Chia sẻ những tip thiết thực

Điều lệ Trường Tiểu học năm 2022

Điều lệ Trường tiểu học quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm: Tổ chức và quản lý nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của nhà trường; nhà trường, gia đình và xã hội.

Một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học là xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD-ĐT, gắn với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương; kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo Chương trình GDPT cấp tiểu học. Đơn vị này triển khai thực hiện CT GDPT cấp tiểu học do Bộ GDĐT ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ GDĐT; triển khai thực hiện sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt, trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học, nhà trường có quyền “thực hiện tự chủ chuyên môn”.

Điều lệ trường tiểu học

ĐIỀU LỆ

Trường tiểu học

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

———————

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm: tổ chức và quản lí nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục; giáo viên, nhân viên; học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

3. Nhân viên không được cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và các công việc khác của nhà trường.

Điều 33. Khen thưởng và kỉ luật

Khen thưởng và kỉ luật giáo viên, nhân viên trường tiểu học thực hiện theo quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng, Luật cán bộ công chức, Luật viên chức và các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, kỉ luật.

Chương V

HỌC SINH

Điều 34. Tuổi của học sinh tiểu học

1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 6 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em trong diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 3 tuổi. Trường hợp tuổi của học sinh vượt quá 3 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định.

2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Nhiệm vụ của học sinh

1. Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

2. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

3. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

4. Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

5. Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Điều 36. Quyền của học sinh

1. Được đi học

a) Học sinh được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học đảm bảo chất lượng giáo dục, thuận tiện đi lại nhất đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

c) Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

d) Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

đ) Học sinh được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình, học lưu ban.

e) Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

– Cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường;

– Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội;

– Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.

2. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

3. Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

4. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển trường

1. Hồ sơ học sinh chuyển trường

Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ; Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lí hồ sơ. Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin chuyển trường của cha mẹ học sinh.

b) Học bạ.

c) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp trong năm học (đối với trường hợp học sinh chuyển trường trước thời điểm kết thúc năm học).

d) Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

2. Trình tự, thủ tục chuyển trường

a) Cha mẹ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến.

b) Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lí do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ học sinh.

c) Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ học sinh gửi đơn cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều này.

d) Cha mẹ học sinh nộp toàn bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho nhà trường nơi chuyển đến.

đ) Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp.

3. Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước

a) Cha mẹ học sinh gửi đơn đề nghị với nhà trường.

b) Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.

Điều 38. Quy tắc ứng xử và các hành vi không được làm của học sinh

1. Quy tắc ứng xử của học sinh thực hiện theo quy định của ngành và của pháp luật.

2. Các hành vi học sinh không được làm

a) Có thái độ thiếu nghiêm túc, không trung thực trong học tập, kiểm tra, đánh giá và sinh hoạt.

b) Gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các hoạt động của lớp học, của lớp, nhà trường và nơi công cộng.

c) Gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi tham gia các hoạt động vui chơi.

Điều 39. Khen thưởng và kỉ luật

1. Thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Học sinh có thành tích nổi bật, có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, có nhiều đóng góp cho tập thể được các bạn bình chọn hoặc có thành tích đột xuất khác thì được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lí giáo dục khen thưởng theo các hình thức: tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường, tặng giấy khen hoặc thư khen.

3. Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Chương VI

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 40. Địa điểm, quy mô, diện tích

Địa điểm, quy mô, diện tích của trường tiểu học đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 41. Cơ sở vật chất của trường tiểu học

1. Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của nhà trường đảm bảo đạt mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp tiểu học cơ sở vật chất cấp tiểu học ít nhất phải đạt mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thầm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm duy trì, nâng cao mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Nhà trường có trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định. Không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng khi chưa cải tạo sửa chữa.

Điều 42. Thư viện

1. Mỗi trường có ít nhất một thư viện. Thư viện được tổ chức và hoạt động theo quy định về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi điểm trường có tủ sách dùng chung.

2. Thư viện nhà trường phục vụ hoạt động học tập, dạy học, nghiên cứu khoa học, giải trí cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên.

3. Thư viện nhà trường được sắp xếp bố trí an toàn, khoa học và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Khuyến khích các nhà trường xây dựng thư viện mở tạo không gian đọc riêng dành cho học sinh.

Điều 43. Thiết bị giáo dục

1. Trường học được trang bị đủ thiết bị giáo dục, tổ chức quản lí và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong dạy và học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động dạy và học, khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học theo yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

Điều 44. Tài chính

1. Đối với trường tiểu học công lập: thực hiện thu, chi và quản lý tài chính theo Luật ngân sách và các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.

2. Đối với trường tiểu học tư thục thực hiện thu, chi và quản lí tài chính theo nguyên tắc cân đối thu chi và thực hiện đúng quy định về quản lí tài chính của pháp luật.

3. Nhà trường có trách nhiệm công khai thu chi và quản lý tài chính, công khai mức thu hàng năm theo quy định hiện hành.

Chương VII

QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 45. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong thực hiện các hoạt động giáo dục; giúp đa dạng và tối đa hóa các nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục theo hướng mở, đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh.

2. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đảm bảo tính chủ động, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh.

Điều 46. Phối hợp giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường

1. Nhà trường chủ động tuyên truyền và thông báo tới cha mẹ học sinh về chủ trương, đường lối và kế hoạch phát triển, hoạt động giáo dục của nhà trường; trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh; thống nhất biện pháp giáo dục và tư vấn cho cha mẹ học sinh việc giáo dục học sinh ở nhà và hướng dẫn tham gia các hoạt động của nhà trường, xã hội; vận động gia đình đưa học sinh bỏ học trở lại lớp; huy động và tạo điều kiện để cha mẹ học sinh tham gia xây dựng nhà trường theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đóng góp, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.

2. Gia đình chủ động trao đổi với nhà trường về tình hình của học sinh để cùng nhà trường hỗ trợ, giúp đỡ học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục và rèn luyện thân thể; tạo điều kiện cho học sinh được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường và giúp đỡ học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống; chủ động phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh ở trường và hỗ trợ học sinh học tập và rèn luyện ở nhà; tham gia và tạo điều kiện cho con em được tham gia các hoạt động của cộng đồng.

Điều 47. Phối hợp giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội

1. Nhà trường thường xuyên cập nhật tình hình của xã hội và cộng đồng xung quanh; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện để trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa phương; tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhà trường phát triển về quy mô, đảm bảo về cơ sở vật chất và thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục; tiếp nhận các khoản tài trợ của cộng đồng theo đúng quy định.

2. Cộng đồng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục, địa phương về giáo dục; tham gia xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện địa phương; hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục; phối hợp cùng nhà trường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện; tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động xã hội của địa phương; và được sử dụng cơ sở vật chất của cộng đồng để học tập và rèn luyện.

Rate this post