Chia sẻ những tip thiết thực

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2018 – 2019 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm học 2021 – 2022 được Tip.edu.vnsưu tầm, tổng hợp các bộ đề ôn tập có đáp án và bảng ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức cơ bản môn Tiếng Việt, đồng thời cũng là tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo ra đề kiểm tra tiếng việt lớp 3 học kì 1. Chúc các em học tốt và chuẩn bị cho kì thi cuối kì 1 đạt kết quả cao nhất.

1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

Ma trận Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1.Kiến thức Tiếng Việt:

– Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, so sánh.

– Biết đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào ?; Ai làm gì?

– Biết cách xác định l/n phù hợp điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa.

Số câu

2

1

1

1

3

1

Câu số

3;4

5

8

7

Số điểm

1

1

1

1

2

2

2.Đọc hiểu văn bản:

– Biết nêu một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc;

– Hiểu ý chính của đoạn văn, nội dung bài

– Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

1

2

1

Câu số

1;2

6

Số điểm

1

1

1

1

Tổng

Số câu

4

1

1

1

1

5

3

Số điểm

2

1

1

1

1

3

3

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.

Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.

Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng:

Câu 1. Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đang sinh sống? Mức 1 – 0,5đ

A. Một chú Bồ Nông.

B. Bồ Nông mẹ.

C. Hai mẹ con Bồ Nông.

D. Mẹ con Bồ Nông và cua cá.

Câu 2. Bồ Nông chăm sóc mẹ như thế nào? Mức 1- 0,5đ

A. Dắt mẹ tìm nơi mát mẻ.

B. Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép xúc cá.

C. Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.

D. Tất cả các việc làm trên.

Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động? Mức 1-0,5đ

A. dắt, tìm, xúc, bắt, ngậm

B. dắt, cảm phục, yêu quý, xúc

C. yêu quý, dắt, bắt, xúc

D. ngậm, tìm, cảm phục, bắt

Câu 4. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì? Mức 2-1đ

A. Đôi chân của Bồ Nông khẳng khiu.

B. Bồ Nông rất hiếu thảo.

C. Trên đồng nứt nẻ, dưới ao khô.

D. Bồ Nông đi kiếm mồi.

Câu 5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? Mức 2-1đ

A. Chú Bồ Nông chăm chỉ làm việc.

B. Chú Bồ Nông như một đứa trẻ hiếu thảo và ngoan ngoãn.

C. Chú Bồ Nông chăm ngoan và hiếu thảo

D. Chú Bồ Nông yêu mẹ.

Câu 6. Em học tập được điều gì ở Bồ Nông? Mức 3 -0,5đ

………………………………………………………………………………………………..

Câu 7. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? nói về một bạn học sinh trong lớp. Mức 4-1đ

………………………………………………………………………………………………..

Câu 8. Điền l hay n vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: Mức 2-1đ

Hoa ….ựu …ở đầy một vườn đỏ ….ắng

…..ũ bướm vàng ….ơ đãng ….ướt bay qua.

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả (4 điểm): a) Nghe viết ” (Thời gian: 15 phút)

Chiều trên sông Hương

(Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 96 )

2. Tập làm văn (6 điểm): (Thời gian 25 phút) M4

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu em đi học.

Bài làm:

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022

A. Bài kiểm tra đọc:

1. Đọc thành tiếng: 4 điểm

2. Đọc hiểu: 6 điểm

Câu 1: Khoanh vào C (0,5 điểm)

Câu 2: Khoanh vào D (0,5 điểm)

Câu 3: Khoanh vào A (0,5 điểm)

Câu 4: Khoanh vào D (1 điểm)

Câu 5: Khoanh vào B (1 điểm)

Câu 6: Viết được 1 câu có ý học tập được sự chăm chỉ và lòng hiếu thảo của Bồ Nông.

Câu 7: 1 điểm.

Câu 8: 1 điểm.

B. Bài kiểm tra viết:

1. Chính tả: 4 điểm

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( âm đầu, vần thanh); không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.

-Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (6 điểm.)

Đảm bảo các yêu cầu sau, được 6 điểm.

+ Trình bày theo hình thức của một đoạn văn.

+ Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trì

nh bày bài viết sạch sẽ.

