Chia sẻ những tip thiết thực

Giải bài C1, C2, 1, 2, 3, 4 trang 7, 8, 9 SGK Vật lí 11 Nâng cao

Câu C1 trang 7 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

– Vì sao khi thanh kim loại nhiễm điện do hưởng ứng ở thí nghiệm Hình 1.4 khi được đưa ra xa quả cầu thì diện tích ở hai đầu thanh kim loại lại “biến mất” ? 

Giải

Bản thân thanh kim loại ban đầu không tích điện (ở trạng thái trung hòa); do hiện tượng hưởng ứng nên bị nhiễm điện (do sự phân bố điện tích trong thanh  kim loại bị lệch). Khi được đưa ra xa quả cầu thì sự hưởng ứng điện không còn nữa, vì vậy sự phân bố điện tích của thanh kim loại trở lại như cũ, nghĩa là vẫn trung hòa điện.

 


Câu C2 trang 8 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Từ các công thức xác định lực hấp dẫn và lực Cu-lông cho thấy giữa hai lực dó có gì giống nhau, có gì khác nhau

Giải

Từ biểu thức của lực hấp dẫn và lực Cu-lông cho thấy:

 Hai lực đều tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r giữa 2 vật hay hai điện tích.

 Lực Cu-lông có thể là lực đẩy hay lực hút, còn lực hấp dẫn luôn luôn là lực hút.

 


Bài 1 trang 8 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Hãy chọn phát biểu đúng.

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A.  tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

B.  tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. 

Giải

Chọn C

 


Bài 2 trang 9 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Hãy chọn phương án đúng

Dấu của các điện tích q1 q2 trên hình 1.7 là:

         

A. q1> 0; q2< 0.

B. q1< 0; q2> 0.

C. q1<0; q2< 0.

D. Chưa biết chắc chắn vì chưa biết độ lớn của q1 q2.

Giải

Chọn C.

 


Bài 3 trang 9 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

 Cho biết trong 22,4 l khí Hidrô ở 0°C và dưới áp suất 1 atm thì có 2.6,02.1023 nguyên tử Hidrô. Mỗi nguyên tử Hiđrô gồm 2 hạt mang điện là prôtôn và êlectron. Hãy tính tổng các điện tích dương và tổng các điện tích âm trong 1cm3 khí Hidrô. 

Giải

Trong 1 cm3 (hay 10-3 l) khí Hiđro có số nguyên tử Hiđro là :

(n = {{{{10}^{ – 3}}} over {22,4}}{rm{ times }}2{rm{ times }}6,02{rm{ times }}{10^{23}} = 5,{375.10^{19}})

Mỗi điện tích dương là e = 1,6.10-19 (C)

Tổng các điện tích dương: q = ne = 8,6 (C)

Tổng các điện tích âm: q = -8,6 (C)

 


Bài 4 trang 9 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

 Tính lực tương tác tĩnh điện giữa một êlectron và một prôtôn nếu khoảng cách giữa chúng bằng (5.10^{-9}) (cm). Coi êlectron và prôtôn như những điện tích điểm.

Giải

Theo định luật Cu-lông:

(F = {9.10^9}{{|{q_1}{q_2}|} over {{r^2}}} = {9.10^9}.{{1,{{6.10}^{ – 19}}1,{{6.10}^{ – 19}}} over {{{({{5.10}^{ – 11}})}^2}}})

(Rightarrow F = 9,216.10^{-8}) (N).

 

Giaibaitap.me

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (62 bình chọn)