Chia sẻ những tip thiết thực

Bộ đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 năm 2021 – 2022

Đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 năm 2022 là đề thi học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân được Tip.edu.vnsưu tầm, chọn lọc dành cho các bạn học sinh ôn tập củng cố kiến thức đã học trong cả một năm vừa qua. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện hiệu quả vào cuối kì 2 lớp 8.

Đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 Số 1

Ma trận Đề thi GDCD lớp 8 học kì 2

Cấp độ

Chủ
đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5 %

1

0.25

2.5

1

0.25

2.5

2. Phòng chống HIV/ AIDS.

Tác hại? Cách phòng tránh HIV/AIDS?

Số câu: 3

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25 %

1

0.25

2.5

1

0.25

2.5

1

2

20

3

2.5

25

3. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống

Số câu: 2

Số điểm: 3.25

Tỉ lệ: 32.5%

1

0.25

2.5

1

3

30

2

3.25

32.5

4. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

Tài sản nhà nước gồm những loại nào? Tầm quan trọng

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

1

2

20

1

2

20

5. Quyền khiếu nại, tố cáo.

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

2

0. 5

5

2

0. 5

5

6. Quyền tự do ngôn luận.

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

1

1

10

1

1

10

7. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

1

0.25

2.5

1

0.25

2.5

7. Pháp luật nước CHXHCN

Việt Nam.

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

1

0.25

2.5

1

0.25

2.5

TS câu: 12

TS điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

6

2.25

22.5

1

2

20

2

0. 5

5

1

2

20

1

0.25

2.5

1

3

30

12

10

100

Đề thi GDCD lớp 8 học kì 2

I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Vận chuyển ma túy.

B. Chặt phá cây chứa chất ma túy.

C. Tham gia đua xe.

D. Tham gia đánh bạc.

Câu 2: HIV lây truyền qua đường nào: (0.25 điểm):

A. Quan hệ tình dục.

B. Muỗi đốt.

C. Bắt tay.

D. Dùng chung cốc, bát, đũa.

Câu 3: Phòng chống HIV/ AIDS là trách nhiệm của: (0.25 điểm)

A. Nhà nước.

B. Tổ chức y tế thế giới.

C. Cơ quan chức năng.

D. Mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Câu 4: Hành vi nào sau đây thực hiện quyền khiếu nại: (0.25 điểm)

A. Tòa án nhân dân huyện H xử phạt quá quyền hạn.

B. Phát hiện người ăn cắp xe máy

C.Phát hiện tụ điểm tiêm chích ma túy.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 5: Quốc hội là cơ quan nào sau đây: (0.25 điểm).

A. Cơ quan hành chính nhà nước.

B. Cơ quan quyền lực nhà nước.

C. Cơ quan xét xử.

D. Cơ quan kiểm soát.

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của CD: (0.25 điểm)

A. Ý thức của Công Dân.

B. Phong tục tập quán.

C. Sự phát triển của nền kinh tế.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 7: Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc lợi ích công cộng: (0.25 điểm)

A. Vườn Quốc gia.

B. Khu vui chơi giải trí.

C. Ao cá hợp tác xã.

D. Tài nguyên rừng.

Câu 8: Công dân được thực hiện quyền tố cáo khi công dân: (0.25 điểm)

A. Từ 14 tuổi trở lên.

B. Từ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên.

D. Bất cứ công dân nào.

Câu 9: (1 đ) Nối cột A với cột B cho thích hợp:

A. Chủ đề.

B. Nội dung.

Trả lời:

1- Phòng, chống HIV/AIDS.

A – Giữ gìn bảo quản cẩn thận tài sản được giao.

1……………

2- Quyền khiếu nại, tố cáo.

B – Tiêm chích ma túy.

2……………

3- Phòng chống tệ nạn xã hội.

C – Chị A nhận quyết định nghỉ việc không thỏa đáng.

3……………

4- Quyền tự do ngôn luận.

D – Góp ý vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp.