+ Tùy theo mức độ sai sót có thể cho các mức điểm: 6-5,5-5-4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1

Mẫu 1

Đã hơn hai năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong kí tức của em. Sáng đó, em dậy sớm lắm, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân xong.

Em liền ngồi vào bàn ăn sáng. Đúng 7h30 phút, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Cô giáo ra và mỉm cười với mẹ con em. Rồi cô và mẹ nói chuyện. Mẹ nói với em:”Con ở đây đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ đón con về”. Em túm lấy áo mẹ như không muốn rời xa. Cô giáo vỗ về em rồi mới bỏ tay ra. Em đứng nhìn cho đến khi chiếc xe máy khuất đi. Rồi em vào chỗ ngồi của mình và tự nhiên những giọt nước mắt ứa ra, lăn dài trên má. Một cảm giác buồn vui lẫn lộn đang dâng lên trong nước mắt em. Buổi học đầu tiên là thế đó.

Mẫu 2

Đó là một buổi sáng đáng nhớ nhất đối với em. Trong lòng em vừa hồi hộp, vừa lo lắng, dù mẹ đã bảo từ hôm qua: “ngày mai con sẽ đi học, con trở thành một học sinh lớp 1”. Sáng hôm ấy, tay em nắm chặt tay mẹ, em đi từng bước chậm rãi mà tự tin như muốn báo cho mọi người biết rằng em đã lớn, đã là một học sinh lớp một. Bầu trời trong xanh, không khí thoáng đãng, ngôi trường mới đẹp làm sao. Đến lớp, em chào cô giáo, cô đáp lại em với một nụ cười thật tươi. Các bạn ai cũng xinh xắn trong bộ đồng phục. Gương mặt rạng rỡ của mọi người khiến em có cảm giác rất thân thiện, không còn cảm giác bỡ ngỡ như lúc mới bước vào trường. Em thầm nhủ đây sẽ là nơi mình được dạy dỗ để trở thành một người có ích.

>> Viết lại buổi đầu em đi học thành một đoạn văn ngắn (40 mẫu)

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Ma trận Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

+ Đọc thành tiếng

+ Kiến thức Tiếng Việt

Nắm vững mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn và đặt câu theo những mô hình này

-Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm.

-Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh trong bài học và trong lời nói…

Số câu,

Câu số

S điểm

Số câu,

Câu số

Số điểm

Số câu,

Câu số

Số điểm

1

7

1

1

6

0,5

2

8,9

2

1

1

1

1

O,5đ

2

2

+ Đọc hiểu văn bản :

– Xác định được hình ảnh, nhân vật chi tiết trong bài đọc ; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài.

– Hiểu ý chính của đoạn văn.

– Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản khác từ bài đọc.- Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc ; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản.

Số câu

Câu số

Số điểm

Số câu

Câu số

Số điểm

Số câu

Câu số

Số điểm

2

1,2,3

1,5

1

4

0,5

1

5

0,5

2

2

1,5 đ

1

1

0,5đ

2

2

0,5 đ

Tổng

Chính Tả

Tập làm văn

Số câu

9

Số điểm

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Họ và tên: ……………………………………………. …………….Lớp:…………….

Giáo viên coi:…………………….. Giáo viên chấm:………………………………….

Điểm

Nhận xét của giáo viên:

………………………………………………………………………………………….…

…………………………………………………………………………………………….

Phần I.

I. Đọc thành tiếng (35 phút)

Đọc một đoạn trong các bài tập đọc: Đất quý, đất yêu; Nắng phương Nam; Cửa Tùng; Người liên lạc nhỏ; Nhà rông ở Tây Nguyên; Hũ bạc của người cha; Mồ Côi xử kiện

(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1B – lớp 3)

II. Đọc thầm bài đoạn văn sau (30 phút)

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:

Câu 1. Bác trọ ở đâu?

A. Khách sạn rẻ tiền.

B. Trọ nhà dân

C. Khách sạn sang trọng

Câu 2. Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

A. Cào tuyết trong một trường học.

B. Viết báo.

C. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

Câu 3. Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?

A. Dùng lò sưởi.

B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.

C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.

Câu 4. Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

B. Để theo học đại học.

C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?

…………………………………………………………………………………………………………..

Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai – Thế nào?

A. Hươu là một đứa con ngoan.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?

Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.

