Chia sẻ những tip thiết thực

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11 (Đề 3)

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11 (Đề 3) do Tip.edu.vnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tip.edu.vn.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Cách kết hợp các phương thức đó có gì đặc sắc?

Câu 2 (1đ): Tình cảm lão Hạc dành cho cậu Vàng được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình yêu thương động vật.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về thông điệp: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.

Câu 2 (5đ): Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11

Đáp án Đọc hiểu văn bản 

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự và biểu cảm.

Tác dụng của việc kết hợp hai phương thức này: giúp cho câu chuyện không bị khô cứng; bộc lộ cụ thể hơn, sinh động hơn tình cảm mà lão Hạc dành cho cậu Vàng.

Câu 2 (1đ):

Tình cảm mà lão Hạc dành cho cậu Vàng: Lão gọi nó là cậu Vàng, thỉnh thoảng lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm; lão cho nó ăn cơm trong một cái bát và chia đồ ăn cho nó; lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng; lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó.

Câu 3 (1,5đ):

Nêu cảm nghĩ về tình yêu thương động vật:

  • Đây là một tình cảm đáng quý, đáng trân trọng. Khi yêu thương động vật, con người sẽ có những hành động thiết thức để bảo vệ chúng (cũng chính là bảo vệ môi trường sống của mình).
  • Động vật còn là những người bạn thân thiết của con người, giúp con người vui vẻ hơn trong cuộc sống.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về thông điệp: Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Đam mê” là niềm khao khát, theo đuổi và đạt được, thực hiện được thứ gì đó.

“Đam mê khác biệt” là niềm đam mê mang dấu ấn cá nhân, không lẫn lộn với bất kì ai.

b. Phân tích

Theo đuổi đam mê khác biệt giúp chúng ta khẳng định bản thân, tự làm mới, tự tạo dấu ấn cá nhân trong xã hội công nghiệp này.

Có đam mê khiến chúng ta có động lực sống, có niềm cảm hứng thúc đẩy chúng ta đứng lên thực hiện ước mơ, lý tưởng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

c. Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

d. Phản biện

Có những người sống không có ước mơ, không có đam mê,… → đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ 

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, bài thơ Thương vợ và nhân vật bà Tú.

2. Thân bài

→ Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của Chí Phèo.

a. Bốn câu thơ đầu

  • “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.
  • “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

→ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà còn phải nuôi chồng.

  • “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
  • “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn; thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.

→ Nhấn mạnh sự vất vả gian truân của bà Tú.

  • “Buổi đò đông”: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.
  • Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

→ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đầy vất vả, gian nan đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

b. Bốn câu thơ cuối

  • “nuôi đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải lặn lội nuôi cả gia đình → người đảm đang, chu đáo với chồng con.
  • “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên không than vãn, trách móc.
  • “Năm nắng mười mươi”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

→ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

———————–

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây Tip.edu.vnđã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11 (Đề 3). Để có kết quả cao hơn trong học tập, Tip.edu.vnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà Tip.edu.vntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post