Chia sẻ những tip thiết thực

Cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng với Kim Trọng cho Thúy Vân. Đây cũng chính là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Những xúc cảm trong 12 câu thơ đầu như tiếng nấc uất nghẹn ngào của người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng không tránh khỏi số phận trớ trêu trong xã hội phong kiến đầy bất công thối nát. Hãy cùng Tip.edu.vn tìm hiểu và cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên qua nội dung bài viết dưới đây. 

Mở bài: Đoạn trích “Trao duyên” của tác phẩm “Truyện Kiều” đã nói lên sự tha thiết của Thúy Kiều đối với mối duyên dang dở. Chọn hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu hẳn là một việc làm cao thượng nhưng chưa bao giờ là dễ dàng để rồi khi biến cố gia đình tạm được thu xếp, Thúy Kiều quyết định nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim. Những lời nói nghẹn ngào, da diết nói lên tâm trạng của Thúy Kiều trong những giây phút đầu “trao duyên” được thể hiện qua 12 câu thơ đầu của đoạn trích.

Những nét chính về tác giả và tác phẩm

Để cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên cũng như toàn bài thơ, người đọc cần nắm được sơ lược đôi nét về tác giả cũng như tác phẩm.

Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du 

Nguyễn Du (sinh năm 1765 – mất năm 1820) quê ở Hà Tĩnh. Tên chữ của ông là Tố Như và người đời còn biết đến ông với tên hiệu Thanh Hiên. Mặc dù xuất thân từ vùng đất Hà Tĩnh nhưng thật ra ông không chỉ được kế thừa những tinh hoa từ nơi chôn nhau cắt rốn này mà còn được lĩnh hội rất nhiều những vốn quý từ những nơi ông có cơ hội tiếp xúc. Đó là vùng Kinh Bắc quê mẹ đã vun bồi cho ông những tình cảm thân thương từ lời ca tiếng hát quan họ. Đó là Thăng Long kinh kì đã gắn bó với ông suốt quãng thời gian dài của cuộc đời – nơi hội tụ những truyền thống văn hóa quý giá của dân tộc. Đó còn là Thái Bình – quê vợ của ông, nơi có cánh đồng mênh mông bát ngát mà con người lao động thì chịu khó, chịu thương. 

Chính vì có được những trải nghiệm quý báu từ những vùng đất khác nhau như vậy nên ở Nguyễn Du có sự am hiểu rất rộng và sâu về đời sống con người. Bên cạnh đó, ông còn sống trong thời đại có rất nhiều biến động nên ông lại càng thấu hiểu hơn hết cảm giác hoang mang, rối ren của những con người chịu ảnh hưởng của sự thay ngôi đổi chủ. 

Tất cả những cảm giác, những chiêm nghiệm, suy tư ấy về cuộc đời và con người, Nguyễn Du đem gửi hết vào trong những tác phẩm của mình, ông xem đó là một nơi để ông thỏa sức bộc bạch. Thật kì diệu là những gì ông nghĩ, những điều ông viết đều được mọi người cảm nhận và đón chào nồng hậu. 

Điều đó có lí do của nó, bởi những tác phẩm ông để lại cho đời đều là những kiệt tác xuất chúng dù là viết dưới hình thức chữ Hán (như “Thanh Hiên tiền hậu tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”…) hay chữ Nôm (như “Truyện Kiều”, “Văn tế thập loại chúng sinh”, “Thác lời trai phường nón”…). Quả thật, những thành tựu mà Nguyễn Du để lại cho văn học nước nhà không chỉ gây được tiếng vang ở thời đại của ông (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) mà sẽ mãi là những đóng góp tuyệt vời để người đọc mọi thế hệ có cơ hội thưởng thức và tìm hiểu.

Đôi nét về trích đoạn Trao duyên

Khi cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên, ta thấy đoạn trích có 34 câu thơ, bắt đầu từ câu 723 và kết thúc ở câu thứ 756. Nằm trong kiệt tác “Truyện Kiều” và đoạn trích là một lát cắt nhỏ trong phân cảnh viết về Thúy Kiều trong tháng ngày đầu phải đối diện với sóng gió cuộc đời. 