A. chị Gió

B. cánh đồng

C. ngọn núi

Phần II.

1. Chính tả (Nghe – viết)

Viết bài: Đôi bạn – Viết đoạn 3 của bài

(TLDH – T.Việt 3 – tập 1B- Trang 82) (15 phút)

2. Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em. (25 phút)

Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt

1. Đọc thành tiếng 4 điểm

Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: 4 điểm

Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập 6 điểm

+ Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm

+ Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 đ

+ Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai – Thế nào? 1đ (Đáp án đúng được bôi đậm)

A. Hươu là một đứa con ngoan.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1đ

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau? 1đ (Đáp án đúng được bôi đậm)

Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.

A. chị Gió

B. cánh đồng

C. ngọn núi

Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.

1. Viết chính tả:

  • Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
  • Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
  • Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm

2. Tập làm văn:

  • Viết được đoạn văn giới thiệu về tổ theo đúng yêu cầu, diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng.
  • Giới thiệu được các thành viên trong tổ. Số bạn nam, số bạn nữ.
  • Nêu được đặc điểm của từng bạn
  • Cảm nhận về tổ của mình.

Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.

3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 3

UBND HUYỆN…………

TRƯỜNG ……………….

ĐỀ KIỂM TRA KSCL CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2021 – 2022

Môn Tiếng Việt 3

(Thời gian làm bài 40 phút)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc đã học, từ tuần 1 đến tuần 17, SGK TV3 tập 1.

2. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP. (6 điểm)

Đọc thầm bài: “Đường vào bản”

Dựa theo nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ trước câu HS trả lời đúng:

Câu 1: (1 điểm)

Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?

a) Vùng núi.

b) Vùng biển

c) Vùng đồng bằng

Câu 2: (1 điểm) Vật gì nằm ngang đường vào bản?

a) Một ngọn núi.

b) Một rừng vầu.

c) Một con suối.

Câu 3: (1 điểm)

Em hãy nêu mục đích chính của đoạn văn trên?

…………………………………………………………………..……………

Câu 4: (1 điểm)

Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a) Một hình ảnh

b) Hai hình ảnh

c) Ba hình ảnh

Câu 5: (1 điểm)

Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu sau

a. Bông hoa cúc màu vàng rất đẹp.

b. Đồng lúa xanh bát ngát.

c. Lông thỏ mịn như nhung.

Câu 6: (1 điểm)

Em hãy viết một câu và xác định câu đó được viết theo mẫu câu nào.

……………………………………………………………………………………………………..

B. KIỂM TRA VIẾT ( 5 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm

Bài “Về quê ngoại” ( Đoạn viết: Em về quê ngoại ……êm đềm. SGK TV3 tập 1 trang 133.)

2. Tập làm văn: 3 điểm

Đề bài: Viết một bức thư cho người thân để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của em.

 Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

A. ĐỌC HIỂU: 10 điểm

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

Kiểm tra các bài tập đọc giữa HKI; theo hình thức cho HS bắt thăm. Giáo viên đánh giá, ghi điểm dựa vào các yêu cầu sau:

– Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng, rành mạch: 1 điểm

– Ngắt, nghỉ đúng ở các dấu câu 0,25 điểm.

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu 0,25 điểm.

2. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP.(6 điểm)

Câu 1.(1 điểm). Đáp án a

Câu 2.(1 điểm). Đáp án c

Câu 3.(1 điểm). Tả con đường vào bản rất đẹp

Câu 4.(1 điểm). Đáp án b

Câu 5. (1 điểm). Đáp án đúng: a) vàng; b) xanh; c) mịn.

Câu 6. (1 điểm).

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. CHÍNH TẢ: 4 điểm

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 4 điểm .

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh , không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25 điểm .

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao – khoảng cách, trình bày bẩn …trừ 0,25 điểm .

2. TẬP LÀM VĂN: Viết đoạn văn: 6 điểm

– HS viết được một bức thư để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của mình theo yêu cầu đạt 6 điểm .

– HS viết đúng cấu trúc một bức thư nhưng chưa đủ ý thì đạt 5 điểm .

– Tùy theo từng bài HS viết GV có thể cho 2 – 1,5 – 1 hoặc 0,5 điểm .

