Chia sẻ những tip thiết thực

Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm học văn

I. Mở bài

– Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Chia sẻ một kinh nghiệm học văn (cụ thể là học văn theo đặc trưng thể loại).

– Thể hiện đánh giá của bản thân: Đây là kinh nghiệm quan trọng và cần thiết đối với việc học văn.

II. Thân bài

1. Thực trạng của việc học văn hiện nay.

– Học sinh chán học văn, lười học văn, xem đây là một bộ môn nhàm chán, có học sinh còn làm đơn li dị đối với môn văn.

– Xem đây là môn học khó, không tìm ra được phương pháp học tập văn hiệu quả.

– Điểm số môn văn trong các kì thi, kì kiểm tra của học sinh thường rất thấp

– Người học không có niềm đam mê, hứng thú với môn Văn

2. Vì sao cần học văn theo đặc trưng thể loại.

– Văn học không chỉ là bộ môn khoa học mà còn là một loại hình nghệ thuật, vì thế cách học văn cũng có sự khác biệt với nhiều cách học đa dạng khác nhau

– Bất cứ một bài văn nào cũng được làm theo đặc trưng riêng của thể loại riêng, cách giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu một tác phẩm văn học bao cũng theo đặc trưng thể loại ấy. Chính vì thế, một trong những kinh nghiệm học văn hiệu quả đó là học văn theo đặc trưng thể loại.

3. Kinh nghiệm học văn theo thể loại

– Nắm vững đặc trưng của mỗi thể loại: Tất cả các tác phẩm văn học đều được quy vào một trong ba thể loại tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi thể loại lại có phương pháp tiếp cận riêng:

+ Đối với thể loại tự sự: cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,..

+ Đối với thể loại trữ tình: Ngôn ngữ, nhịp điệu, tứ thơ, mạch cảm xúc,…

+ Đối với thể loại kịch: Xung đột kịch, đối thoại giữa các nhân vật, ý nghĩ,….

– Soạn bài trước khi lên lớp theo những câu hỏi có liên quan đến thể loại

+ Tự chuẩn bị cho mình những câu hỏi có liên quan đến thể loại của tác phẩm

+ Áp dụng những câu hỏi đó vào từng tác phẩm để thấy được đặc sắc của văn bản.

– Phân chia các tác phẩm theo nhóm thể loại.

+ Từ những bài phân tích của thầy cô trên lớp, học sinh tự phân chia thành các nhóm tác phẩm thuộc những thể loại khác nhau để dễ dàng học tập, so sánh, liên hệ giữa các tác phẩm.

+ Mô hình hóa cách phân chia thành đề cương hoặc sơ đồ tư duy để học tập hiệu quả hơn.

4. Ý nghĩa của việc học văn theo thể loại

– Giúp người học phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập.

– Người học có thể tự học, tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức dựa trên mẫu số chung đã có

– Nắm bắt tác phẩm một cách dễ dàng, không bị lúng túng trước một tác phẩm mới, xa lạ chưa từng được tiếp xúc.

III. Kết bài

– Khái quát lại kinh nghiệm học văn vừa trình bày

– Mở rộng vấn đề: Đây là một kinh nghiệm học văn khá hiệu quả, bên cạnh đó còn nhiều kinh nghiệm học văn khác như theo phong cách tác giả, theo từng nhóm thời kì,….

– Đưa ra lời khuyên: Học tập chủ động, tìm ra cho mình phương pháp học văn hiệu quả, phù hợp nhất.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (59 bình chọn)