Chia sẻ những tip thiết thực

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 dưới đây gồm 2 đề. Các đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 này sẽ giúp các em học sinh ôn thi học kì 2 lớp 9 tốt hơn. Mời các em tham khảo 2 đề thi môn Lịch sử lớp 9 học kì 2 dưới đây.

Đề thi học kỳ 2 lớp 9 môn lịch sử 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

A. TRẮC NGHIỆM: (5đ)

I. Chọn câu trả lời đúng: (1đ)

Câu 1: Địa phương có phong trào “ Đồng khởi” tiêu biểu nhất là:

a. Quảng Ngãi

b. Bình Định

c. Ninh Thuận

d. Bến Tre

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

a- 01-09-1945

b- 02-09-1945

c- 03-09-1945

d- 04-09-1945

Câu 3: Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) diễn ra vào thời gian:

a. 1-1-1963

b. 2-1-1963

c. 1-2-1963

d. 2-2-1963

Câu 4: Chiến thắng mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” là chiến thắng:

a. Bình Giã (Bà Rịa)

b. Đồng Xoài (Biên Hòa)

c. Vạn Tường (Quãng Ngãi)

d. Núi Thành (Quảng Nam)

II. Nối cột A (Chiến lược) với cột B (Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ) sao cho phù hợp? (0,75 đ)

A (Chiến lược)

B (Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ)

A=>B

1/ “Chiến tranh đặc biệt”

a/ Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

1=>

2/ “Chiến tranh cục bộ”

b/ Mở rộng xâm lược Cam-pu-chia và Lào, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

2=>

3/ “Việt nam hóa chiến tranh”

c/ Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, dồn dân lập “ấp chiến lược.

3=>

III. Điền nội dung thích hợp vào phần ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước: (1,25 đ)

Đã kết thúc (1)…………………..kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và (2)…………………chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của(3)……………………………………………….

và (4)……………………………………………………ở nước ta, hoàn thành cách mạng (5)……………

…………………………………………………………….trong cả nước, thống nhất đất nước.

Câu IV (1.0 đ): Hãy ghép một ô ở cột I (Thời gian) với một ô ở cột II (Sự kiện lịch sử) sao cho phù hợp.

Cột I

(Thời gian)

Cột II

(Sự kiện lịch sử)

Kết quả ghép

a) 09-1960

1- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

a +……

b) 20-12-1960

2- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội

b +……

c) 06-06-1969

3- Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết

c +……

d) 27-01-1973

4- Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời

d +……

 

5- Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết

 

Câu V (1.0 đ): Hãy điền vào chỗ trống (…) những mốc thời gian và sự kiện lịch sử có liên quan đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945:

a)……………………., khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.

b) 23-08-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở ………….

c) 25-08-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở ………….

d))……………………., khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước.

B. TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 1 (3.0 đ): Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1945-1954).

Câu 2 (2 đ): Trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975).

Đáp án đề thi học kỳ 2 lớp 9 môn lịch sử 2019

TRẮC NGHIỆM: (5đ)

I. Chọn câu trả lời đúng (1đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ: 1d, 2b, 3b, 4c.

II. Nối cột A (Chiến lược) với cột B (Cách thực hiện) sao cho phù hợp? (0,75 đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ: 1=>c, 2=>a, 3=>b.

III. Điền nội dung thích hợp vào phần ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước: (1,25 đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ:

  1. 21 năm
  2. 30 năm
  3. Chủ nghĩa đế quốc.
  4. Chế độ phong kiến
  5. Dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu IV (1.0 đ): 0.25 đ cho một cặp ghép đúng.

Câu V(1.0 đ): 0.25 đ cho mỗi chỗ điền đúng.

Thứ tự điền lần lượt như sau:

a) 19-08-1945

b) Huế

c) Sài Gòn

d) 28-08-1945

B. TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 1 (3.0 đ) Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1945-1954).:

+Ý nghĩa lịch sử: (1.5 đ)

(0.75đ)- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta trong gần một thế kỷ. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

(0.75đ) – Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Nguyên nhân thắng lợi:(1.5 đ)

(0.5đ) – Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo…

(0.5đ) – Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh, có hậu phương vững chắc.

