Chia sẻ những tip thiết thực

Cách học tốt môn hóa – BÍ KÍP BỨT PHÁ thần tốc để đạt ĐIỂM CAO!

Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết lẫn bài tập. Cách học tốt môn hóa là bạn cần nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, đồng thời vận dụng tối ưu các kiến thức để giải quyết những vấn đề mới. Tip.edu.vn sẽ giúp bạn có được những bí kíp để bứt phá giành được những điểm cao của môn học này. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề về cách học tốt môn hóa học trong bài viết dưới đây nhé!. 

Cách học tốt môn hóa 8 với bốn bước đơn giản

Lên lớp 8, các bạn lần đầu tiên được làm quen với môn hóa học. Đây là nền móng đầu tiên và chuẩn bị cho các kiến thức ở lớp 9. Với môn hóa học lớp 8, bạn sẽ được tìm hiểu về các kiến thức nền tảng như:


  • Chất, phân tử, nguyên tử.
  • Phản ứng hóa học.
  • Mol
  • Một số chất cụ thể như Oxy – không khí; Hiđro – nước; Dung dịch.

lý thuyết cách học tốt môn hóa

Để dễ dàng tiếp cận với môn học mới này một cách có hiệu quả, trong các cách học tốt môn hóa lớp 8, các bạn có thể áp dụng 4 bước như sau:

  • Bước 1: Đọc trước, đọc kỹ nội dung trong SGK
  • Bước 2: Ghi nhớ chọn lọc về chất với tính chất cụ thể
  • Bước 3: Gắn các kiến thức học được với thực tiễn
  • Bước 4: Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống và ghi nhớ các kiến thức.

Bật mí cách học tốt môn hóa 9 hiệu quả 

Trong các cách học tốt môn hóa 9 thì bạn cần phải ôn lại một số kiến thức cũ của môn hóa lớp 8, bao gồm những phần sau:

  • Ký hiệu các nguyên tố hóa học và đặc biệt phải thuộc lòng hóa trị
  • Khái niệm oxit bazơ và oxit axit là gì?
  • Những công thức hóa học của năm lớp 8. 
  • Những phản ứng hóa học của năm lớp 8. 
  • Một số tính chất hóa học của các chất đã được học. 

Ở học kỳ 1 năm lớp 9 các bạn sẽ học về hóa vô cơ và sẽ đi sâu vào một số chất và tính chất đặc biệt. Dưới đây là một số kiến thức cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải nắm vững:

  • Tính chất hóa học của oxit bao gồm oxit axit và oxit bazơ. 
  • Tính chất hóa học của axittính chất hóa học của bazơ
  • Tính chất hóa học của muối.
  • Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
  • Tính chất vật lý của kim loại
  • Tính chất hóa học của kim loại
  • Dãy hoạt động hóa học của kim loại
  • Một số kim loại quan trọng và tính chất của chúng như nhôm, sắt, hợp kim của sắt
  • Tính chất của phi kim
  • Một số phi kim quan trọng và tính chất hóa học của chúng như: clo, cacbon, các oxit của cacbon, silic
  • Axit cacbonic và muối cacbonat. 
  • Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học. 

Sang đến học kỳ 2, các bạn sẽ được tìm hiểu về hóa học hữu cơ. Đây là phần kiến thức khó và sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở chương trình hóa học lớp 11. Cách học tốt môn hóa 9 là bạn cần nắm vững các kiến thức sau:

  • Hidrocacbon – nhiên liệu: 
    • Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. 
    • Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. 
    • Các hợp chất hữu cơ quan trọng như metan, etilen, axetilen, benzen, dầu mỏ và khí thiên nhiên.
  • Dẫn xuất của hidrocacbon – polime: 
    • Cần nắm rõ công thức cấu tạo và công thức phân tử của rượu etylic, axit axetic, mối liên hệ giữa etilen – rượu etylic – axit axetic, chất béo,… cũng như hiểu rõ về bản chất hóa học của chúng, từ đó sẽ giúp bạn viết được phương trình phản ứng, chuỗi phản ứng, nhận biết và làm bài toán hóa học liên quan.
    • Bên cạnh đó, bạn cần nhớ cách học tốt môn hóa 9 là ghi nhớ rõ công thức hóa học và tính chất của: glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo, protein, polyme. Phần này bạn sẽ được tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn vào đầu chương trình hóa học lớp 12.