4……………

E – Lây qua đường máu, đường từ mẹ sang con…

II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 1. Tài sản nhà nước gồm những loại nào? Thuộc quyền sở hữu của ai? Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? (3 đ)

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Chúng ta không nên tiếp xúc với người bị nhiễm HIV/AIDS vì sẽ mang tiếng xấu và bị lây bệnh. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? (2 đ)

Câu 3. Hoa mượn xe đạp của Mai để đi học thêm và hứa trả sau 3 giờ. Khoảng 3 giờ sau Hoa về đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng hỏi mượn chiếc xe này. Hoa ngập ngừng vì chiếc này không phải là của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Hoa do dự Hằng nói: Cậu đã mượn xe của Mai thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà! (3đ)

Câu hỏi:

a. Trong trường hợp này Hoa có quyền quyết định cho Hằng mượn xe không?

b. Theo em, khi mượn xe của Mai, Hoa có quyền và nghĩa vụ gì?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm: (2 đ )

1 2 3 4 5 6 7 8
B A D A B A B D

II. Tự luận:

Câu 1. Tài sản Nhà nước gồm:

Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư ở các công ti xí nghiệp, công trình công cộng …..(1 đ)

-Thuộc quyền sở hữu của toàn dân.(1 đ)

-Là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.(1đ)

Câu 2: Không vì: thái độ như thế là không đúng , chúng ta không nên có thái độ kì thị , xa lánh với họ , bệnh HIV/AIDS không lây truyền qua tiếp xúc, giao tiếp(2đ)

Câu 3:

a. Trong trường hợp này Hoa không có quyền quyết định cho Hằng mượn xe.(1 đ)

b. Khi mượn xe của Mai, Hoa có quyền và nghĩa vụ: sử dụng và giữ gìn và bảo quản xe cho Mai.(2 đ)

Đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 Số 2

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Phần 1: Khoanh vào ô em cho là đúng nhất( 3 điểm)

1. Nội dung nào sau đây thuộc về qui định của Hiến Pháp:

A. Chế độ chính trị, kinh tế nhà nước.

B. Các quyền dân sự của công dân.

C. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế,quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

D. Quản lí sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Yêu cầu nào sau đây của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo :

A. Tự tin

B. Khách quan

C. Trả thù

D. Hoà đồng

3. Người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là:

A. Chủ tịch nước

B. Chủ tịch Quốc hội

C. Tổng Bí Thư

D. Thủ tướng Chính phủ

4. Trong các tài sản dưới đây,tài sản không thuộc quyền sỡ hửu của công dân là:

A.Tiền lương ,tiền thưởng

B. Xe máy,máy giặt cá nhân được trúng thưởng.

C. Cổ vật cá nhân khi đào móng làm nhà.

D. Tiền tiết kiện của công dân gủi trong ngân hàng.

5. Việc làm nào sau đây vi phạm pháp luật?

A. Không giúp người cao tuổi lúc sang đường.

B. Gây gỗ đánh nhau với người trong xóm

C. Trả lại của rơi cho người mất.

D. Cãi vã với anh chị em trong gia đình

6. Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do ngôn luận?

A.Góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi hiến pháp.

B. Học sinh góp ý kiến vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của lớp mình.

C.Chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì họp tiếp xúc cử tri.

D.Báo cho cơ quan có thẩm quyền biết một tụ điểm tiêm chích ma túy.

Phần 2: Hãy đánh dấu P vào những ô em cho là đúng nhất (1 điểm)

Ý

Đúng

Sai

1.Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.

2. Công dân quảng cáo trên báo, đài các sản phẩm do cơ sở mình sản xuất nhưng chưa qua kiểm định của cơ quan Nhà nước.

3.Tự do ngôn luận là thể hiện quyền làm chủ nhà nước,làm chủ xã hội của công dân.

4. Anh G phải nhận một quyết định kỉ luật không thỏa đáng.Anh G có quyền tố cáo.

Phần 3: Điền vào các câu sau sao cho thành một câu có ý hoàn chỉnh(1 điểm)

1. Quyền sở hữu tài sản gồm quyền…………………….……,quyền……………….……..và quyền định đoạt.(0,5 điểm)

2. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là: Nhà nước ta là……………………………………… do nhân dân ,……………………….(0,5 điểm)

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

1. So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?Thế nào là quyền tự do ngôn luận? ( 3 điểm)

2. Cho tình huống: Cô Nga mua hai cuốn băng nhạc thiếu nhi cho con mình tại cửa hàng sách của Nhà nước.Khi đem về sử dụng,cô phát hiện nhân viên cửa hàng đã đưa nhầm cho cô hai cuốn băng có nội dung không lành mạnh.

