Chia sẻ những tip thiết thực

Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân lớp 6

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Giáo dục công dân được Tip.edu.vnsưu tầm và đăng tải gồm đề thi và đáp án kèm theo. Đề thi học kì 1 lớp 6 môn GDCD này sẽ giúp các bạn hệ thống lại kiến thức GDCD được học trong chương trình học kì 1 lớp 6, mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 Tải nhiều

Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 năm 2020

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, hoặc D của ý mà em cho là đúng.

Câu 1: Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.

B. Con nhà lính tính nhà quan.

C. Cơm thừa, gạo thiếu.

D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

Câu 2: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Đi xe đạp hàng ba.

B. Đọc báo trong giờ học.

C. Đi học đúng giờ.

D. Đá bóng dưới lòng đường.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

A. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

B. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt.

D. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

A. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời.

B. Ngày đầu năm, cả nhà Lê đi hái lộc.

C. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.

D. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.

Câu 5: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên.

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

C. Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.

D. Nam hàng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 6: Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?

A. Thường xuyên rèn luyện.

B. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.

C. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

D. Nói leo, ngắt lời người khác .

Câu 7: Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Kính thầy yêu bạn.

D. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và xã hội?

A. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

B. Tham gia tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội.

C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

D. Chăm chỉ học để tiến bộ.

Câu 9: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

B. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

C. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

D. Học để có bạn cùng chơi.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Thủy cũng dậy sớm học bài.

B. Chưa học bài, Nam đã đi chơi.

C. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

Câu 11: Sống chan hòa là:

A. sống hòa thuận với chị em ruột thịt, xóm giềng.

B. sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động xã hội.

C. sống vì bản thân,sống vui vẻ, thân thiện.

D. thường xuyên giúp đỡ người khác nhưng không quan tâm các hoạt động xã hội.

Câu 12: Quan tâm đến người khác, cư xử lịch sự văn minh là:

A. tiết kiệm.

B. tôn trọng kỉ luật.

C. lễ độ.

D. biết ơn.

Câu 13.Câu thành ngữ nào chỉ đức tính lễ độ?

A. Kính lão đắc thọ.

B. Kính trên nhường dưới.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Ơn trả nghĩa đền

Câu 14. Việc xác định đúng mục đích học tập sẽ giúp chúng ta có được điều gì sau đây?

A. Đạt được mục đích trước mắt.

B. Chán nản và không cố gắng.

C. Có được động lực tinh thần để vượt qua khó khăn.

D. Gian dối trong kiểm tra, thi cử

Câu 15.Phân biệt hành vi lịch sự tế nhị và ngược lại?

Việc làm, hành vi

Lịch sự, tế nhị

Không lịch sự

1. Nói chen ngang vào lời người khác.

 

 

2. Chăm chú lắng nghe người khác nói chuyện với mình.

 

 

3. Đi nhẹ, nói khẽ khi vao bệnh viện thăm người ốm.

 

 

4. Cười to khi thấy người khác bị ngã.

 

 

Câu 16.Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với cột phải (B) sao cho phù hợp nhất

A. Phẩm chất đạo đức

Nối

B. Hành vi

a. Biết ơn

….nối với……

1/ Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà

b. Tôn trọng kỉ luật

 

….nối với……

2/ Nga cùng các bạn trong chi Đội đến quét dọn và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

c. Lễ độ

 

….nối với……

3/ Tự giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nên dùng được lâu.

d. Siêng năng, kiên trì

….nối với……

4/ Trước khi đi đâu, Quân đều xin phép cha mẹ.

e. Tiết kiệm

 

….nối với……

5/ Trời mưa to, nhưng Vân vẫn cố gắng đến lớp đúng giờ.

Câu 17. Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật?

A. Luôn đi học muộn.

B. Xem tài liệu khi kiểm tra.

C. Không học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.

D. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày.

Câu 18. Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị?

A. Nói chuyện làm ồn nơi công cộng.

B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào thăm người bệnh.

C. Ngắt lời người khác đang nói.

D. Nói chuyện trong giờ học.

Câu 19. Cho biết hành vi nào sau đây là chưa sống chan hòa với mọi người?

A. Hòa hợp, gần gũi với bạn bè.

. Sống cô lập, khép kín.

C. Luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người.

D. Hòa đồng với mọi người.

Câu 20. Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?

A. Ngại đi lao động.

B . Tự nguyện, tự giác tham gia phong trào.trồng cây, dọn vệ sinh trường, lớp

C. Đùn đẩy, né tránh trong công việc.

D. Phân công, giao việc cho bạn, còn mình thì không làm

Câu 21. Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất?