tìm hiểu cách học tốt môn hóa 9

Một số bí quyết trong cách học tốt môn hóa 10

  1. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập cũng như các tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập cùng với máy tính có kết nối mạng Internet là vô cùng cần thiết.
  2. Trong cách học tốt môn hóa, bạn cũng cần chú ý lắng nghe khi lên lớp, ghi chép giáo viên giảng bài và mạnh dạn hỏi lại thầy cô những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.
  3. Việc tự học ở nhà vẫn là nhân tố quan trọng nhất nếu bạn muốn học tốt môn Hóa. Đây được xem là cách học tốt môn hóa đơn giản nhất. 
  4. Việc ôn tập kiến thức cũ là điều không hề dễ chút nào bởi bài cũ không thuộc thì bài mới sẽ lại càng khó khăn hơn khi tiếp thu. Do đó bạn phải biết cách ghi nhớ kiến thức biến kiến thức của thầy cô, của SGK thành kiến thức của mình.
  5. Học nhóm ngoài giờ học.
  • Ưu điểm của phương pháp là các thành viên có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau bạn học khá gúp đỡ bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.
  • Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng khác và không hiệu quả.

     6. Bạn cần sử dụng thành thạo bản đồ tư duy, phương pháp sơ đồ hóa tóm tắt kiến thức đối với mỗi nội dung bài học, tổng kết chương.

     7. Bên cạnh đó, trong cách học tốt môn hóa thì bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm.

  • Với hướng thi trắc nghiệm trong kì thi THPT Quốc gia năm 2016 như hiện nay: Đề có sư phân loại rõ ràng dành cho học sinh trung bình, khá, giỏi, để làm tốt các câu từ 30/50 (bên cạnh từ câu 1 đến câu 30 nên giải quyêt càng nhanh càng tốt) trở đi giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc các vấn đề sau đây:
  • Nắm chắc các phương pháp giải nhanh bài tập hóa.
  • Nắm chắc các công thức tính nhanh.
  • Nắm chắc kiến thức cơ bản và cả những phần nâng cao.
  • Nghiên cứu thật kĩ đề thi minh họa hàng năm do Bộ GD & ĐT đề xuất.

     8. Không học tủ học bất cứ chuyên đề

  • Nếu chỉ học tủ một chuyên đề nào đó thì bạn sẽ dễ dẫn đến không đủ thời gian để học các chuyên đề khác và kết quả thi sẽ kém. Do đó thì tùy theo số câu hỏi của mỗi chuyên đề mà dành thời gian tương ứng để học.

    9. Tự tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.

  • Trong thời đại ngày nay, bất cứ thông tin gì cũng có thể được tìm thầy trên mạng. Các thông tin cần tìm kiếm như; phương pháp giải bài tập hóa, các dạng bài tập, đề kiểm tra theo chuyên đề, các khóa học trên mạng, các bài giảng về các chuyên đề…

     10. Làm tốt các bài thực hành trên lớp.

  • Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nếu chúng ta làm được càng nhiều thí nghiệm mang tính chất chứng minh, đối chứng thì càng nắm bài tốt. Mỗi thí nghiệm các bước tiến hành, các hiện tượng xảy ra cần được ghi chép cẩn thận và mỗi học sinh phải tự tay làm.
  • Sau mỗi thí nghiệm người học sẽ nhớ lâu hơn và qua đó còn rèn học sinh đươc nhiều kĩ năng khác. Đặc biệt, các bài toán nhận biết các chất giáo viên nên gợi ý hướng dẫn để học sinh tự làm và kiểm chứng với lí thuyết từ đó càng làm cho học sinh thêm yêu thích và đam mê môn Hóa học.

    11. “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”

  • Mỗi người thường sẽ có một cách học, một phương pháp khác nhau không thể áp đặt một khuôn mẫu chung cho mọi người. Tuy nhiên, có điểm chung duy nhất để học tốt môn Hóa là chúng ta phải có sự yếu thích và lòng say mê môn học. Chính vì vậy, cách học tốt môn hóa là bạn hãy cố gắng để “say mê” nó. 

Kinh nghiệm về cách học tốt môn hóa 11

Kiến thức và bài tập hóa vô cơ hẳn đã quá quen thuộc với các bạn. Khi học sang hóa 11, bạn sẽ tiếp tục gắn bó với hóa vô cơ đến cuối học kỳ 1, sau đó bước sang một phần mới đầy quan trọng và được coi là khó nhất: hóa hữu cơ.

Hóa học hữu cơ không chỉ còn là những phương trình phản ứng hóa học, mà bạn cần phải làm quen với rất nhiều công thức cấu tạo dài và khó nhớ, ví dụ như các dạng đồng phân, danh pháp hay các tính chất vật lý, hóa học,… đòi hỏi các bạn phải chú ý và thường xuyên ôn luyện mới có thể nắm vững kiến thức được.

