Chia sẻ những tip thiết thực

Dàn ý phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: học đế biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Nếu em vẫn chưa có ý tưởng nào cho việc xây dựng dàn ý phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: học đế biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình, vậy em có thể tham khảo cách sắp xếp, trình bày các ý chính trong dàn bài của chúng tôi dưới đây để bổ sung cho dàn ý của mình hoàn thiện hơn.

Dàn ý Phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề bằng câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” để đề cao tầm quan trọng của việc học.
– Nêu vấn đề: Mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết… học để tự khẳng định mình”.
2. Thân bài
* Giải thích ý kiến: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
– “Học để biết”: Nhờ học tập mà chúng ta tiếp thu những kiến thức mởi mẻ, bổ ích.
– “Học để làm”: Áp dụng các kiến thức lý thuyết vào đời sống, kết hợp lí thuyết với thực hành.
– “Học để chung sống”: Học để thích nghi với mọi hoàn cảnh và giúp cho các mối quan hệ giữa người – người trở nên khăng khít, bền chặt hơn. 
– “Học để khẳng định mình”: Học để tự khẳng định giá trị của bản thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội thực tại.
=> Thông điệp gửi đến mọi người, đặc biệt là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
* Tầm quan trọng của việc học tập suốt đời:
– Học giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về dân tộc và thế giới: Đi qua những năm tháng hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua môn Lịch sử; biết thêm về không gian địa lí, sông ngòi, núi rừng, các đất nước tươi đẹp trên thế giới qua môn Địa lí; được học cách tính toán, logic, giải thích các hiện tượng qua Toán, Lí, Hóa,…; được trau dồi, bồi dưỡng năng khiếu qua Âm nhạc, Hội họa, Thể thao… 
– Học giúp chúng ta hòa nhập, chung sống trong cộng đồng: 
+ Giúp ta rèn luyện nhân cách đạo đức, lối sống, có ý thức và trách nhiệm công dân.
+ Giúp ta biết cách đối nhân xử thế, biết cách lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu, đồng cảm với nhau, từ đó biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
=> Dẫn chứng: Văn học dạy ta cách làm người, giúp ta biết làm người hơn (tác phẩm Chí Phèo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…).
– Giúp con người tự khẳng định bản thân.
=> Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giáo sư Ngô Bảo Châu, các doanh nhân thành đạt, ca sĩ nổi tiếng, nhạc sĩ, nhà văn được yêu mến,…
* Mở rộng vấn đề: Bên cạnh đó, vẫn có nhiều người còn xem thường việc học, ham chơi, tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ…
=> Cần phê phán, lên án.
* Học tập như thế nào là đúng đắn:
– Xác định rõ ràng mục tiêu học tập.
– Chủ động, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức.
– Thường xuyên trau dồi tri thức, tự học, tự rèn luyện, “Học để biết… học để tự khẳng định mình”.
3. Kết bài
– Khẳng định lại tính đúng đắn của ý kiến “Học để biết… học để tự khẳng định mình”.
– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. 

Xem bài mẫu: Phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Trên đây là Dàn ý phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: học đế biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình, thông qua dàn ý trên để củng cố kiến thức và kỹ năng viết bài phát biểu ý kiến. Các em có thể tham khảo một số dàn ý như: Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mùa xuân của tôi, Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em, Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân;…

 

https://tip.edu.vn/dan-y-phat-bieu-y-kien-ve-muc-dich-hoc-tap-do-unesco-de-xuong-hoc-de-biet-hoc-de-lam-hoc-de-chung-song-hoc-de-tu-khang-dinh-minh-47240n

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (60 bình chọn)