Chia sẻ những tip thiết thực

Chứng minh 3 điểm thẳng hàng trong đường tròn

Chuyên đề thi vào lớp 10: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng

  • I. Cách chứng minh ba điểm thẳng hàng trong đường tròn
  • II. Bài tập ví dụ cho bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng trong đường tròn
  • III. Bài tập tự luyện về bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng trong đường tròn

Chứng minh 3 điểm thằng hàng trong đường tròn là một dạng toán nâng cao trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán được VnDoc biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 9 hiệu quả hơn đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

  • Ôn thi vào lớp 10 chuyên đề 10: Chứng minh các hệ thức hình học
  • Các dạng Toán ôn thi vào lớp 10
  • Các bài toán Hình học ôn thi vào lớp 10
  • Cách tính delta và delta phẩy phương trình bậc 2
  • 40 Đề thi môn Toán vào lớp 10 chọn lọc
  • Chuyên đề Hệ phương trình ôn thi vào lớp 10

+ Sử dụng tính chất tâm và đường kính của đường tròn

+ Sử dụng tính chất hai đường tròn tiếp xúc nhau

II. Bài tập ví dụ cho bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng trong đường tròn

Bài 1: Cho đường tròn (O), đường kính AB. Lấy điểm C nằm giữa O và B, lấy điểm D trên đường tròn (O) sao cho AD = BC. Kẻ CH vuông góc với AD (H thuộc AD). Tia phân giác của góc DAB cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai E và cắt CH tại F. DF cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai N

a, Chứng minh CH // BD

b, Chứng minh tứ giác AFCN nội tiếp

c, Chứng minh ba điểm N, C, E thẳng hàng

Lời giải:

Chứng minh 3 điểm thẳng hàng trong đường tròn

a, + Có \widehat {ADB} nhìn đường kính AB nên  suy ra AD vuông góc với DB

+ Có CH vuông góc với AD (giả thiết)

Suy ra CH song song với BD (từ vuông góc đến song song)

b, + CH // BD suy ra \widehat {HCA} = \widehat {DBA} (đồng vị)

lại có \widehat {AND} = \widehat {ABD} (cùng chắn cung AD)

Suy ra \widehat {AND} = \widehat {HCA}\left( { = \widehat {ABD}} \right)

+ Tứ giác AECN có:

\widehat {AND} = \widehat {HCA}

Hai góc cùng nhìn một cạnh

Suy ra 4 điểm A, E, N, C thuộc một đường tròn hay tứ giác AECN nội tiếp

c, + Tứ giác AFCN nội tiếp đường tròn có \widehat {NAF} + \widehat {NCF} = {180^0} (3) và \widehat {AFC} + \widehat {ANC} = {180^0}(4)

Ta có \widehat {AFC} + \widehat {CFE} = {180^0}(5) (2 góc kề bù)

+ Từ (4) và (5) suy ra \widehat {ANC} = \widehat {CFE}

+ Xét tam giác NAE và tam giác FCE có

Góc \widehat {CEF} chung

\widehat {ANC} = \widehat {CFE}

Suy ra hai tam giác NAE đồng dạng với tam giác FCE

Suy ra hai góc \widehat {FCE} = \widehat {NAF}(2 góc tương ứng bằng nhau) (3)

Từ (3) và (6) suy ra \widehat {NCF} + \widehat {FCE} = {180^0}

Suy ra N, C, E thẳng hàng

Bài 2: Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Đường thẳng AO cắt (O) tại E và đường thẳng AO’ cắt (O’) tại F. Chứng minh rằng E, B, F thẳng hàng

Lời giải:

Chứng minh 3 điểm thẳng hàng trong đường tròn

+ Có \widehat {ABE} nhìn đường kính AE nên \widehat {ABE} = {90^0}

+ Có \widehat {ABF} nhìn đường kính AF nên \widehat {ABF} = {90^0}

+ Có \widehat {ABE} + \widehat {ABF} = {90^0} + {90^0} = {180^0}

Suy ra 3 điểm E, B, F thẳng hàng

Bài 3: Cho đường tròn tâm O đường kính AB = 2R. Gọi M là một điểm bất kì thuộc đường tròn (O) khác A và B. Các tiếp tuyến của O tại A và M cắt nhau tại E. Vẽ MP vuông góc với AB (P thuộc AB), vẽ MQ vuông góc với AE (Q thuộc AE)

a, Chứng minh  AEMO là tứ giác nội tiếp đường tròn và APMQ là hình chữ nhật.

b, Gọi I là trung điểm của PQ. Chứng minh O, I, E thẳng hàng

Lời giải:

Chứng minh 3 điểm thẳng hàng trong đường tròn

a, Chứng minh AEMO là tứ giác nội tiếp đường tròn và APMQ là hình chữ nhật.