Ma trận Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Mạch KT, KN

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

T

N

KQ

TL

HT

khác

TN

KQ

TL

HT

khác

TN

KQ

TL

HT

khác

TN

KQ

TL

HT

khác

TN

KQ

TL

HT

khác

1. Kiến thức Tiếng Việt, Văn học

Số câu

2

1

2

1

Số điểm

2,0

1,0

2,0

1,0

2. Đọc

Đọc thành tiếng

Số câu

1

1

Số điểm

4,0

4,0

Đọc hiểu

Số câu

1

1

1

2

1

Số điểm

1

1,0

1,0

2,0

1,0

3. Viết

Chính tả

Số câu

1

1

Số điểm

4,0

4,0

Đoạn, bài văn

Số câu

1

1

Số điểm

6,0

6,0

TỔNG

Số câu

Số câu

1

2

3

2

1

4

3

2

Số điểm

Số điểm

1

8

3,0

7,0

1,0

4,0

8,0

8,0

4. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 4

A. Kiểm tra đọc (10đ)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thuỵ Chương

Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vùng biển.

B. Vùng núi.

C. Vùng đồng bằng.

Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. 1 sắc màu.

B. 2 sắc màu.

C. 3 sắc màu.

D. 4 sắc màu

Câu 3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Xanh lơ, xanh lục

B. Nước biển

C. Chiều tà

Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.

Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)

…………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào trong các câu văn sau: (M2-1đ)

Mi-sút-ca Xta-xích I-go cả ba bạn đều bịa chuyện Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa

Câu 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)

…………………………………………………………………………………………………….

B. Kiểm tra viết (10đ) (Thời gian: 40 phút)

1. Chính tả nghe – viết (4đ) (15 phút)

Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142.

2. Tập làm văn (6đ) (25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.

Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

A. Kiểm tra đọc (10đ)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)

A. Vùng biển.

2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)

C. 3 sắc màu.

3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)

A. Xanh lơ, xanh lục

4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)

B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)

Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…

6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

B. Ai làm gì?

7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào trong các câu văn sau: (M2-1đ)

Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa.

(Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ)

8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)

(Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ)

B. Kiểm tra viết (10đ)

1. Chính tả nghe – viết (4đ)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. (Sai 1 lỗi trừ 0,1đ, 2 lỗi trừ 0,25đ)

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ

2. Tập làm văn (6đ)

– Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3đ

– Kĩ năng:

+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ

+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1đ

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1đ

Ma trận Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, câu số, số điểm,

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

* Đọc hiểu văn bản:

– Biết nêu nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.

– Hiểu ý chính của đoạn văn.

– Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

1

1

1

4

1

Câu số

1, 2

3

4

5

Số điểm

1

0,5

0,5

1

2

1

* Kiến thức Tiếng Việt:

– Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. Từ ngữ về thiếu nhi, gia đình, trường học, cộng đồng, quê hương, các dân tộc, thành thị, nông thôn.

– Viết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

– Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.

– Nhận biết và đặt được câu có biện pháp so sánh.

Số câu

1

1

1

2

1

Câu số

6

7

8

Số điểm

1

1

1

2

1

Tổng

Số câu

3

2

1

1

1

6

2

3

2

2

1

8

Số điểm

2

1,5

0,5

1

1

4

2

2

1,5

1,5

1

6

Tỉ lệ %

33

25

8

17

17

67

33

33

25

25

17

100

5. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 5

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 – TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 – TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 – TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 – TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 – TV3/Tập 1)

6. Nhà bố ở (Trang 124 – TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 – TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 – TV3/Tập 1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đường bờ ruộng sau đêm mưa

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.

Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.

Bạn Hương cầm lấy tay cụ:

– Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.

Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:

– Cụ để cháu dắt em bé.

Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:

– Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.

Các em vội đáp:

– Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD – 1978)

1. Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? (0.5 điểm)

A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.

B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.

C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.

D. Hai bà cháu đang đứng loay hoay chưa biết phải đi như thế nào vì đường quá trơn.

2. Hương và các bạn đã làm gì?

A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.

