+ Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà?

+ Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

– GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà.

– HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi.

– Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình.

– Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

– HS suy nghĩ trả lời cá nhân.

– HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2. Luyện tập:

Mục tiêu:

· HS nhận biết được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

· HS nêu được những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

– Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp.

– Sản phẩm mong muốn: – Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà.

a. Em chọn việc nên làm.

– GV chia HS thành các nhóm (4 HS).

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng.

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

– GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận.

– GV yêu cầu 3 nhóm lên trình bày.

– Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

+ Việc nào nên làm?

+ Việc nào không nên làm? Vì sao?

– GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS.

Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả… Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà.

– HS ngồi theo nhóm (4 HS).

– HS quan sát rồi thảo luận 2 phút.

– HS lắng nghe thảo luận nhóm các câu hỏi.

– HS gắn mặt cười (vào tranh nên làm).(tranh 1, 2, 3, 5)

– HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 4).

– Các nhóm tiến hành theo hướng dẫn của GV

– HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5:

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

– Không nên chọn việc làm ở tranh 4.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.

– Nhận xét.

– HS lắng nghe, ghi nhớ,

b. Chia sẻ cùng bạn

– GV đặt câu hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

– Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút).

– Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút).

– Đại diện ba nhóm lên trình bày trước lớp.

– Yêu cầu các nhóm nhận xét.

– GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà.

– HS suy nghĩ cá nhân.

– HS chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình.

– HS trình bày.

– Nhận xét.

Hoạt động 3. Vận dụng:

– Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

– Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

– Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.

a. Đưa ra lời khuyên cho bạn.

– GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang.

– GV yêu cầu HS quan sát trên bảng (hoặc SGK).

– GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn.

– GV gọi đại diện nhóm trình bày.

– Gọi nhóm bạn nhận xét – GV nhận xét.

– Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất.

– GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát.

– HS lắng nghe.

– HS thảo luận nhóm đôi.

– HS Trình bày.

– HS nhận xét

b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

– GV đưa tình huống.

+ Tình huống 1:

Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà?

+ Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà?

– GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống.

Nhóm 1, 2: Tình huống 1.

Nhóm 3, 4: Tình huống 2.

– Đai diện 2 nhóm nên trình bày 2 tình huống.

– Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

– GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà,…

* Tổng kết:

GV chiếu câu thông điệp:

Quan tâm chăm sóc ông bà

Biết ơn, hiếu thảo – em là cháu ngoan.

Gọi vài HS đọc

– Nhận xét tiết học.

– Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo:

Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ.

– Hs sinh quan sát, lắng nghe.

– HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao.

– HS trình bày.

– Quan sát, nhận xét.

_ Học sinh lắng nghe.

2-3 HS đọc câu thông điệp

Cả lớp đọc đồng thanh.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

Giáo án lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm

BÀI: EM YÊU TRƯỜNG EM

1. Mục tiêu:

– Sau khi tham gia trải nghiệm, học sinh:

  • Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô.
  • Nhận biết được những việc nên làm trong giờ học, trong giờ ra chơi và thức hiện được những việc đó.

– Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

  • Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

  • Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
  • Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

2. Nội dung hoạt động trong chủ đề:

  • Vẽ về người bạn em mới quen
  • Tìm hiểu các cách làm quen với người bạn mới.
  • Tìm hiểu về những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi.
  • Làm sản phẩm tặng người bạn mới quen.
  • Vẽ tranh về những hoạt động ở trường tiểu học.

3. Hình thức tổ chức hoạt động:

  • Trò chơi – Làm sản phẩm
  • Vẽ tranh – Triển lãm

4. Chuẩn bị:

4.1. Giáo viên

  • Một số tranh/ ảnh hình: Bạn nhỏ đang cười tươi; Bạn nhỏ đang ngồi đọc truyện; Bạn nhỏ đang vẫy tay chào; Bạn nhỏ đang gật đầu; Bạn nhỏ đang đập tay với bạn khác,…
  • Một số tranh/ ảnh hình: Một bạn học sinh đang đọc truyện trong lớp; Một bạn học sinh đang đọc sách trong thư viện; Hai bạn học sinh đang ngồi vẽ tranh trong lớp,…
  • Một số sản phẩm mẫu cho học sinh quan sát như các mẫu thiệp tự làm.
  • Một số tranh/ ảnh hoạt động ở trường tiểu học như: Ảnh toàn trường chào cờ; Ảnh học sinh đang thảo luận nhóm; Ảnh học sinh đang chăm sóc cây trong vườn trường,…

4.2. Học sinh: Giấy A4, bút chì, bút màu

5. Gợi ý tổ chức hoạt động:

5.1. Hoạt động 1: Khởi động: Nghe bài hát “Chào người bạn mới đến của Lương Bằng Vinh”

– GV tổ chức cho cả lớp nghe bài hát “Chào người bạn mới đến” của nhạc sĩ Lương Bằng Vinh.