Trong “Trao duyên”, nhà thơ đã đặt Thúy Kiều vào một hoàn cảnh đặc biệt: gia đình bị vu oan và Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để người thân thoát khỏi biến cố. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định này, Thúy Kiều buộc phải hi sinh tình yêu với Kim Trọng. 

Không còn lựa chọn nào khác, nàng đành phải cậy nhờ em gái là Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim mà trong lòng đớn đau khôn xiết. Tâm trạng đó của nàng sẽ được nhà thơ thể hiện qua 34 câu thơ trong đoạn trích này.

cảm nhận 12 câu đầu trao duyên và hình ảnh thúy kiều

Cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên trong truyện Kiều

Khi cảm nhận 12 câu đầu trao duyên, người đọc sẽ thấy rõ nét diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi đành hi sinh chữ tình vì chữ hiếu với mẹ cha. 

Lời mở đầu khó nói của Kiều với Thúy Vân 

Để có thể mở lời với Thúy Vân, có thể thấy qua hai câu thơ đầu, Thúy Kiều dường như phải cân nhắc, đắn đo rất nhiều mới có thể thổ lộ cùng em:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ở người em gái thân thương, có lẽ Thúy Kiều đã đặt vào em sự tin tưởng đến tuyệt đối nên mới quyết định “cậy em”. Thế nhưng dù có tin em, trông cậy ở em như thế nào thì việc nhờ vả em giúp đỡ mình trong chuyện tình cảm chưa bao giờ là điều đơn giản. Đó là lí do khiến cho việc mở lời của Kiều băn khoăn và ngập ngừng đến như vậy. 

Không dừng lại ở đó, cảm nhận 12 câu đầu trao duyên, người đọc cũng nhận thấy Kiều còn tỏ ra sự hệ trọng của vấn đề sẽ nhờ cậy em nên mới mong em “ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Từ trước đến nay, Kiều và Vân vẫn là hai chị em rất mực thân thiết nhưng dù thân thiết có nhường nào thì Kiều cũng không ngờ lại có lúc phải nhờ đến em một chuyện mà nàng chắc chắn em mình cũng rất khó xử. 

Kiều cũng mong em sẽ hiểu và thông cảm cho mình nên đã cố gắng thể hiện sự chân thành hết mức có thể. Những nỗi niềm, những bộn bề chất chứa trong lòng, Thúy kiều không còn nhiều cơ hội để thổ lộ cùng em. Vậy nên dù chuyện có khó xử, lời có khó nói, Kiều vẫn nỗ lực để những lời mình nói ra trở nên chân thật như những gì nàng nghĩ. 

Lúc này, Thúy Kiều có vẻ như không còn xem Vân là em gái nữa mà mong chờ em sẽ là ân nhân cứu rỗi cho những băn khoăn của mình. Thế nên sự thành khẩn mà Kiều thể hiện trong từng lời nói và hành động có lẽ không thể nào không khiến Vân động lòng mà lắng nghe. Có thể thấy trong cách dẫn dắt câu chuyện, ở Kiều có sự tinh tế và sâu sắc vô cùng. Sau khi mở lời, Kiều đã có đủ can đảm hơn để bộc bạch về hoàn cảnh của mình:

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

Khi cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên, ta thấy Kiều biết là Vân sẽ hiểu cho những đau khổ mà Kiều phải đối diện trong lúc “đứt gánh tương tư”. Kiều không thể làm cho tình yêu của mình tiếp bước đến chỗ vẹn tròn nên cần Vân giúp mình “chắp mối”. Kiều nói “mặc em” nhưng thật ra đặt niềm tin là Vân sẽ chấp thuận. Kiều mong Vân sẽ hiểu thấu rằng bản thân nàng cũng không hề mong muốn tình cảm lỡ làng, Kiều không mong Vân sẽ thay mình đảm đương trách nhiệm cứu gia đình, chỉ cần Vân đồng ý giúp Kiều là Vân đã chia sớt nỗi lòng trĩu nặng mà nàng đang mang.