A. Học để kiếm việc làm nhàn hạ và có thu nhập cao.

B. Học để khỏi thua kém bạn bè.

C. Học vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của đất nước.

D. Học vì danh dự của gia đình.

Câu 22. Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là:

A. Tôn trọng kỉ luật.

B. Tiết kiệm.

C. Lễ độ.

D. Biết ơn.

Câu 23. Chọn những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học.

“Biết ơn là sự ………..và những việc đền ơn, đáp nghĩa đối với những người ……..,với những người có công với dân tộc, với đất nước”

A. sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm, đã giúp đỡ mình

B. đền đáp, luôn yêu thương

C. trân quý, đã giúp đỡ mình

D. bày tỏ, luôn yêu thương

Câu 24. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì?

Tục ngữ

Đức tính

Có công mài sắt có ngày nên kim.

 

Kính trên nhường dưới

 

Uống nước nhớ nguồn

 

Tích tiểu thành đại

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (4đ).

Câu 1: (2 điểm) Mục đích học tập của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?

Câu 2: (2 điểm) Tình huống:Mỗi ngày đến trường Nam đều học bài và chuẩn bị bài đầy đủ. Riêng Hải bạn của Nam ngày nào đến lớp cũng muộn, vào giờ học thì hay nói chuyện, không mang đủ tập, sách, khi thì không soạn bài …

A. Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải?

B. Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải?

Đáp án: Đề thi học kì 1 lớp 6 môn GDCD

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, hoặc D của ý mà em cho là đúng.

Câu 1: Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?A. Kiến tha lâu đầy tổ.

Câu 2: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? C. Đi học đúng giờ .

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

B. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

D. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.

Câu 5: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

Câu 6: Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?

B. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.

Câu 7: Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?

D. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và xã hội?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội.

Câu 9: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

A. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Thủy cũng dậy sớm học bài.

Câu 11: sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động xã hội.

Câu 12: Quan tâm đến người khác, cư xử lịch sự văn minh là: C. lễ độ.

Câu 13. Câu thành ngữ nào chỉ đức tính lễ độ? B. Kính trên nhường dưới.

Câu 14. Việc xác định đúng mục đích học tập sẽ giúp chúng ta có được điều gì sau đây?

C. Có được động lực tinh thần để vượt qua khó khăn.

Câu 15. Phân biệt hành vi lịch sự tế nhị và ngược lại?

Việc làm, hành vi

Lịch sự, tế nhị

Không lịch sự

1. Nói chen ngang vào lời người khác.

 

X

2. Chăm chú lắng nghe người khác nói chuyện với mình.

X

 

3. Đi nhẹ, nói khẽ khi vao bệnh viện thăm người ốm.

X

 

4. Cười to khi thấy người khác bị ngã.

 

X

Câu 16.Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với cột phải (B) sao cho phù hợp nhất

A. Phẩm chất đạo đức

Nối

B. Hành vi

a. Biết ơn

…A

.nối với……2

1/ Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà

b. Tôn trọng kỉ luật

 

..B..nối với…5…

2/ Nga cùng các bạn trong chi Đội đến quét dọn và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

c. Lễ độ

 

C nối với…4…

3/ Tự giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nên dùng được lâu .

d. Siêng năng, kiên trì

D nối với……1

4/ Trước khi đi đâu, Quân đều xin phép cha mẹ.

e. Tiết kiệm

 

E nối với…3…

5/ Trời mưa to, nhưng Vân vẫn cố gắng đến lớp đúng giờ.

Câu 17. Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật?

D. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày.

Câu 18. Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị?

B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào thăm người bệnh.

Câu 19. Cho biết hành vi nào sau đây là chưa sống chan hòa với mọi người? B. Sống cô lập, khép kín.

Câu 20. Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?

B . Tự nguyện, tự giác tham gia phong trào.trồng cây, dọn vệ sinh trường, lớp

Câu 21. Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất?

C. Học vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của đất nước

Câu 22. Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là: A. Tôn trọng kỉ luật.

Câu 23. Chọn những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học.

A. sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm, đã giúp đỡ mình

Câu 24. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì?

Tục ngữ

Đức tính

Có công mài sắt có ngày nên kim.

SNKT

Kính trên nhường dưới

LĐ.LSTN

Uống nước nhớ nguồn

Tích tiểu thành đại

SNKT, TK

B. PHẦN TỰ LUẬN (4đ).

Câu 1: (2 điểm)Mục đích học tập của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?

– Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

– Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dưng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

– Mục đích học tập đúng là học tập vì tương lai của bản thân và học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau.

– Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức; chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân.

Mục đích học tập đúng là phải kết hợp giữa mục đích vì xã hội với vì chính bản thân và gia đình. Không nên vì cá nhân, không thể tách cá nhân khỏi xã hội.

Câu 2 (2 điểm) Tình huống: Mỗi ngày đến trường Nam đều học bài và chuẩn bị bài đầy đủ. Riêng Hải bạn của Nam ngày nào đến lớp cũng muộn, vào giờ học thì hay nói chuyện, không mang đủ tập, sách, khi thì không soạn bài …

A. Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải? Nam đúng, Hải chưa đúng

B. Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải? Nhắc nhở, động viên, kèm giúp bạn

Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 năm 2019 

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm – mỗi câu đúng đạt 0,25đ)

Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm của mình

Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên .

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 2: Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng

B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.

C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn

D. Không tham gia hoạt động của lớp

Câu 3: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Đi xe đạp hàng ba.

B. Đọc báo trong giờ học.

C. Đá bóng dưới lòng đường.

D. Đi học đúng giờ .

Câu 4: Việc làm thể hiện sự biết ơn là

A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào

B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng

C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà

D. Em thích bẻ cây xanh trong trường

Câu 5: Hành vi nào biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

D. Chăm chỉ học để tiến bộ, không tham gia hoạt động khác.

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

A. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

B. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt

D. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

Câu 7: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

D. Học để có bạn cùng chơi.

Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng.

A

B

Nối

1. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

2. Sống chan hòa với mọi người

3. Lịch sự, tế nhị

4. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội

5. Mục đích học tập của học sinh

 

A. Thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người.

B. giúp ta mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân, được mọi người quý mến, giúp đỡ.

C. giúp ta luôn được mọi người quý mến, giúp đỡ.

thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.

D. giúp ta có những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần, là môi trường sống của con người.

E. góp phần hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức .

G. giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, thành công trong cuộc đời.

 

1.-

2.-

3.-

4.-

5.-

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Cho tình huống sau:

Mi rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không muốn đi vì muốn ngủ. Mi phải đi rủ các bạn khác.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mi và sự từ chối của Phương?

b. Theo em, là học sinh chúng ta phải có ý thức như thế nào trong việc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức?

Câu 2 (2,0 điểm). Mai và Hồng ngồi cùng bàn đầu. Trong giờ kiểm tra, thấy Mai loay hoay mãi không làm được bài tập khó, Hồng liền đưa bài của mình cho Mai chép. Cô giáo phát hiện và cho cả hai bạn bài điểm kém. Hồng tấm tức nói với các bạn cùng lớp: Tớ giúp bạn chớ có vi phạm gì đâu!

a/ Hành vi của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?

b/ Em sẽ nói gì với Hồng khi bạn ấy tâm sự với em về chuyện này?

Câu 3 (2,0 điểm). Hoa là học sinh giỏi của lớp 6B nhưng Hoa không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.

a/ Em hãy nhận xét hành vi của Hoa?

b/ Nếu là bạn của Hoa, em sẽ làm gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy cho biết những việc làm nào thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hắng ngày?

Đáp án: Đề thi học kì 1 lớp 6 môn GDCD năm 2019

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

ĐÁP ÁN

B

C

D

B

A

D

C

CÂU

8

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-B

4-G

5-E

II. TỰ LUẬN:(7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

1

a. Mi là người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, còn Phương là người không tích cực, tự giác trong các hoạt động do nhà trường tổ chức.

b. Là học sinh phải có ý thức tự giác tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức. Vì tham gia các hoạt động đó giúp bản thân rèn được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, mở rộng được sự hiểu biết về mọi mặt..

1,0

 

 

 

1,0

 

 

 

2

a/ – Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật.

– Vì đây là giờ kiểm tra mà Hồng đưa bài cho Mai chép là sai, vi phạm nội qui trường lớp. Kiểm tra là để đánh giá khả năng học tập của mình nên bài của ai nấy làm.

b/ – Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy trong giờ kiểm tra mà ta nên giúp bạn trong giờ học bình thường, nhưng phải giảng cho bạn hiểu để bạn ấy tự làm bài. Như thế bạn học mới tiến bộ.

0,5

0,5

1,0

 

3

a/ Nhận xét:

– Hành vi của Hoa đúng là không đúng, là ích kỉ.

– Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân.