(0.5đ) – Tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt – Miên – Lào; sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, cùng các lực lượng tiến bộ khác.

Câu 2 (2 đ): Trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975):

(0.25đ)- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”.

(1.đ) – 5 giờ chiều 26-04, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.10 giờ 45 phút ngày 30-04, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

(0.75đ) – 11 giờ 30 phút ngày 30-04, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Lịch Sử số 1

Câu 1: (1,0 điểm)

Kể tên ba chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Trong ba chiến dịch đó, chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

Câu 2: (3,0 điểm)

Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946?

Câu 3: (2,0 điểm)

Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 4: (1,5 điểm)

Trong chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia? Kết quả ra sao?

Câu 5: (2,5 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975). Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại?

——————-Hết————————-

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 2018

Môn: LỊCH SỬ Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

  1. Mục tiêu

Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh đối với phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Qua đó, đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Cụ thể:

  1. Về kiến thức

Học sinh biết, hiểu và vận dụng được với những nội dung kiến thức cơ bản sau:

– Hoàn cảnh cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946.

– Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).

– Các chiến lược chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mĩ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam (từ năm 1965 đến 1973).

– Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).

  1. Về kĩ năng

Khảo sát, đánh giá khả năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.

  1. Về thái độ

Đánh giá được ý thức, thái độ tình cảm của học sinh đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

  1. Hình thức kiểm tra: Tự luận: 100%

III. Thiết lập ma trận

CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CẦN ĐẠT

NỘI DUNG/ CHỦ ĐỀ

TỔNG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1. Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

 

Giải thích được vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946.

     

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ (%)

 

1,0

3,0

30

   

1,0

3,0

30

2. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

– Liệt kê được ba chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

– Xác định được thắng lợi có ý nghĩa quyết định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

       

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1,0

1,0

10

     

1,0

1,0

10

3. Việt Nam từ 1954 đến năm 1975

– Biết được những thủ đoạn cùng với sự thất bại của đế quốc Mĩ trong việc phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương từ năm 1969 đến năm 1973.

– Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

 

So sánh được những điểm giống và khác nhau cơ bản của chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” và chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.

Suy nghĩ của bản thân về những bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại.

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1,5

3,0

30

 

1,0

2,0

20

0,5

1,0

10

3,0

6,0

60

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

2,5

4,0

40

1,0

3,0

30

1,0

2,0

20

0,5

1,0

10

5,0

10,0

100

IV. Biên soạn đề kiểm tra

Câu 1: (1,0 điểm)

Kể tên ba chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Trong ba chiến dịch đó, chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

Câu 2: (3,0 điểm)

Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946?

Câu 3: (2,0 điểm)

Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 4: (1,5 điểm)

Trong chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia? Kết quả ra sao?

Câu 5: (2,5 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975). Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại?

V. Đáp án và biểu điểm

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1,0đ)

* Ba chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954):

 

– Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947

0,25

– Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

0,25

– Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

0,25

* Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

0,25

Câu 2

(3,0đ)

Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp:

 

– Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 – 1946).

1,0

– Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng, nếu không chấp nhận thì chúng sẽ hành động vào sáng 20 – 12 – 1946.

0,5

– Trước đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19 – 12 – 1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

0,5

– Tối 19 – 12 – 1946, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

0,5

– Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.

0,5

Câu 3

(2,0đ)

Điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược: ‘‘Chiến tranh cục bộ” và ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh”:

 

* Giống nhau:

 

– Đều là chiến tranh thực dân xâm lược kiểu mới, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam, phá hoại miền Bắc;

– Đều do Mĩ làm ‘‘cố vấn” chỉ huy.

0,25

0,25

* Khác nhau:

 

– Lực lượng chính:

+ Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” là quân Mĩ và quân đồng minh;

+ Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” là quân đội Sài Gòn.

