Chia sẻ những tip thiết thực

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 22 Sách giáo khoa Hóa học 11

Bài 1 trang 22 sgk Hóa học 11

Viết phương trình điện li của các chất sau : K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HClO4.

Hướng dẫn giải:

Phương trình điện li :

a) K2S      →        2K+      +          S2_

b) Na2HPO4          →    2Na+        +.         HPO42

HPO42  (rightleftharpoons)    H+          +             PO43

c) NaH2PO4        →        Na+      +          H2PO4

H2PO4–       (rightleftharpoons)          H+           +             HPO42

HPO42-          (rightleftharpoons)      H+        +          PO43

d) Pb(OH)2     (rightleftharpoons)      Pb2+  +    2OH    :           phân li kiểu bazơ

H2PbO2         (rightleftharpoons)       2H+  +  PbO22-   :           phân li kiểu axit

e) HBrO     (rightleftharpoons)       H+    + BrO

g) HF       (rightleftharpoons)       H+     + F

h) HClO4  → H+ + ClO4.


Bài 2 trang 22 sgk Hóa học 11

Một dung dịch có [H+] = 0,01 OM. Tính [OH] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm ? Hãy cho biết màu của quỳ tím trong dung dịch này.

Hướng dẫn giải:

[H+]= 1,0.102M thì pH = 2 và [OH] = 1,0 . 10-12 M.

Môi trường axit. Quỳ có màu đỏ.



Bài 3 trang 22 sgk Hóa học 11

Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH trong dung dịch. Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này.

Hướng dẫn giải:

pH = 9,0 thì [H+] = 1,0. 10-9 M và [OH ] = 1,0.105M.

Môi trường kiểm. Trong dung dịch kiềm thì phenolphtalein có màu hồng. 



Bài 4 trang 22 sgk Hóa học 11

Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

a) Na2CO3 + Ca(NO3)2

b) FeSO4 + NaOH (loãng)

c) NaHCO3 + HCI

d) NaHCO3+ NaOH

e) K2CO3+ NaCI

g) Pb(OH)2 (r) + HNO3

h) Pb(OH)2 (r) + NaOH

i) CuSO4 + Na2S

Hướng dẫn giải:

Phương trình ion rút gọn :

a) Ca2+ + CO32- → CaCO3

b) Fe2+ + 2OH → Fe(OH)2

c) HCO3 + H+ → CO2 ↑ + H2O

d) HCO3 + OH  → H2O   + CO32-

e) Không có phương trình ion rút gọn.

g) Pb(OH)2(r) + 2H+  → Pb2+ +  2H2O

h) H2PbO2(r) + 2OH → PbO22- +     2H2O

i)  Cu2+ + S2 → CuS↓.



Bài 5 trang 23 sgk Hóa học 11

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi

A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.

B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.

C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng

D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.

Hướng dẫn giải:

Chọn C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.


Bài 6 trang 23 sgk Hóa học 11

Kết tủa CdS (hình 1,7a) được tạo thành trong dung dịch bằng cặp chất nào dưới đây ?

A. CdCI2 + NaOH

B. Cd(NO3)2 + H2S

C. Cd(NO3)2 + HCl

D. CdCl2 + Na2SO4

Hướng dẫn giải:

Chọn B. Cd(NO3)2 + H2S.


Bài 7 trang 23 sgk Hóa học 11

Viết phương trình hoá học (dưới dạng phân tử và ion rút gọn) của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau : Cr(OH)3 ; AI(OH)3 ; Ni(OH)2 (hình 1.7 b, c, d).

Hướng dẫn giải:

Cr(NO3)3 + 3NaOH(vừa đủ) → Cr(OH)3↓ + 3NaNO3 ;

AlCl3 + 3KOH (vừa đủ) → Al(OH)3↓ + 3KC1 ;

Ni(NO3)2 + 2NaOH  → Ni(OH)2↓+ 2NaNO3.

Giaibaitap.me

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (89 bình chọn)