B. Nhường đường cho hai bà cháu.

C. Không nhường đường cho hai bà cháu.

D. Lót cỏ lên đoạn đường trơn cho hai bà cháu đi.

3. Trước sự giúp đỡ của các bạn nhỏ, thái độ của bà cụ như thế nào? (0.5 điểm)

A. Bà cụ bối rối không biết phải làm gì trước tình cảm của các bạn nhỏ

B. Bà cụ mời các bạn nhỏ về nhà bà chơi.

C. Bà cụ cho rằng đó là việc hiển nhiên nên không cần cảm ơn

D. Bà cụ cảm động cảm ơn các bạn nhỏ.

4. Câu “Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ.” được cấu tạo theo mẫu câu? (0.5 điểm)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Cả A và B đều đúng

5. Từ chỉ đặc điểm trong câu “Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.” là? (0.5 điểm)

A. mưa

B. đổ

C. mỡ

D. trơn

6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (0.5 điểm)

A. Phải chăm học, chăm làm.

B. Đi đến nơi, về đến chốn.

C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

D. Không nên đi vào những đoạn đường khó đi để tránh nguy hiểm

7. Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. (1 điểm)

8. Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong các câu văn sau: (1 điểm)

a. Ánh mặt trời tỏa những tia nắng vàng tươi xuống cánh đồng lúa đang thì con gái.

b. Những cánh hoa hồng đỏ rực lên làm cho cả khu vườn bừng tỉnh.

9. Viết tiếp vào chỗ trống để được câu văn có hình ảnh so sánh: (1 điểm)

a) Những cánh diều của Thảo và các bạn bay trên trời quê hương như ……..

b) Thảo bống ngửi thấy mùi hương thơm như ……..

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Đêm trăng trên Hồ Tây

Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt…

PHAN KẾ BÍNH

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em cho một người bạn ở xa và mời bạn tới thăm.

Gợi ý:

– Quê em ở nông thôn hay thành phố?

– Cảnh vật đáng chú ý nhất ở đó là gì?

– Món ăn đặc biệt nhất ở đó là gì?

– Nếu bạn tới thăm, em sẽ đưa bạn đi những đâu?

Đáp án đề thi số 5

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.

2. (0.5 điểm) A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.

3. (0.5 điểm) D. Bà cụ cảm động cảm ơn các bạn nhỏ.

4. (0.5 điểm) B. Ai làm gì?

5. (0.5 điểm) D. trơn

6. (0.5 điểm) C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

7. (1 điểm)

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.

8. (1 điểm)

a. Ánh mặt trời tỏa những tia nắng vàng tươi xuống cánh đồng lúa đang thì con gái.

b. Những cánh hoa hồng đỏ rực lên làm cho cả khu vườn bừng tỉnh.

9. (1 điểm)

a) Những cánh diều của Thảo và các bạn bay trên nền trời quê hương như những cánh chim bình yên chao liệng.

b) Thảo bỗng ngửi thấy mùi hương thơm như mùi hương của giàn hoa thiên lí.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

– Quê em ở nông thôn hay thành phố?

– Cảnh vật đáng chú ý nhất ở đó là gì?

– Món ăn đặc biệt nhất ở đó là gì?

– Nếu bạn tới thăm, em sẽ đưa bạn đi những đâu?

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Hà Giang, ngày 3 tháng 10 năm 2018

Hùng thân mến!

Đã lâu rồi mình chưa gặp lại nhau nhỉ? Thời gian trôi đi nhanh quá. Bạn biết không, Hà Giang quê tớ đang bước vào mùa hoa tam giác mạch đấy. Thời tiết tháng 10 cũng thật dễ chịu. Trong năm, chẳng có khi nào mà Hà Giang lại đẹp đẽ và nổi bật đến vậy.Những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng ruộm báo hiệu mùa thu hoạch bội thu sắp tới. Khắp các núi đồi và những nẻo đường đều được điểm tô bởi sắc hoa tươi sáng. Bản làng của người dân tộc Mông thấp thoáng trên núi với đoàn em bé mặc váy xòe thổ cẩm càng khiến cho bức tranh quê hương tớ thêm thanh bình.

Hà Giang còn có những món ăn truyền thống như cháo ấu tẩu, thắng cố, thịt treo gác bếp,… Hùng hãy tới đây chơi nhé! Tớ sẽ mời Hùng ăn những món ăn thật ngon và cho bạn được làm quen với những người bạn dân tộc Mông giỏi tiếng Anh cực kì.

Nhận được thư này hãy trả lời tớ ngay nhé! Tớ mong sớm gặp lại bạn tại đây.