0,25

0,25

– Vai trò của Mĩ:

+ Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ”: Mĩ trực tiếp chiến đấu;

+ Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh”: Mĩ phối hợp chiến đấu.

0,25

0,25

– Phạm vi, mức độ chiến tranh: Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” mở rộng hơn (toàn Đông Dương), ác liệt hơn so với Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ”.

0,5

Câu 4 (1,5đ)

* Thủ đoạn của Mĩ gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương:

 

– Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích để mở rộng xâm lược Cam-pu-chia, tăng cường chiến tranh ở Lào;

0,5

– Thực hiện âm mưu ‘‘dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

0,5

* Kết quả: Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia và Lào đập tan các cuộc hành quân mở rộng xâm lược của chúng, làm thất bại âm mưu phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương của chúng.

0,5

Câu 5 (2,5đ)

* Nguyên nhân thắng lợi:

 

– Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo…

0,5

– Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, cần cù, dũng cảm; hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh…

0,5

– Tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương, sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc…

0,5

* Bài học kinh nghiệm: (Nội dung liên hệ có hướng mở để tạo cơ hội cho học sinh thể hiện quan điểm, nhận thức của cá nhân; những gợi ý đưa ra có tính chất định hướng, giáo viên chấm chủ động, linh hoạt khi đánh giá, cho điểm).

 

– Tăng cường mối quan hệ khăng khít giữ Đảng với nhân dân.

0,25

– Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong mọi lĩnh vực (phát triển kinh tế-văn hóa đất nước; giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn trật tự an ninh xã hội… )

0,5

– Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế…

0,25

Vi. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Lịch Sử số 2

Câu 1 (2 điểm) Hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây về những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ“?

 

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Giống nhau

Khác nhau

 

 

 

Câu 2 (2 điểm) Hậu phương miền Bắc đã chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ như thế nào trong những năm 1965 đến năm 1968?

Câu 3 (2 điểm)Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?

Câu 4 (4 điểm) Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)? Là thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên thời chống Mĩ?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ – ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm) Học sinh cần trình bày được:

– Đều là những cuộc chiến tranh xuân lược nhằm chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị thực dân mới.- Đều hoạt động phối hợp phá hoại miền Bắc, phối hợp giữa hoạt động quân sự với các hoạt động chính trị, ngoại giao.

 

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Giống nhau

Khác nhau

– Lực lượng tiến hành là quân đội Sài Gòn

– Mĩ là cố vấn chỉ huy

– Chiến tranh ở miền Nam phối hợp phá hoại ở miề Bắc.

– Lực lượng tiến hành là quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

– Quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa là cố vấn chỉ huy.

– Chiến tranh mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.

Câu 2 (2 điểm) HS cần nêu được:

  • Với trọng trách là hậu phương lớn của Cách mạng miền Nam, toàn miền Bắc đã dấy lên khẩu hiệu: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Thóc không thiếu ...” vì miền Nam ruột thịt.
  • Các cán bộ, thanh niên xung phong tham gia mở đường đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại dài hàng nghìn km chạy từ Bắc vào Nam, phục vụ vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, vũ khí, lương thực … chi viện cho miền Nam.
  • Kết quả: trong 4 năm (1964 – 1968), miền Bắc đã gửi hơn 30 vạn cán bộ, chiến sĩ vào miền Nam cùng tham gia chiến đấu; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men …. Liên tiếp được đưa vào miền Nam.
  • Tính tổng cộng trong 4 năm, sức người và sức của từ miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam đã tăng gấp 10 lần so với trước.

Câu 3 (2 điểm) HS cần nêu được

  • Cuối năm 1974 – đầu 1975, trước tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam ngày càng có lợi cho Cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
  • Mặc dù kế hoạch giải phóng miền Nam được đề ra trong hai năm, nhưng Bộ chính trị cũng nhấn mạnh: “Nếu như thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng trong năm 1975“, cố gắng đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của…..
  • Đầu tháng 1 – 1975 chiến thắng đường số 14 – Phước Long -> quyết tâm giải phóng miền Nam, mọi kế hoạch đã sẵn sàng.
  • Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Đảng ta nhận định; “Thời cơ chiến lược đã đến …..”