+ Có AE là tiếp tuyến của đường tròn O \Rightarrow \widehat {OAE}= 90^0

Có EM là tiếp tuyến của đường tròn O \Rightarrow \widehat {EMO}= 90^0

+ Xét tứ giác AEMO có:

\widehat {OAE} + \widehat {OME} = {90^0} + {90^0} = {180^0}

mà hai góc ở vị trí đối nhau

Suy ra tứ giác AEMO là tứ giác nội tiếp đường tròn.

+ Xét tứ giác APMQ có:

\widehat {PAQ} = \widehat {AQM} = \widehat {MPA} = {90^0}

Suy ra tứ giác APMQ là hình chữ nhật (dhnb)

b, Chứng minh O, I, E thẳng hàng

+ Nối A với M và E với O

+ Có AE và ME là hai tiếp tuyến cắt nhau tại E nên EO đi qua trung điểm AM (1)

+ Có APMQ là hình chữ nhật, suy ra AM và PQ cắt nhau tại trung điểm I của mỗi đường (tính chất) (2)

+ Từ (1) và (2) suy ra ba điểm E, I, O thẳng hàng.

III. Bài tập tự luyện về bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng trong đường tròn

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường tròn đường kính AB cắt BC tại D khác B. Gọi M là điểm bất kì trên đoạn AD. Kẻ MH, MI lần lượt vuông góc với AB, AC tại H, I. Kẻ HK vuông góc với ID tại K. Chứng minh \widehat {MID} = \widehat {MBC} và tứ giác AIKM nội tiếp, từ đó chứng minh ba điểm K, M, B thẳng hàng.

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy B làm tâm, vẽ đường tròn bán kính BA, lấy điểm C làm tâm, vẽ đường tròn bán kính AC. Hai đường tròn này cắt nhau tại điểm thứ hai là D. Vẽ AM và AN lần lượt là các dây cung của đường tròn (B) và (C) sao cho AM vuông góc với AN và D nằm giữa M và N. Chứng minh ba điểm M, D, N thẳng hàng.

Bài 3: Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB. Gọi C là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn sao cho 0 < AC < BC. Gọi D là điểm thuộc cung nhỏ BC sao cho \widehat {COD} = {90^0}. Gọi E là giao điểm của AD và BC, F là giao điểm của AC và BD. Gọi I la trung điểm của EF. Chứng minh IC là tiếp tuyến của (O).

Bài 4: Từ điểm S nằm ngoài đường tròn (O), vẽ tiếp tuyến SA (A là tiếp điểm) và cát tuyến SBC đến đường tròn (O) (A thuộc cung nhỏ BC). Gọi H là trung điểm của BC

a, Chứng minh SA2 = SB.SC và tứ giác SAHO nội tiếp đường tròn

b, Kẻ đường kính AK của (O). Tia SO cắt CK tại E. Chứng minh EK.BH = AB.OK

c, Tia AE cắt (O) tại D. Chứng minh ba điểm B, O, D thẳng hàng

Bài 5: Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B (O và O’ nằm về hai phía đối với dây cung AB). Kẻ AC và AD thứ tự là đường kính của hai đường tròn (O) và (O’)

a, Chứng minh ba điểm C, B, D thẳng hàng

b, Đường thẳng AC cắt đường tròn (O’) tại E, đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại F (E, F khác A). Chứng minh tứ giác CDEFF nội tiếp đường tròn

Bài 6: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp (O) (AB < AC). Các đường cao AD, BE và CF cắt nhau tại H

a, Chứng minh các tứ giác AEHF và ACD là các tứ giác nội tiếp

b, Gọi I là điểm đối xứng với E qua BC, BC cắt AI, EI lần lượt lại L và K. Vẽ LN vuông góc với AC tại N. Chứng minh \widehat {KNL} = \widehat {DAL}

c, Chứng minh ba điểm F, D, I thẳng hàng

——————-

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Toán 9: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng trong đường tròn. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tip.edu.vn mời các bạn học sinh tham khảo đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh hay các đề ôn luyện tuyển sinh vào lớp 10 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt!

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (65 bình chọn)