Người viết

Phan Anh Tú

6. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 6

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 – TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 – TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 – TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 – TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 – TV3/Tập 1)

6. Nhà bố ở (Trang 124 – TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 – TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 – TV3/Tập 1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHIẾC ÁO RÁCH

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan? (0.5 điểm)

A. Vì Lan bị điểm kém.

B. Vì Lan mặc áo rách đi học.

C. Vì Lan không chơi với các bạn.

D. Vì Lan đi học muộn, vi phạm nội quy của nhà trường

2. Thái độ của Lan như thế nào khi bị các bạn trêu chọc? (0.5 điểm)

A. Lan đỏ mặt đánh nhau với các bạn, hôm sau bạn không đến lớp nữa

B. Lan đánh nhau với các bạn rồi bỏ về không tới lớp học nữa.

C. Lan tủi thân ôm mặt khóc nức nở rồi về mách mẹ.

D. Lan đỏ mặt ngồi khóc, hôm sau bạn không đến lớp nữa

3. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì? (0.5 điểm)

A. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.

B. Lan đang học bài.

C. Lan đi chơi bên hàng xóm.

D. Lan đang nằm xem ti vi.

4. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?

A. Mua một tấm áo mới tặng Lan.

B. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan

C. Cô giảng bài cho Lan

D. Tất cả các việc làm trên

5. Trước tình cảm của mọi người, thái độ và hành động của Lan thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)

A. Lan không muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi người

B. Lan quyết định nghỉ học hẳn để tập trung giúp mẹ và gia đình

C. Lan rất cảm động và tiếp tục cùng các bạn tới trường

D. Lan phấn đấu trở thành học sinh giỏi nhất lớp.

6. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? (0.5 điểm)

A. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

B. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.

C. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.

D. Cần cố gắng, chăm chỉ học tập để bố mẹ vui lòng

7. Điền vào chỗ trống ch hay tr? (1 điểm)

Vô tuyến uyền hình

– Văn học uyền miệng

– Chú chim non bay uyền cành

– Chúng em chơi uyền.

8. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện chỗ trắng chỗ đen.

9. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: (1 điểm)

a) Một bụi tre.

b) Một dòng sông.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Quê hương ruột thịt

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…

ANH ĐỨC

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về một vùng nông thôn mà em được biết hoặc được nghe kể.

Gợi ý:

– Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?

– Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?

– Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?

– Nêu nhận xét của em về vùng đó.

Đáp án đề thi số 6

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Vì Lan mặc áo rách đi học.

2. (0.5 điểm) D. Lan đỏ mặt ngồi khóc, hôm sau bạn không đến lớp nữa

3. (0.5 điểm) A. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.

4. (0.5 điểm) D. Tất cả các việc làm trên

5. (0.5 điểm) C. Lan rất cảm động và tiếp tục cùng các bạn tới trường

6. (0.5 điểm) A. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

7. (1 điểm)

Vô tuyến truyền hình

– Văn học truyền miệng

– Chú chim non bay chuyền cành

– Chúng em chơi chuyền.

8. (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện, chỗ trắng chỗ đen.

9. (1 điểm)

a. Lũy tre xanh, rợp mát con đường làng.

b. Dòng sông rộng mênh mông, nước chảy hiền hòa.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

– Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?

– Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?

– Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?

– Nêu nhận xét của em về vùng đó.

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Quê nội em là một vùng nông thôn thanh bình ở ngoại ô Hà Nội. Cứ mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết em lại được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhớ nhất những ngày đông, con đường về nhà nội được tô điểm bởi những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn, rực rỡ dưới ánh nắng. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề gốm và trồng rau. Ông nội em cũng là một nghệ nhân giỏi trong làng. Em rất tự hào vì quê hương mình có làng gốm nổi tiếng. Em mong quê hương ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn.

7. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 3 mới nhất

8. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều

9. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt chi tiết

Bộ 25 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 có đáp án hay nhất, chọn lọc, có đáp án được chúng tôi tổng hợp giúp thầy/cô đánh giá được chất lượng học sinh trong cả kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 chính thức.

Xem thêm: 

Ngoài Bô đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 3 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo thông tư 22 để giúp các em học tốt các môn học lớp 3 hơn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post