– GV tổ chức cho cả lớp trao đổi sau bài hát:

  • Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát này
  • Khi muốn làm quen với bạn mới, em sẽ làm gì?

– GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào chủ đề hoạt động

5.2. Hoạt động 2: Vẽ về người bạn em mới quen

– GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, nghĩ đến một người bạn mà mình mới quen và vẽ chân dung người bạn đó.

– GV tổ chức cho cả lớp vẽ chân dung người bạn mới quen. Sau khi học sinh vẽ xong, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để chia sẻ với bạn cùng nhóm của mình về người bạn mà mình vừa vẽ theo gợi ý sau:

  • Tên người bạn đó là gì?
  • Người bạn đó là con trai hay con gái?
  • Người bạn có khuôn mặt như thế nào? Tóc như thế nào?
  • Người bạn có đặc điểm gì khiến em cảm thấy yêu quý và muốn vẽ về bạn đó?

– GV gọi một số học sinh giới thiệu trước cả lớp về bức tranh người bạn mình vừa quen theo các gợi ý đã chỉ ra lúc hoạt động nhóm

– GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

5.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách làm quen với người bạn mới.

– GV cho HS quan sát các tranh trên bảng hoặc trên máy tính và xác định những hành động có thể thực hiện làm quen với bạn mới

– GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi và thống nhất những hành động co thể thực hiện để làm quen với người bạn mới

– GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và từ đó chốt lại những hành động có thể thực hiện để làm quen với người bạn mới.

– GV cho HS thực hành các cách làm quen với người bạn mới với chính bạn cùng nhóm của HS. GV phải gọi một số nhóm lên trước lớp thực hành các kĩ năng làm quen với người bạn mới.

– GV nhận xét, tổng lại những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng để làm quen với người bạn mới và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

5.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi.

– GV cho HS quan sát các bức tranh về các việc làm của học sinh tại trường. Cần lưu ý đánh số thứ tự các tranh để HS quan sát.

– GV tổ chức cho HS tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm đôi, sắp xếp các bức tranh vào hai nhóm:

+ Việc nên làm vào giờ học.

+ Việc nên làm vào giờ chơi.

– Các nhsom thảo luận và chia các tranh vào hai nhóm.

– GV mời các nhsom lên báo cáo kết quả thảo luận.

– Các nhóm khác góp ý, bổ sung.

– GV nhận xét, tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

5.5. Hoạt động 5: Làm sản phẩm tặng người bạn mới quen.

– GV cho HS xem một số sản phẩm các em có thể thực hiện để tặng người bạn mới quen. Ví dụ: thiệp, tranh vẽ/ xé dán/ cắt dán, đồ chơi tái chế từ giấy báo,…

– GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tự nghĩ về một sản phẩm mình muốn làm để tặng cho bạn. GV sẽ hỗ trợ khi cần thiết.

– GV tổ chức cho HS chia sẻ về sản phẩm các em đã thực hiện để tặng một người bạn mới theo gợi ý:

  • Sản phẩm em vừa hoàn thành là gì?
  • Sản phẩm đó em muốn tặng cho bạn nào?
  • Em đã tạo ra sản phẩm này như thế nào?
  • GV góp ý, bổ sung cho sản phẩm của các HS và tổng kết hoạt động.

5.6. Hoạt động 6: Vẽ tranh về những hoạt động ở trường tiểu học.

– GV cho HS quan sát một số tranh/ ảnh hoạt động ở trường tiểu học như: ảnh toàn trường chào cờ, ảnh HS thảo luận nhóm, ảnh HS ngồi trong lớp nghe cô giảng bài,…

– GV yêu cầu HS nêu các hoạt động ở trường mà em quan sát được thông qua các tranh/ ảnh mà GV cung cấp. GV gọi một số số HS khác kể them những hoạt động khác trong trường hợp mà em biết.

– GV yêu cầu mỗi HS tự chọn một hoạt động ở trường mà em yêu thích nhất và vẽ lại hoạt động đó.

– Sauk hi vẽ xong, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ về bức tranh mình vừa vẽ theo gợi ý:

  • Tranh của em vẽ về hoạt động gì?
  • Trong tranh có những ai?
  • Vì sao em thích hoạt động này nhất?

– GV gọi một số HS mô tả lại bức tranh của mình trước cả lớp

– GV nhận xét quá trình hS vẽ tranh và hoạt động nhóm, tổng kết hoạt động và dẫn dắt chuyển sang hoạt động tổng kết, đánh giá.

Giáo án lớp 1 môn Giáo dục thể chất

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

Ngày soạn:

Bài 1: TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ.

(3 tiết)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

  • Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ , cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số trong sách giáo khoa.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục.

2.2. Năng lực đặc thù:

  • NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
  • NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ và vận dụng vào các hoạt động tập thể.
  • NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ.