Những dấu mốc cuộc đời trong hồi tưởng của nàng Kiều

Sau khi đã mở lời với Thúy Vân, Thúy Kiều đã tâm sự cùng em về những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời mình:

“Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”

Nhắc lại mối tình với chàng Kim, Thúy Kiều đã chân thành thổ lộ những hẹn ước thề nguyền của mình và người yêu cho Vân nghe với mong muốn Vân có thể hiểu được dù thời gian Kiều quen biết Kim Trọng chưa phải là nhiều nhưng mức độ tình cảm đã đạt đến “ngày quạt ước”, “đêm chén thề”

Cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên, ta nhận ra đối với Thúy Kiều, sự hiện diện của Kim Trọng trong cuộc đời nàng đã mang đến cho Kiều những cảm xúc rất đẹp, rất thơ của tình yêu đầu đời. Kiều nhận thấy giữa mình và Trọng có mối tương giao nên đã không ngần ngại thề nguyền gắn bó. Những tưởng mối tình đẹp tươi của mình sẽ có một kết thúc có hậu nhưng Kiều có ngờ đâu “sóng gió” lại ập đến bất ngờ như vậy. 

Cái “sóng gió” Kiều nhắc đến không phải là nảy sinh trong mối quan hệ giữa Kiều và Trọng mà là biến cố của gia đình. Ngay cả đến trong mơ, Kiều cũng khó lòng tưởng tượng nổi: gia đình bị vu oan và không còn cách nào cứu vãn nếu không có tiền. Kiều quyết định bán mình để giải vây cho mọi người. Nhưng khi đưa ra quyết định ấy, Kiều buộc phải chấp nhận hi sinh tình yêu. 

Việc nhà đã ổn thỏa, Kiều mới nhờ đến Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim, hành động ấy cho thấy sự cố gắng của Kiều để “hai bề vẹn hai”. Khi cảm nhận 12 câu đầu trao duyên, ta nhận thấy với cách lựa chọn của Thúy Kiều thể hiện nàng là một người không chỉ làm tròn bổn phận với gia đình mà còn rất trách nhiệm trong tình cảm đôi lứa.

Nàng giúp gia đình vượt cơn hoạn nạn nhưng cũng mong có thể phần nào xoa dịu nỗi đau của người yêu. Có thể thấy, thông qua những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời, người con gái họ Vương đã thể hiện những nét tính cách rất chín chắn, có trước có sau dù tuổi đời nàng vừa mới đến ngưỡng trưởng thành.

Lý lẽ thuyết phục em nhận mối lương duyên của Thúy Kiều

Kiều tâm sự với em về nỗi niềm của mình khi phải vượt qua những sự kiện quan trọng của cuộc đời, đồng thời cũng đưa ra những lý lẽ thuyết phục em nhận lời nhờ cậy của mình:

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Khi cảm nhận 12 câu đầu trao duyên, ta cũng thấy trong lời nói của Kiều, nàng đã thể hiện niềm mong muốn với tuổi xuân “còn dài” của mình, Vân hãy độ lượng “xót tình máu mủ” mà chấp nhận mối duyên Kiều gửi trao. Kiều cũng mong rằng mối duyên ấy sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho Thúy Vân trong những tháng ngày rộng dài phía trước. 

Có thể Thúy Vân không dành tình cảm đậm sâu cho Kim Trọng như Kiều nên việc Vân nhận lời hay không cũng là điều rất khó khăn. Thế nhưng, Kiều vẫn tin Vân sẽ niệm tình chị em nhiều năm gắn bó để thay Kiều hàn gắn mối duyên ấy. Kiều cũng nói rõ nếu Vân đồng ý thì dù phần đời còn lại của Kiều có đau khổ như thế nào, dù có “thịt nát xương mòn”, Kiều vẫn mãn nguyện “ngậm cười chín suối” vì Vân đã giúp mình hoàn thành tâm ý. 

Không chỉ đưa ra những cơ sở để thuyết phục em mà Kiều còn mang cả cái chết của mình ra chỉ để mong Vân chấp thuận. Trong quá trình cảm nhận 12 câu đầu trao duyên, người đọc sẽ thấy với sự khẩn cầu tha thiết ấy của Kiều, ắt hẳn sẽ khiến Vân thương cảm mà khó lòng chối từ.