Hỏi:

a. Theo em,cô Nga nên khiếu nại, tố cáo với cơ quan nào?

b. Nếu người quản lí cửa hàng đề nghị đổi lại hai cuốn băng khác cho cô Nga và mong cô bỏ qua sự việc này để tránh phiền phức thì đó có phải là cách giải quyết ổn thỏa nhất không? Vì sao?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm:

Phần 1:

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

B

A

C

B

D

Phần 2:

1Đ; 2S; 3Đ; 4S

Phần 3:

1. Chiếm hữu,sử dụng

2. Nhà nước của nhân dân ,vì nhân dân

II. Tự luận

1. * Giống nhau:

– Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992.

– Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước ,của tập thể và của cá nhân.

– Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước,quản lí xã hội.

* Khác nhau:

Quyền khiếu nại

Quyền tố cáo

– Công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

– Bất cứ công dân đều có quyền.

– Về các quyết định hành chính và các hành vi hành chính.

– Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước,quyền lợi ích hợp pháp của công dân ,cơ quan,tổ chức.

– Cơ sở là quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

– Cơ sở là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

– Mục đích để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

– Mục đích nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

* Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước,xã hội

2. Cô Nga nên sử dụng quyền tố cáo để tố cáo hành vi tàng trữ băng, đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng sách nói trên.

Nếu người bán hàng đề nghị đổi cuốn băng khác để tránh phiền phức thì cô Nga không nên bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của cửa hàng nói trên. Vì hành vi xấu vẫn không bị tố giác có thể ảnh hưởng không tốt đến nhiều người khác, nhất là trẻ em khi xem những băng đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng.

Đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 Số 3

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 đ) – Thời gian làm bài 10 phút

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS là những tệ nạn xã hội:

A. Mại dâm và ma túy.

B. Ma túy và trộm cướp.

C. Trộm cướp và mại dâm.

D. Cờ bạc và ma túy.

Câu 2: Ý kiến sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội là:

A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.

B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

C. Sống giản dị, lành mạnh.

D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Câu 3: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi :

A. Mua dâm, bán dâm.

B. Tiêm chích ma túy.

C. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS.

D. Gần gũi và giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng.

Câu 4: Chất sau đây không nguy hiểm cho người là:

A. Bom, mìn.

B. Thuốc trừ sâu.

C. Lương thực, thực phẩm.

D. Chất phóng xạ.

Câu 5: Công dân không có quyền sở hữu những tài sản :

A. Của cải để dành.

B. Tư liệu sinh hoạt.

C. Vốn trong doanh nghiệp mà mình tham gia.

D. Các bảo vật có giá trị văn hóa – lịch sử được phát hiện tình cờ.

Câu 6: Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

A. Nhặt của rơi trả lại cho chủ sở hữu.

B. Khi vay nợ tuy trả không đúng hẹn nhưng đầy đủ.

C. Giữ gìn cẩn thận khi mượn tài sản người khác.

D. Bồi thường theo quy định của pháp luật khi làm hư hỏng tài sản được mượn.

Câu 7: Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng:

A. Không lãng phí điện nước.

B. Lấy tiền nhà nước cho vay để lấy lãi cho mình.

C. Trồng cây gây rừng.

D. Tham gia lao động công ích.

Câu 8: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền:

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kiến nghị.

D. Yêu cầu.

Câu 9: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại:

A. Điều 58 Hiến pháp 1992.

B. Điều 64 Hiến pháp 1992.

C. Điều 74 Hiến pháp 1992.

D. Điều 78 Hiến pháp 1992.

Câu 10: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận :

A. Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư.

B. Tuyên truyền mê tín dị đoan.

C. Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác.

D. Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập.