II. Địa điểm – phương tiện

– Địa điểm: Sân trường

– Phương tiện:

  • Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
  • Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

  • Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
  • Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung

LVĐ

Phương pháp, tổ chức và yêu cầu

Thời gian

Số lượng

Hoạt động GV

Hoạt động HS

I. Phần mở đầu

1. Nhận lớp

2.Khởi động

a) Khởi động chung

– Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,…

b) Khởi động chuyên môn

– Các động tác bổ trợ chuyên môn

c) Trò chơi

– Trò chơi “ đứng ngồi theo lệnh”

II. Phần cơ bản:

Hoạt động 1 (tiết 1)

* Kiến thức.

Đứng nghiêm.

– Khẩu lệnh: “nghiêm”

– Động tác:

Đứng nghỉ.

– Khẩu lệnh: “nghiêm”

– Động tác:

*Luyện tập

Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

Tập theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”

Hoạt động 2 (tiết 2)

*Kiến thức

Ôn động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ.

* Luyện tập

Hoạt động 3 (tiết 3)

* Kiến thức

– Ôn động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ.

* Luyện Tập

III. Kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

* Xuống lớp.

5 – 7’

16-18’

3-5’

4- 5’

2x8N

2x8N

2 lần

4lần

4lần

1 lần

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

– Gv HD học sinh khởi động.

– GV hướng dẫn chơi

Cho HS quan sát tranh

GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

– GV hô – HS tập theo Gv.

– Gv quan sát, sửa sai cho HS.

– Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

– GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

– GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

– GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.

– Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

– Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc

– Nhắc lại cách thực hiện động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ.

Tổ chức ôn tập như phần luyện tập của hoạt động 1

– Nhắc lại cách thực hiện động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ.

Tổ chức ôn tập như phần luyện tập của hoạt động 1

– GV hướng dẫn

– Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.

– VN ôn bài và chuẩn bị bài sau

Đội hình nhận lớp

– Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

Đội hình khởi động

– HS khởi động theo hướng dẫn của GV

– HS tích cực, chủ động tham gia trò chơi

– Đội hình HS quan sát tranh

HS quan sát GV làm mẫu

– Đội hình tập luyện đồng loạt.

ĐH tập luyện theo tổ

GV

-ĐH tập luyện theo cặp

– Từng tổ lên thi đua – trình diễn

– Chơi theo đội hình hàng ngang

– HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập.

– HS luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1

– HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập.

– HS luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1

HS thực hiện thả lỏng

ĐH kết thúc

Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật

Chủ đề 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG

(Thời lượng 1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

* Mục tiêu chung:

Mục tiêu của tiết đầu tiên trong năm học là giúp HS có được những nhận biết ban đầu về một số sản phẩm Mĩ thuật, đồ dùng trong môn học cũng như những đối tượng có thể tham gia thể hiện sản phẩm Mĩ thuật.

* Sau bài học, SH sẽ:

– Nhận biết được Mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau:

– Nhận biết được một số đồ dung, công cụ, vật liệu để hình thành, sáng tạo trong môn học:

– Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dung học tập.

* Về phẩm chất:

Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát.

Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.

Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.

* Về năng lực:

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

* Năng lực đặc thù:

Nhận biết được đặc điểm hình dạng cấu trúc của những hình ảnh, màu sắc trong Mĩ thuật trong nhà trường.

Biết sử dụng những màu sắc trong Mĩ thuật để tạo hình ảnh và trang trí.

Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

* Năng lực chung.

Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

Biết vận dụng sự hiểu biết về những màu sắc trong Mĩ thuật.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* Giáo viên:

– Chuẩn bị một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên PoWerpoint để HS quan sát:

– Một số sản phẩm Mĩ thuật, đồ dùng học tập, hình ảnh liên quan đến hoạt động học tập môn Mĩ thuật giúp HS quan sát trực tiếp.

* Học sinh:

– Chuẩn bị vở thực hành Mĩ thuật, dụng cụ học tập của HS có liên quan đến môn học.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, luyện tập, đánh giá.

* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động trải nghiệm, trực quan.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng của học sinh.

Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

* Hoạt động khởi động.

– GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi, bịt mắt chọn màu (Đố vui, đúng hay sai) trả lời.?

– HS hát đều và đúng nhịp.

– HS cùng chơi trả lời.?

* Nội dung 1: Sản phẩm Mĩ thuật.

* GV chuẩn bị:

– Một số sản phẩm Mĩ thuật tạo hình (Tranh vẽ, tranh đắp nổi, hình đất nặn,…) và một số sản phẩm Mĩ thuật ứng dụng (Lọ hoa, ống đựng bút, con rối, đồ chơi,…) để minh họa trực quan cho HS.

* Gợi ý tổ chức hoạt động.

– GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1, trang 6 – 7, quan sát hình minh họa và cho biết đó và những sản phẩm gì…?

– HS trình bày hiểu biết của mình về những sản phẩm Mĩ thuật có trong sách.