Cách học tốt môn hóa 11 là bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau đây nhé:

  • Khi đọc bảng tuần hoàn, bạn hãy nhớ học thuộc thông tin của những nguyên tố thường gặp trong các dạng bài tập
  • Luyện tập kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng
  • Tìm hiểu và vận dụng một số kĩ thuật ghi nhớ sẽ vô cùng hữu ích.
  • Ghi nhớ các định nghĩa và tính chất trong mỗi bài học để hiểu rõ hơn bản chất vấn đề.
  • Giải thành thạo các dạng bài trong sách giáo khoa và sách bài tập.
  • Nếu có thể, với mỗi bài tập teen 2k nên cố gắng giải bằng nhiều cách khác nhau. Điều này sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn và chủ động hơn khi học và thi.

kinh nghiệm trong cách học tốt môn hóa

Phương pháp học tốt môn hóa học lớp 12

Đối với phần lý thuyết môn Hóa học lớp 12

Trong chương trình Hóa lớp 12 chúng ta đã biết nó được chia làm 2 phần rõ rệt là hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Phần này cũng được đánh giá khó và phức tạp gây ra nhiều trở ngại cho chúng ta. Ở phần này để nắm vững khái niệm, định nghĩa, định luật thì bạn có thể học bằng cách:

  • Quan sát các thí nghiệm cùng các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống để ghi nhớ sâu sắc bởi lý thuyết hóa học rất gần với thực tế.
  • Xử lý thông tin: bạn cũng nên tự làm các thí nghiệm hóa học để từ đó tự nghiệm ra kết luận và những nhận xét quan trọng cho chính mình.
  • Ghi nhớ có chọn lọc và logic: Hóa học là một bộ môn không thể học vẹt mà phải học hiểu mới có thể nắm vững kiến thức. Vì thế mà trong khi nghe giảng bạn nên ghi nhớ những phần trọng tâm nhất, không học lan man vô ích.
  • Qua đó sẽ vận dụng kiến thức đã học nhằm trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng).

Ví dụ: Ta chỉ cần học thuộc công thức tổng quát của mọi dãy đồng đẳng Hiđrocacbon (C_{n}H_{2n+2-2k}) và 5 công thức tổng quát từ đó có thể suy ra được tất cả mọi công thức phân tử của mọi loại hợp chất hữu cơ. Sau đó ta có từ công thức phân tử tổng quát mà viết và cân bằng các phương trình phản ứng cháy một cách nhanh chóng, đơn giản.

Đối với phần bài tập môn Hóa học lớp 12

Bài tập Hóa là phần cốt lõi để vận dụng kiến thức đã học vào giải đề, vì thế mà nó là một phần không thể thiếu trong tất cả các kì thi Hóa học. Các dạng bài tập của Hóa học lớp 12 rất đa dạng và “khó nhằn” nhưng chỉ cần biết cách giải quyết thì mọi vấn đề đều trở nên rất đơn giản.

  • Học thuộc các tên gọi, lý tính, điều chế kết hợp với cấu tạo, hóa tính của các chất và chú ý đến hiện tượng Hóa học xảy ra.
  • Viết phương trình phản ứng: phần này phải biết được phần hóa tính của chất đó, xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với chất nào.

Ví dụ: Viết phương trình phản ứng sắt (III) chorua tác dụng với kali hiđroxit?

PTHH: (FeCl_{3} + 3 KOH rightarrow Fe(OH)_{3} + 3KCl)

  • Nhận biết các hóa chất: những dạng bài tập kiểu này yêu cầu các bạn cần nằm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu và viết ra phương trình phản ứng đi kèm với dấu hiệu đó.
  • Các chuỗi phản ứng: dạng này cần biết cả hóa tính lẫn điều chế, sự thay đổi mạch cacbon, mối quan hệ giữa các chất,..kết hợp điều kiện phản ứng, từ đó suy ra công thức các chất, cân bằng và ghi rõ điều kiện (nếu có) trong quá trình giải bài.
  • Giải thích, chứng minh hiện tượng: đối với câu hỏi dạng này cần phải viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự bay hơi, kết tủa, màu sắc, mùi vị…

Bài tập về các chất

  • Tên gọi: Bạn cần nắm được cách gọi tên các chất (một chất thì có thể có nhiều cách gọi tên: Tên thông thường, hoặc tên quốc tế).
  • Lý tính: Bạn cần lưu ý nhớ các trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, hay nhiệt độ nóng chảy, …
  • Cấu tạo: Bạn cần nắm được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
  • Hóa tính:
    • Bạn cần dựa vào đặc điểm cấu tạo, từ đó sẽ suy ra các tính chất cơ bản. Từ việc tìm hiểu hóa tính của chất tiêu biểu rồi khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
    • Tuy nhiên với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính, bạn cũng cần nhớ kĩ loại chất đó thì có thể cho những loại phản ứng nào, nó tác dụng được với các loại chất nào, từ đó sẽ có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.
  • Điều chế:
    • Với điều chế, bạn cần nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với từng loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung thì nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế hay không. 
    • Đặc biệt bạn cần nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
  • Ứng dụng: Bạn cần nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất để từ đó liên hệ với đời sống.

