Chia sẻ những tip thiết thực

Chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần có được tính là tiết dạy?

Tiết chào cờ có được tính vào tiết dạy không?

Chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần có được tính là tiết dạy? Cách tính số giờ dạy của giáo viên chủ nhiệm bậc Tiểu học như thế nào. Dưới đây là các giải đáp thắc mắc cho các thầy cô cùng theo dõi.

Câu hỏi 1: Những tiết như chào cờ, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt đầu buổi học, lao động có được tính vào số tiết giảng dạy cho giáo viên chủ nhiệm hay không?

Câu hỏi 2: Xin hỏi giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học mỗi tuần 25 tiết kể cả tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần nhưng không được tính thừa giờ đúng hay sai?

Trả lời câu hỏi

Theo quy định tại Thông tư số 36/1999/TT-BGDĐT ngày 27/9/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với ngành giáo dục và đào tạo, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học là 40 giờ/tuần.

– Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

– Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh;

– Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

– Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

Như vậy, những tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động như sinh hoạt đầu buổi học, lao động là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện theo nhiệm vụ và thời gian để làm những việc này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.

Theo đó, giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học sẽ tham gia giảng dạy 20 tiết/tuần (được giảm 3 tiết/tuần). Số tiết giảng dạy vượt quá 20 tiết sẽ được tính thừa giờ để được tính phụ cấp.

Thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp:

Về thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp, Thông tư 36/1999/TT-BGDĐT cũng quy định:

Để đảm bảo mỗi buổi học không kéo dài quá 240 phút, tiết chào cờ đầu tuần và tiết sinh hoạt cuối tuần thực hiện không quá 20 phút; rút ngắn giờ ra chơi giữa buổi học của các ngày có tiết chào cờ và sinh hoạt. Hoạt động ngoài giờ theo các chủ điểm qui định trong năm học được bố trí vào một buổi thứ hai trong ngày đối với các trường tổ chức dạy học dưới 10 buổi/tuần, hoặc bố trí vào một buổi của ngày nghỉ cho mỗi chủ điểm.

Vì vậy, Thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp chỉ thực hiện tối đa 20 phút. Với những ngày có thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp thì học sinh bị rút ngắn giờ ra chơi.

Để biết thêm về các Quy định Giảm tiết dạy của Giáo viên mời các bạn theo dõi: Tổng hợp các quy định về tiết dạy của giáo viên các cấp và Các tài liệu Dành cho giáo viên. Tại đây VnDoc sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ các vấn đề liên quan đến lương, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức, và các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức,…

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post