– GV tóm tắt một vài ý kiến lên bảng.

(Không đánh giá).

– GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm thế nào là sản phẩm Mĩ thuật tạo hình. (Sản phẩm được tạo nên từ những yếu tố, nguyên lí nghệ thuật) thế nào là sản phẩm ứng dụng (Vận dụng những yếu tố tạo hình đề trang trí một sản phẩm).

– GV giải thích ngay trên “vật thật”, nói ngắn gọn để HS dễ hình dung.

– Sau khi giải thích GV yêu cầu HS kể tên một số sản phẩm Mĩ thuật trong nhà trường.

– HS chú ý: Nghe, nhìn.

– HS quan sát các hình minh họa trang 6 – 7.

– HS xem tranh trả lời:

– Em học về. (Tranh sáp màu) của bạn: Trịnh Minh Thu.

– Tranh Voi. (Tạo dáng đất nặn) của bạn Nguyễn Anh Duy.

– Tranh Cá. (Đắp nổi đất nặn) Trần Minh Hằng.

– Tranh Bánh Kẹp. (Cát dán giấy)

của bạn: Mai Ngọc Diệp.

– Tranh Lọ Hoa. (Vật liệu tái sử dụng) của bạn: Lê Thu Nga.

– Tranh Con Gà. (Đa chất liệu) của bạn: Đặng Tiến Linh.

– Tranh Con Chó. (Vật liệu tái sử dụng) của bạn: Vũ Minh Quang.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS kể tên các sản phẩm theo hình ảnh các vật xung quanh chúng ta.

* Nội dung 2: Mĩ thuật do ai tạo nên.

– GV chuẩn bị chụp một số hình ảnh để minh họa cho các nhân vật xuất hiện trong bài, mở rộng them các nhân vật ngoài SGK.

* Gợi ý tổ chức hoạt động.

– GV chỉ vào hình minh họa SGK trang 8 – 9 và đặt câu hỏi ? Những ai có thể sáng tạo ra các sản phẩm Mĩ thuật ?

– HS kể tên các đối tượng có thể sáng tạo được sản phẩm Mĩ thuật.

– Ví dụ: Họa sĩ. Nhà điêu khắc. Nhà nhiếp ảnh…

– GV tiếp tục nêu câu hỏi ? Những lứa

tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm Mĩ thuật ?

– GV ghi lại một vài ý kiến của HS lên bảng.

– GV tóm tắt lại các ý kiến mà HS đã nêu ở trên và giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những ai, và những lứa tuổi nào ? có thể tham gia thực hiện được một sản phẩm Mĩ thuật đó là:

– GV trả lời: Những người hoạt động Nghê Thuật chuyên nghiệp: Họa sĩ. Nhà điêu khắc. Nhà nhiếp ảnh, Nhà thiết kế.

(Về lứa tuổi: Người lớn tuổi, các em nhỏ)

* Chốt lại:

– Căn cứ những ý kiến tóm tắt trên bảng. GV cùng HS đi đến nhận xét về những ai và lứa tuổi nào có thể tham gia thực hiện sản phẩm Mĩ thuật.

– HS trả lời:

– Nhà điêu khắc. Điềm Phùng Thị.

– HS trả lời:

– Các em thiếu nhi, người lớn.

– HS lắng nghe, cảm nhận.

– GV và HS cùng nhau nhận xét.

* Nội dung 3: Đồ dùng trong môn học.

* GV chuẩn bị:

– Một số vật dụng, đồ dung học tập sử dụng trong môn học Mĩ thuật

* Gợi ý tổ chức hoạt động.

GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1. trang 10 – 11 và cho biết để học tập môn Mĩ thuật, cần những đồ dung gì ? và các sử dụng ra sao ?

– GV tóm tắt một vài ý kiến lên bảng.

(Không đánh giá).

– GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về cách sử dụng đó bằng việc nêu các câu hỏi để cả lớp cùng nhau trao đổi.

————————————–*—————————————-

+ Ví dụ:

* GV đặt câu hỏi ?

– Vẽ hình bằng dụng cụ nào ?

– Khi vẽ chưa được, dùng cái gì để xóa ?

– Vẽ trên các gì ?

– Tô màu bằng dụng cụ nào ?

– Hồ dán dùng để làm gì ?

– Có được vẽ và tô màu ra bàn, tường không ? Vì sao ?

– HS trình bày những hiểu biết của mình về những dụng cụ học tập sử dụng trong môn học Mĩ thuật.

– HS chú ý lắng nhe. Cảm nhận, trao đổi.

———————————–*———————————

* HS trả lời.

– Bằng bút chì.

– Dùng cục tẩy. (Hoạt vở tập vẽ)

– Bằng bút chì màu, bút dạ màu, bút sáp màu, màu dạ nước,…(câu trả lời gắn với điều kiện thực tế của nhà trường).