Cách làm tốt bài tập hóa học nhanh nhất 

Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lý tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

  • Viết phương trình phản ứng: Bạn cần phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
  • Chuỗi phản ứng: Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
  • Nhận diện hóa chất: Bên cạnh đó thì bạn cũng cần nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
  • Giải thích hiện tượng, chứng minh: Viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

Bí quyết làm bài thi môn hóa lớp 12

Cách học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao chính là nắm vững được lý thuyết, cũng như một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

  • Đầu tiên bạn cần liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu trong đề bài, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng như nào …) yêu cầu của đề bài.
  • Bước tiếp theo là Đặt ẩn số (thường là số mol, đặt công thức chung).
  • Bạn cần viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra (cần nhớ nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng cũng như ghi điều kiện nếu có).
  • Sau đó, bạn cần thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, qua đó lập hệ phương trình toán, …
  • Tiếp đó, bạn sử dụng các thủ thuật tính toán (cụ thể như phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) cũng như áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (như định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) nhằm giải quyết vấn đề.

Phương pháp để học tốt môn Hóa học lớp 12

Ngoài những phương pháp đã nêu ở trên chúng ta cũng cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Các thầy cô trên lớp sẽ ít khi giúp bạn giải các bài tập để củng cố kiến thức, do vậy với cách học tốt môn hóa thì bạn cần phải tự mình giải quyết hết các bài tập. 
  • Việc tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa sẽ giúp bạn nhớ lâu và học tốt môn hóa hơn. Đây cũng là một trong những kí kíp trong cách học tốt môn hóa học bạn nhé. 
  • Học tập từ những bạn học giỏi Hóa: Một trong những cách học tốt môn hóa học hiệu quả chính là có một người bạn học thật tốt môn này. 
  • Luôn cần quan sát và nhận xét, cũng như có hứng thú với các thí nghiệm hóa học: Trong các cách học tốt môn hóa thì đây được xem là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn nên kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay mà lại vừa “đã mắt”).
  • Bạn cũng nên kết hợp hóa học với các môn học khác: Đặc biệt là hai môn Toán và Lí. 
  • Bạn biết không, cách học tốt môn hóa còn nằm ở niềm say mê và hứng thú với môn học này. Niềm hưng phấn và hứng thú với môn học sẽ là mấu chốt giúp bạn có được những thành quả tuyệt vời với môn học này. 

Tuyệt chiêu trong việc học tốt môn hóa học

  • Sử dụng sơ đồ tư duy: Trong các cách học tốt môn hóa, bạn cần tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học qua sơ đồ tư duy. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách khái quát hơn. Bạn cố gắng hãy tự viết sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn, đừng xem sơ đồ của người khác. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần thiết. 
  • Bảng tuần hoàn hóa học cùng với cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Với các phương trình khó nhớ, bạn cần ghi ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn rằng chỉ sau vài lần, chắc chắn bạn sẽ nhớ ngay.
  • Có thể đoán đề thi: Trước khi thi bạn có thể đoán đề, đề sẽ cho dạng như nào cùng với việc kết hợp các thông tin trên lớp, từ đó có cách thức để “chiến đấu” sao cho hiệu quả. 
  • Học trên mạng: Bạn cũng nên tìm cho mình một website uy tín sẽ rất tốt – Đấy cũng là một trong những cách học tốt môn hóa tuyệt vời. Một số website bạn nên tham khảo như Dinhnghia.vn hay hochoathaydung nhé!. 

Tip.edu.vn đã đưa ra gợi ý về những cách học tốt môn hóa hiệu quả. Mong rằng với kiến thức trong bài viết, bạn đã có thể sở hữu cho mình những bí kíp về cách học tốt môn hóa. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến chủ đề “cách học tốt môn hóa”, hãy để lại trong nhận xét bên dưới để giáo viên của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé. Đừng quên share nếu thấy hay nha!. 

Xem chi tiết qua video của thầy Lê Đăng Khương:

Xem thêm:

  • 70+ công thức giải nhanh hóa học vô cơ và hữu cơ thi đại học [Update]
  • Các dạng bài tập este trong đề thi đại học và phương pháp giải

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Hóa Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post