– Nếu ai cũng như Hoa thì mọi hoạt động của lớp sẽ bị ngừng trệ

b/ Nếu là bạn của Hoa em sẽ:

– Khuyên Hoa nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường

– Giải thích để Hoa hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động để mở mang hiểu biết, xây dựng được quan hệ, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác tổ chức.

– Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Hoa tham gia các hoạt động của lớp

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

4

– Trong học tập: chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học đều, học bài, làm bài đầy đủ…)

– Trong lao động, rèn luyện: tham gia lao động đều đặn, cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham trò chơi vô bổ…

0,5

 

 

0,5

Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 năm 2018 

I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Câu 1: Chọn ý đúng nhất bằng cách ghi đáp án đúng vào bài làm

1. Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.

b. Luyện tập thể dục hằng ngày.

c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.

d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.

2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

a. Ăn diện theo mốt.

b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.

c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

a. Chào hỏi người lớn tuổi.

b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.

d. Ngắt lời khi người khác đang nói.

4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?

a. Đi học đúng giờ.

b. Làm việc riêng trong giờ học.

c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.

d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.

Câu 2: (1đ)

Em đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi, việc làm nào dưới đây?

Hành vi, việc làm

Đồng tình

Không đồng tình

a. Nói chuyện riêng trong lớp học

   

b. Đổ rác đúng nơi quy định.

   

c. Giữ trật tự ở nơi công cộng.

   

d. Ngồi vắt chân lên ghế.

   

II. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: (3đ) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?

Câu 2: (2đ) Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

Câu 3: (2đ) Cho tình huống sau:

Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!

Em có đồng tình với Hải không? Nếu là em, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Đáp án: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2018

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: 2 Điểm Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

‎ý đúng

a

c

d

b

Câu 2: Mỗi ý đúng cho 0, 25 điểm

Em đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi, việc làm nào dưới đây?

Hành vi, việc làm

Đồng tình

Không đồng tình

a. Nói chuyện riêng trong lớp học

 

X

b. Đổ rác đúng nơi quy định.

X

 

c. Giữ trật tự ở nơi công cộng.

X

 

d. Ngồi vắt chân lên ghế.

 

X

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1:

3 điểm

– Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn

– Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.

– Liên hệ đúng: Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập; Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình; sống gọn gàng, ngăn nắp; …

1

 

1

 

1

Câu 2

2 điểm

 

– Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả.

– Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.

1

 

 

1

Câu 3

2 điểm

 

– Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm.

– Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài

nguyên nước.

1

 

 

1

Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2018 – 2019 được tải nhiều nhất

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm) Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)

A. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ, có thu nhập cao.

B. Học để khỏi thua kém bạn bè.

C. Học vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của đất nước.

D. Học vì danh dự của gia đình.

Câu 2 (0,5 điểm) Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)

A. Cử chỉ điệu bộ, kiểu cách.

B. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt.

D. Khi nói chuyện với người khác, không nói thẳng ý của mình ra.

Câu 3 (1 điểm) Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học:

“Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ…………………………., rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. Đồng thời, thông qua hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ ………………….., tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.”

Câu 4: (1 điểm) Hãy điền chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:

A. Chỉ những người lao động chân tay mới được gọi là người siêng năng  
B. Siêng năng là làm việc liên tục, không kể thời gian và kết quả công việc thế nào.  
C. Trong thời đại công nghiệp hoá, mặc dù có nhiều máy móc, con người vẫn cần phải lao động siêng năng, kiên trì.  
D. Chỉ những người nghèo mới cần phải làm việc một cách siêng năng, kiên trì.  

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm) Thiên nhiên bao gồm những gì? Theo em, vì sao con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên?

Câu 2 (1,5 điểm) Em hãy nêu 3 hành vi thể hiện lễ độ và 3 hành vi thể hiện thiếu lễ độ.

Câu 3 (3 điểm) Cho tình huống sau: Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp. Một số bạn trong đội bóng của lớp rủ Quân bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu. Hỏi:

1/ Theo em, Quân có thể có những cách ứng xử nào? (nêu ít nhất 3 cách)

2/ Nếu là Quân, em sẽ chọn cách nào? Vì sao?

Đề chuẩn bị cho kết quả thi học kì 1 đạt kết quả cao, các em học sinh tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 sau đây:

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan

Ngoài đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6, các em học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 6 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 1 lớp 6 này giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn, Chúc các em ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

  • Đo mức độ “biến thái” của bạn!
  • Loài vật nào ngủ quên trong tâm hồn bạn?
  • Bạn có thuộc lòng các bảo bối của Doraemon?
  • Bạn là Công chúa, Nàng tiên hay Phù thủy?
  • Nhìn hình đoán MV Kpop

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post