– Dùng trong các bài thực hành xé dán hoặc trong trang trí.

– Dùng để dán những miếng giấy màu.

– Không được. Nếu vẽ, tô màu ra bàn tường sẽ làm xấu lớp học.

* Hoạt động 4: Vận dụng.

– GV cho HS dùng chất liệu, dụng cụ học tập làm sản phẩm theo ý thích.

+ Trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

* Nhận xét, dặn dò.

– Chuẩn bị bài sau.

– HS thực hành theo hướng dẫn.

– HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

– HS chú ý lắng nghe.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MĨ THUẬT KHỐI LỚP 1

(Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) GVBM: ……………………

Thứ…….ngày…..tháng…..năm 20…..

Ngày soạn:….……/……/20…… Từ tuần…..Đến tuần…..

Ngày giảng: .……/……/20……. ……/……/20……

.……/……/20…… .……/……/20……

Chủ đề 2: SÁNG TẠOTỪ NHỮNG CHẤM MÀU

(Thời lượng 4 tiết)

I. MỤC TIÊU:

* Mục tiêu chung:

Mục tiêu của tiết đầu tiên trong năm học là giúp HS có được những nhận biết ban đầu về một số sản phẩm Mĩ thuật, đồ dùng trong môn học cũng như những đối tượng có thể tham gia thể hiện sản phẩm Mĩ thuật.

* Sau bài học, SH sẽ:

– Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau:

– Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm:

– Thực hiện các bước để làm sản phẩm.

* Về phẩm chất:

Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát.

Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.

Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.

* Về năng lực:

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

* Năng lực đặc thù:

HS nhận biết được đặc điểm các chấm màu trong Mĩ thuật.

Biết sử dụng những chấm màu để tạo hình ảnh và trang trí.

Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

* Năng lực chung.

– Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

– Biết vận dụng sự hiểu biết về những chấm màu để tạo ra các hình ảnh trong Mĩ thuật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* Giáo viên:

– Một số sản phẩm Mĩ thuật có sử dụng hình thức chấm màu như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí từ những chấm màu…;

– Một số dụng cụ học tập trong môn học như sáp màu dầu, màu a- cờ-ry-lic (hoặc mài Oát, màu bột đã pha sẵn), giấy trắng, tăm bong, que gỗ tròn nhỏ.

– Một số loại hạt phổ biến, thông dụng, một số tờ bìa cứng, (khổ 15x10cm), keo sữa cho phần thực hành gắn hạt tạo hình sản phẩm Mĩ thuật.

* Học sinh:

– Chuẩn bị vở thực hành Mĩ thuật, dụng cụ học tập của HS có liên quan đến môn học.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, luyện tập, đánh giá.

* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động trải nghiệm, trực quan.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng của học sinh.

Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

* Hoạt động khởi động.

– GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

– HS hát đều và đúng nhịp.

– HS cùng chơi.

* Hoạt động 1: Quan sát.

– Hoạt động này giúp HS có nhận thức ban đầu về nội dung chủ đề:

(Tiết 1)

– GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1, trang 12 – 13, quan sát hình minh họa và trả lời câu hỏi ?

+ Những chấm màu xuất hiện ở đâu ?

+ Những hình ảnh trong sách được tạo nên bằng những chấm màu. Nhiều chấm màu đặt cạnh nhau có tạo nên mảng màu không

* Lưu ý: (Khi hỏi, GV chỉ vào bức tranh Bãi biển ở Hây để giải thích rõ hơn về nội dung này).

– Ngoài những hình ảnh minh họa trong sách, em hãy cho biết chấm màu còn xuất hiện ở đâu ?

– GV ghi ý kiến HS lên bảng (Không đánh giá).

* GV chốt ý: Căn cứ những ý kiến phát biểu của HS.

– HS quan sát hình minh họa.

– HS trả lời:

– HS trả lời: Tranh Bãi biển ở Hây.

(Tranh sơn dầu, Gióc- giơ Lem-mem)

– HS trả lời: Các hình chấm màu còn có ở trong trang SGK trang 14 – 15,

– HS trả lời: Chấm màu xuất hiện nhiều trong thiên nhiên, có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.

– Trong Mĩ thuật, chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động.

* Hoạt động 2: Thể hiện.

– HS được thể hiện hoạt động này để hình thành kiến thức, kĩ năng lien quan đến chủ đề:

(Tiét 2)

– GV hướng dẫn HS quan sát cách tạo chấm màu trong SGK Mĩ thuật 1, trang 14.

– GV thị phạm một số cách tạo chấm màu cho HS quan sát như dung que gỗ tròn nhỏ chấm một màu lên giấy hoặc dung ngón tay nhúng vào màu rồi chấm lên giấy,…

* Thị phạm lần 1:

+ Bước 1: GV chấm ba chấm cùng nhau liên tục giống nhau và mời HS trả lời câu hỏi ?