Đánh giá trích đoạn khi cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên

Xét về nội dung, khi cảm nhận 12 câu đầu trao duyên, ta thấy đoạn trích đã bộc lộ rõ những vẻ đẹp ở phẩm chất quý giá ở Thúy Kiều. Nàng không chỉ là người con gái hiếu thuận và ý thức rất cao bổn phận của người con đối với gia đình, mà còn là hiện thân của một người tình lý tưởng trong tình cảm lứa đôi. 

Bên cạnh đó, thông qua đoạn trích, Nguyễn Du còn bày tỏ thái độ phê phán trước hiện thực cuộc đời bị chi phối bởi thế lực kim tiền. Chính vì nó mà con người phải chịu sự dồn đuổi đến chỗ phải đưa ra sự lựa chọn đến xót xa như thế. 

Xét về nghệ thuật, Nguyễn Du đã cho thấy tài năng trong việc lựa chọn hình thức độc thoại nội tâm để bộc bạch những tâm tư, nỗi niềm chất chứa trong lòng Kiều. Không chỉ vậy, cách vận dụng thật hiệu quả nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng giúp ông có thể khắc họa thành công bức chân dung hoàn mĩ về nhân vật với những nét đẹp cao quý trong phẩm chất.

Kết bài: Tóm lại, khi cảm nhận 12 câu đầu trao duyên, ta thấy Nguyễn Du đã phần nào thể hiện những nét tính cách đáng trân trọng ở một người con gái như Thúy Kiều. Thông qua cách xử lí biến cố đầu đời của mình, Thúy Kiều đã cho thấy mình không chỉ là người con gái vừa biết vun vén chuyện gia đình, nàng lại còn rất có trách nhiệm trong tình yêu. Có lẽ đây chính là một trong những lí do khiến người đọc thương cảm và trân trọng nàng. Như vậy, dẫu trải qua biết bao thế hệ, biết bao thăng trầm, tình cảm ấy dành cho Kiều vẫn luôn bất biến… 

Dàn ý cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên trong truyện Kiều

Với chủ đề trên, các em cần nắm được khái quát chính về dàn ý cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên.

Mở bài cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên

  • Đôi nét về đại thi hào Nguyễn Du (tên tuổi, vị trí trong nền văn học).
  • Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.
  • Dẫn dắt đến việc cảm nhận 12 câu thơ đầu Trao chuyên chính là những lời nhờ cậy của Thúy Kiều với Thúy Vân để thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. 

Thân bài cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên

  • Những lời mở đầu đầy khó nói của Thúy Kiều với Thúy Vân.
  • Những hồi tưởng về các dấu mốc trong cuộc đời của Kiều. 
  • Những lý lẽ thuyết phục Vân nhận mối lương duyên của nàng Kiều.

Kết bài cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên

  • Tóm tắt lại nội dung và nghệ thuật của 12 câu thơ đầu.
  • Thể hiện những cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên cùng một số suy nghĩ về trích đoạn.

Có thể thấy, khi cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên, ta thấy thông qua việc thể hiện nỗi đau của Kiều khi phải trao duyên tình dang dở của mình cho Thúy Vân, Nguyễn Du đã mang đến một cái nhìn đầy chân thực. Đó là một xã hội thối nát đầy bất công, một thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, bị chính đồng tiền dồn ép tới đường cùng không còn lối thoát. Chính bởi giá trị hiện thực cùng với giá trị nhân đạo sâu sắc mà trích đoạn Trao duyên cũng như tác phẩm truyện Kiều đã sống mãi trong lòng bạn đọc biết bao thế hệ… 

Trên đây là những tìm hiểu và cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên trong tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du. Hy vọng với những phân tích trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu có bất kỳ đóng góp, bổ sung hay thắc mắc gì liên quan đến chủ đề “cảm nhận 12 câu đầu Trao duyên”, đừng quên để lại nhận xét bên dưới để cùng Tip.edu.vn trao đổi thêm nhé. Chúc bạn luôn học tốt! 

Xem thêm >>> Cảm nhận Trao duyên – Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Xem thêm >>> Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên  

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post