Câu 4 (4 điểm) HS cần phân tích được:

1. Ý nghĩa lịch sử: (1,5 điểm)

– Đối với dân tộc:

  • Kết thức 21 năm chống Mĩ và 30 năm giải phóng dân tộc ….
  • Mở ra kỉ nguyên mới …

– Đối với thế giới:

  • Cổ vũ đối với phong trào giải phóng dân tộc trên TG ….
  • Biểu tượng sáng ngời ….

2. Nguyên nhân thắng lợi: (1, 5 điểm)

  • Nguyên nhân chủ quan:
  • Nguyên nhân khách quan:

3. Suy nghĩ bản thân. (1 điểm)

Đề thi học kỳ 2 lớp 9 môn Lịch sử 2020

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa:

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

B. Chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.

C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước.

D. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Câu 2: Phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên sau chiến lược chiến tranh nào?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Chiến tranh đặc biệt

D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 3. Khó khăn nghiêm trọng nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.

B. Ngoại xâm và nội phản.

C. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.

D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng

Câu 4. Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng ngày nào?

A. 4/3/1975.

B. 10/3/1975.

C. 11/3/1975.

D. 24/3/1975

Câu 5. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)

A Nối B
a. 22– 12 – 1944 ……… – 1 1. Cách mạng tháng Tám thành công
b. 19 – 8 – 1945 ……… – 2 2. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời
c. 2 – 9 – 1945 ……… – 3 3. Ngày bầu cử Quốc hội khóa I
d. 6- 1 – 1946 ………. – 4 4. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)

Câu 6: (3.0 điểm) So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

Câu 7: (3.0 điểm) Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri năm 1973?

Câu 8: (1.0 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của quân và dân Đắk Lắk.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu hỏi 1 2 3 4
Đáp án A C B D

Câu 5. Nối đúng mỗi nội dung được 0, 25 điểm.

A Nối B
a. 22/12/1944 a-2 2. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời
b. 19/8/1945 b-1 1. Cách mạng tháng Tám thành công
c. 2/9/1945 c-4 4. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập
d. 6/1/1946 d-3 3. Ngày bầu cử Quốc hội khóa I

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)

Câu 6

a. Giống nhau:

  • Loại hình: Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Mục tiêu: Chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
  • Vai trò của Mĩ: Tham gia và chi phối tiền của, vũ khí và Đô La
  • Kết quả: Thất bại

b. Khác nhau:

  Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ
Thủ đoạn Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách, tách dân ra khỏi cách mạng, tiêu diệt lực lượng cách mạng Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm, vào “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng
Quy mô Miền Nam Vừa bình định miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
Lực lượng tham chiến Quân Ngụy Sài Gòn là lực lượng chính, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mỹ Quân viễn chinh Mĩ, đồng minh Mỹ và quân tay sai; trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.
Tương quan lực lượng – Địch: Quân đội và chính quyền Sài Gòn
– Ta:
+ Các lực lượng chính trị và vũ trang quân Giải phóng
+Nông dân miền Nam
– Địch
+ Các trung đội quân viễn chinh Mỹ
+ Quân đội Sài Gòn với 520.000 quân, quân Mỹ, quân Việt Nam Cộng Hòa-Ta: Lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam

Câu 7
* Nội dung Hiệp định Pa-ri: (27/1/1973)

– Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

– Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

– Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do…

* Ý nghĩa:

– Mĩ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.

– Là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 8
– Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, trực tiếp là Đảng bộ địa phương.

– Quân và dân Đắk Lắk đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm. Sự giúp đỡ to lớn về nhân, vật lực của quân và dân các tỉnh bạn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post