Các chấm có giống nhau và được nhắc lại không ?

* Thị phạm lần 2:

+ Bước 2: GV chấm màu theo hình thức xen kẻ, một chấm đỏ – một chấm vàng – một chấm đỏ và đặt câu hỏi ?

– Hình thức chấm này có khác với hình thức chấm ở trên không ?Khác NTN ?

* Thực hành:

– GV cho HS thực hành tạo chấm màu vào vở Mĩ thuật 1, trang 7 theo các cách đã giới thiệu trên.

– HS trả lời:

– Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách thứ nhất gọi là nhắc lại.

– HS trả lời:

– Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách hai gọi là xen kẽ.

– HS thực hành theo các bước trên.

* Hoạt động 3: Thảo luận.

– Thông qua hoạt động này, HS củng cố lại nội dung, mục tiêu cần đạt được của bài học.

Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc

Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU

Tiết 1:

Thường thức âm nhạc:

ÂM THANH KÌ DIỆU

Học hát:

VÀO RỪNG HOA

(Nhạc và lời: Việt Anh)

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

– Học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa.

– Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.

2. Năng lực:

– Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

– Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm.

– Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc. Bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu, biết thể hiện các âm thanh to – nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.

– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

– Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly. Muỗng, …

3. Học sinh:

– SGK Âm nhạc 1.

– Vở bài tập âm nhạc 1.

– Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

1. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (10)

* Khởi động:

– Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học.

– Mô tả các chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu.

– GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu?

– GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện.

– HS nghe , cảm nhận và trả lời.

– HS lắng nghe.

* Tìm hiểu câu chuyện:

– Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và cùng trao đổi nội dung câu chuyện.

– GV gợi ý tranh 1 có mấy nhân vật.

– GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son.

– GV gợi ý tranh 2 cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu.

– GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: tiếng suối, các con vật.

– GV cho HS nghe tiếng sáo trúc và hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé thổi sáo.

– GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam.

– GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn.

– HS quan sát và trả lời.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS xem tranh và nhận xét.

– HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật.

– HS nghe, quan sát và tương tác với giáo viên.

– HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ.

– HS nghe và ghi nhớ.

* Cảm thụ và thể hiện:

– Cho HS làm việc nhóm 4: Thể hiện các âm thanh to nhỏ:

+ Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào.

+ Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách.

+ Tiếng mưa to: rào rào rào rào.

+ Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách.

– GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. GV hướng dẫn cách thể hiện một vài âm thanh.

– Cho đại diện/ các nhóm đứng lên thể hiện âm thanh to, nhỏ.

– HS làm việc nhóm tập thể hiện âm thanh to, nhỏ.

– HS thể hiên âm thanh to, nhỏ.

Hoạt động 2:

Học hát:

Vào rừng hoa ( 25 phút)

* Khởi động:

– Tổ chức trò chơi: Thi hát âm “La”. Đàn cao độ nốt Son cho HS cả lớp, dãy, bàn thể hiện cao độ bằng từ tượng thanh “La”.

– GV đàn.

– GV cho HS thi theo dãy, bàn

– GV nhận xét – động viên, khen ngợi và nhắc nhở ( nếu cần)

– HS thể hiện theo yêu cầu.

– HS thể hiện theo dãy, bàn.

– HS nghe.

* Giới thiệu và nghe hát mẫu:

Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.

– Nghe hát mẫu.

– GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

– HS nhận xét

– GV nhận xét – khen.

– Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, có nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé.

– GV mở bài hát mẫu cho HS nghe.

– HS quan sát tranh và trả lời.

– HS nhận xét bạn

– HS lắng nghe.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS lắng nghe và nhẩm theo.

* Đọc lời ca:

Hướng dẫn đọc lời ca.

– GV chia câu (bài hát chia thành 6 câu hát ngắn)

– GV đọc mẫu từng câu và học sinh đọc theo.

– Hướng dẫn học sinh đọc theo tiết tấu.

– HS theo dõi

– HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.

– HS thực hiện.

* Tập hát:

Hướng dẫn hát từng câu.

– GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.

+ Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi

+ Câu 2: đi khắp nơi hái bông hoa tươi.

Hát nối câu 1+2

+ Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi

+ Câu 4: chim líu lo hót nghe vui vui.

Hát nối câu 3+4

Cho HS hát nối câu 1-4

+ Câu 5: Vào rừng … vui ca.

+ Câu 6: Tìm vài … về nhà.

Hát nối câu 5+6

– Hát cả bài 1 vài lần.

– HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

– HS hát câu 1.

– HS hát câu 2.

– HS hát câu 1+2

– HS hát câu 3.

– HS hát câu 4.

– HS hát nối câu 3+4

– HS hát nối câu 1- 4.

– HS hát câu 5

– HS hát câu 6.

– HS hát nối câu 5+6

– HS hát cả bài.

* Hát với nhạc đệm:

Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:

– GV hát vỗ tay mẫu.

– Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.

– GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.

– HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.

– HS theo dõi.

– HS hát và vỗ tay theo phách.

– HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.

– Hát với nhạc đệm.

– GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.

– GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân.

– GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần)

– GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân.

– HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.

– HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.

– HS nhận xét

– HS lắng nghe.

– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.

– Giáo dục HS qua nội dung bài hát.

– GV đặt câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ đi đâu? (các bạn nhỏ vào rừng chơi)

+ Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? (thấy hoa và nghe tiếng chim hót).

+ Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ? (vào rừng dạo chơi, ngắm hoa, hái hoa).

+ Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? (nghe tiếng chim).

– GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cây cối không ngắt hoa, bẻ cành.

– HS nghe và trả lời.

– HS nghe và trả lời.

– HS nghe và trả lời.

– HS nghe và trả lời.

– HS nghe và ghi nhớ

* Củng cố

– GV yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 3 trong vở bài tập và giới thiệu về các nhân vật trong câu chuyện Âm thanh kì diệu.

– Có những âm thanh nào vang lên trong khu rừng kì diệu? Hãy thể hiện lại âm thanh đó.

– HS quan sát và trả lời.

– HS trả lời.

Điều chỉnh:

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

Tiết 2:

– Ôn tập bài hát:

VÀO RỪNG HOA

(Nhạc và lời: Việt Anh)

– Đọc nhạc:

BẬC THANG ĐÔ – RÊ – MI

– Vận dụng – Sáng tạo:

TO – NHỎ

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

– Biết lắng nghe, bước đầu biết điều chỉnh giọng nói to – nhỏ phù hợp với yêu cầu của bài học và một vài tình huống thường gặp trong giao tiếp, sinh hoạt ở gia đình và cộng đồng.

2. Năng lực:

– Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

– Bước đầu biết hát kết hợp vỗ tay/ gõ theo nhịp/ vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức tốp ca, song ca, đơn ca, …

– Nhớ tên 3 nốt Đô – Rê – Mi và kí hiệu bàn tay. Bước đầu nghe, cảm nhận cao độ và trường độ và đọc theo file âm thanh bài đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi.

– Phân biệt được yếu tố to – nhỏ, bước đầu thể hiện được trong nội dung đọc nhạc và trò chơi âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm

– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

– Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

2. Học sinh:

– SGK Âm nhạc 1

– Vở bài tập âm nhạc 1.

– Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học

3. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Ôn tập bài hát

Vào rừng hoa (10)

* Khởi động:

– Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Vào rừng hoa

– GV cho HS quan sát tranh và nghe giai điệu đàn.

? Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?

– GV nhận xét – tuyên dương.

– GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.

– GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.

– GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.

– GV cho HS lên hát đơn ca, song ca, tốp ca.

– GV yêu cầu HS nhận xét

– GV nhận xét, khen ngợi động viên/ sửa sai/ chốt các ý kiến của HS.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe.

– HS nghe lại bài hát.

– HS hát bài hát theo nhạc đệm.

– HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.

– HS lên hát theo yêu cầu của GV.

– HS nhận xét.

– HS nghe và sửa sai (nếu có).

– Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp.

– GV hướng dẫn hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp:

– GV hát và vỗ tay mẫu theo nhịp.

– GV cho HS hát vỗ tay theo nhịp.

– GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

– GV cho HS luyện thực hành theo dãy – tổ – cá nhân kết hợp gõ đệm theo nhịp.

– GV chia nhóm HS theo khả năng để giao nhiệm vụ phù hợp hoặc hỗ trợ HS tiếp thu kiến thức bài học.

– GV nhận xét – khen ngợi và sửa sai cho HS (nếu cần)

– HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV.

– HS nghe và theo dõi.

– HS hát vỗ tay theo nhịp.

– HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

– HS hát theo hướng dẫn của GV.

– HS thực hiện.

– HS nghe và sửa sai (nếu có)

– Hướng dẫn hát kết hợp vận động nhún chân theo nhịp.

– GV hướng dẫn HS hát nhún chân vỗ tay theo nhịp.

– GV hướng dẫn cách nhún chân: chân trái bước sang trái chụm chân phải và nhún, sau đó chân phải bước sang phải chân trái chụm và nhún. (GV hướng dẫn sau đó quy định đếm 1 thì cả lớp bước chân sang trái và nhún, đếm 2 cả lớp bước sang phải và nhún đến khi các em bước được).

– GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp.

– GV cho 1 nhóm 3 em lên biểu diễn trước lớp.

– GV khuyến khích HS đưa ra các cách thể hiện vận động minh họa khác.

– GV khuyến khích HS thể hiện các ý tưởng mới (nếu có)

– GV nhận xét – sửa sai – khen.

– GV cho HS nhận xét giai điệu bài hát vui hay buồn.

– GV nhận xét – khen ngợi, động viên, khuyến khích HS tự tập luyện thêm.

– HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

– HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.

– HS hát kết hợp nhún chân vỗ tay theo nhịp.

– HS lên biểu diễn.

– HS nghe.

– HS nhận xét giai điệu bài hát.

– HS nghe.

Hoạt động 2:

Đọc nhạc

Bậc thang Đô – Rê – Mi (15 phút)

* Khởi động.

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cây cao – bóng thấp.

+ GV hướng dẫn: Khi nghe GV đọc “cây cao” thì các em đứng lên, GV đọc “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. Hoặc GV đọc “cây cao” các em giơ hai tay lên cao, GV đọc “bóng thấp” thì các em để hai tay trên bàn.

– GV cho HS thực hiên trò chơi.

– GV có thể khuyến khích HS phát biểu các ý tưởng mới.

– HS nghe hướng dẫn.

– HS thực hiện trò chơi.

– HS thể hiện ý tưởng (nếu có).

* Đọc tên nốt.

– GV cho HS xem 3 bạn Đô, Rê, Mi đứng trên bậc thang và hỏi:

+ Bạn Đô đứng trên bậc như thế nào cao hay thấp?

+ Bạn Mi đứng trên bậc như thế nào?

+ Bạn Mi đứng trên bậc thang như thế nào?

– GV chốt: Vậy bạn Đô đứng thấp nhất, rồi đến bạn Rê và đứng cao nhất là bạn Mi.

– GV đàn từng nốt nhạc cho HS nghe.

– GV cho HS đọc theo đàn từng đoạn ngắn (chia 4 đoạn ngắn)

– GV cho HS luyện đọc theo: dãy – tổ – cá nhân.

– GV nhận xét – sửa sai – khen và khuyến khích HS mạnh dạn trả lời/ nói mạch lạc.

– GV hỏi:

+ Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài nhạc vừa đọc (Đô, Rê, Mi).

+ Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều lần (nốt Mi, Đô)

– HS trả lời câu hỏi.

– HS quan sát SGK/ Power Point nghe và ghi nhớ.

– HS nghe đàn.

– HS đọc nhạc theo đàn.

– HS luyện đọc nhạc

– HS nghe.

– HS nghe và trả lời câu hỏi.

* Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– GV hướng dẫn

– GV hướng dẫn các kí hiệu bàn tay theo nốt nhạc.

– GV đọc và làm mẫu.

– GV cho HS đọc từng nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– GV cho HS đọc bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– GV cho HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

– GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các bạn.

– GV chốt các ý kiến ( sửa sai – nếu cần)

– GV nhận xét – khen HS.

– HS nghe hướng dẫn và thực hiện.

– HS lắng nghe và nhẩm theo.

– HS đọc từng nốt và làm theo kí hiệu bàn tay.

– HS đọc nhạc cả bài và làm kí hiệu bàn tay.

– HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

– HS nhận xét.

– HS nghe.

– HS lắng nghe.

Vận dụng – Sáng tạo:

To – Nhỏ

(10 phút)

– Trò chơi sắm vai thể hiện giọng nói to nhỏ.

– GV hướng dẫn HS sắm vai bạn Thỏ và bác Gấu

– GV cho 2 em lên sắm vai giọng nói của Thỏ (nhỏ nên giọng nói nhỏ), bác gấu (to khỏe nên giọng nói khỏe, to). Cách thứ 2 sắm vai Thỏ (còn trẻ nên nói to), bác Gấu (già yếu nên giọng nói nhỏ).

– Giáo dục HS về cách sử dụng giọng nói to nhỏ đúng nơi, đúng lúc và phù hợp với từng hoàn cảnh.

– GV nhận xét – khen.

– HS lắng nghe.

– HS lên sắm vai bác Gấu và bạn Thỏ.

– HS ghi nhớ.

– HS nghe.

* Trò chơi đọc nốt nhạc to, nhỏ.

– GV hướng dẫn chỉ vào nốt nhạc to thì đọc to, chỉ vào nốt nhạc nhỏ thì đọc nhỏ.

– GV cho HS đọc bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ/ lớp.

– GV chỉ lần lượt cho HS đọc, có thể chỉ tự do cho HS đọc.

– GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.

– HS đọc nốt nhạc To – Nhỏ theo tay cô.

– HS thực hiện theo yêu cầu.

– HS đọc theo.

– HS đọc nốt.

* Củng cố:

– GV hướng dẫn HS tô màu theo ý thích vào bông hoa nốt nhạc ở bài tập 2 trong vở bài tập.

– Đọc lại bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi và vỗ tay theo hình bài tập 5 trong vở bài tập.

– HS thực hành tô màu.

– HS thực hiện

Điều chỉnh:

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

  • Giáo án lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống các môn
  • Giáo án môn Toán lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
  • Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
  • Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
  • Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
  • Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

Ngoài Giáo án lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ các môn trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà Tip.edu.vn đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post