Chia sẻ những tip thiết thực

Dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Nam Cao sáng tác rất nhiều truyện ngắn về đề tài người trí thức trong xã hội xưa, đặc biệt ông luôn khai thác khía cạnh bi kịch tinh thần ở họ, cùng đón đọc dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa để hiểu hơn về kiểu nhân vật này.

Dàn ý Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Đời thừa
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Tấn bi kịch của người trí thức nghèo – nhân vật Hộ
2. Thân bài
* Bi kịch thứ nhất: Bi kịch giấc mộng văn chương
– Hộ là nhà văn và với anh, nghệ thuật là tất cả “ngoài nghệ thuật… quan tâm nữa”
+ Khao khát của Hộ là trở thành một nhà văn chân chính, sáng tác ra một tác phẩm mà “làm mờ… cùng thời”
+ Quan niệm giàu giá trị về văn chương và nghề viết văn “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì… đê tiện”, “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay… sáng tạo những gì chưa có”
– Vậy nhưng hiện thực cuộc sống với gánh nặng cơm áo gạo tiền… đã khiến cho anh không thể thực hiện được ước muốn cao đẹp của mình
+ Cho in những cuốn văn viết vội vàng
+ Viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc
=> Hộ rơi vào bi kịch giấc mộng văn chương: “Sau mỗi lần đọc lại cuốn sách hay đoạn văn kí tên mình,… một thằng khốn nạn”
* Bi kịch thứ 2: Bi kịch tình thương
– Hộ luôn mang trong mình lẽ sống tình thương, nên anh đã “cứu vớt, cưu mang mẹ con Từ…”
+ Anh luôn mong muốn mang lại cuộc sống đầy đủ cho vợ con, nên “đành phí đi một vài năm để kiếm tiền tiêu”
– Vì gánh nặng vật chất:
+ Hộ đã vi phạm, giẫm đạp lên lẽ sống tình thương mà mình suốt đời theo đuổi: Hắn trở nên “cau có và gắt gỏng” với vợ con
+ Hộ đắm mình trong những cơn say và trở nên mất lí trí “đánh Từ, đuổi cả Từ đi”
=> Nhân vật rơi vào bi kịch lẽ sống tình thương: Xem tình thương là trên hết nhưng rốt cục đã có những hành động đi ngược lại với lẽ sống ấy của mình. 
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận
– Nêu suy nghĩ/ cảm xúc của bản thân. 

https://tip.edu.vn/dan-y-phan-tich-tan-bi-kich-cua-nguoi-tri-thuc-ngheo-trong-xa-hoi-cu-qua-nhan-vat-ho-46953n
Xem bài mẫu: Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (58 bình chọn)