Câu 11: Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp là:

A. Hội đồng nhân dân

B. Chính phủ.

C. Quốc hội

D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Câu 12: Đặc điểm sau đây không phải của pháp luật là:

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính thống nhất.

C. Tính bắt buộc.

D. Tính xác định chặt chẽ.

II – PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 đ) – Thời gian làm bài 35 phút

Câu 1: (2đ)

Em hiểu gì về Hiến pháp? Vì sao mọi người phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”?

Câu 2: ( 2đ)

a. Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

b. Em hãy nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em

Câu 3: ( 1đ)

Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì?

Câu 4: (2 đ) Cho tình huống sau:

Anh C đi xe máy vào đường ngược chiều đã bị cảnh sát giao thông phạt tiền, nhưng không đưa hóa đơn cho anh C.

Theo em:

a. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đó đã vi phạm điều gì?

b. Anh C phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?

Đáp án:

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

KQ

A

D

D

C

D

B

B

B

C

D

C

B

II – PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 đ)

Câu 1: ( 2đ)

– Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn pháp khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp ( 1đ)

– Chúng ta phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, vì : Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo pháp luật và bắt buộc phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật(1đ)

Câu 2: ( 2đ)

a. Phải phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, vì :

Những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt đối với trẻ em( 1đ)

b. Bốn hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em là ( 1đ) mỗi hành vi nêu được 0,25đ

– Nghịch các thiết bị điện.

– Đốt pháo.

– Tiếp xúc với thuốc diệt chuột.

– Ăn các loại thức ăn hội thiu.

– Nghịch bình xịt thuốc trừ sâu.

– Chơi những vật lạ nhặt được.

………

Câu 3: (1 đ)

Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ:

– Đối xử bình thường như khi chưa mắc bệnh. Chăm sóc, động viên, an ủi để người thân vượt qua khó khăn kéo dài sự sống. ( 0,5đ)

– Tìm hiểu rõ cách lây truyền để phòng tránh cho mình, vì mối quan hệ bình thường không thể lây truyền bệnh HIV/AIDS ( 0,5đ)

Câu 4: (2đ)

Theo em :

a. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đã vi phạm điều: thủ tục xử lý vi phạm hành chánh (1đ)

b. Anh C phải khiếu nại đến cấp trên của anh cảnh sát giao thông để bảo vệ quyền lợi cho mình ( 1đ)

Đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 Số 4

I. Trắc nghiệm. (6,0 điểm)

* Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2,0 điểm)

Câu 1. HIV lây truyền qua con đường nào sau đây? (0,5 điểm)

A. Muỗi đốt

B. Bắt tay

C. Truyền máu

D. Dùng chung bát đũa

Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại (0,5 điểm)

A. Tài nguyên cạn kiệt

B. Vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy

C. Ô nhiễm môi trường

D. Dùng súng truy bắt tội phạm

Câu 3. Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận (0,5 điểm)

A. Chất vấn đại biểu Quốc hội.

B. Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.

C. Tham gia trộm cướp.

D. Phóng xe nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.

Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo là. (0,5 điểm)

A. Về quyền chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp

B. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

C. Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội

D. Đối tượng đi khiếu nại, tố cáo.

Câu 5: (4 điểm)

Trong những ý kiến sau đây, theo em ý kiến nào đúng (Hãy đánh chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào đầu câu)

1. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết.

2. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lao động, thích hưởng thụ.

3. Không mang hộ đồ vật cho người khác khi không biết rõ đó là gì, cho dù được trả tiền.

4. Pháp luật xử lí nghiêm người hành nghề mại dâm vì họ vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

5. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.

6. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ tránh xã được tệ nạn xã hội.

7. Tệ nạn xã hội mọi người không cần ngăn chặn vì đã có công an ngăn chặn.

8. Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS? (1 điểm)

Câu 2: Pháp luật là gì? Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? (2.0 điểm)

Câu 3: (1.0 điểm)

Hòa là học sinh lớp 8 chậm tiến bộ, bạn thường xuyên vi phạm nội quy, quy định của nhà trường: đi học muộn, trong giờ học mất trật tự, không làm bài tập trước khi đến lớp, đôi lúc Hòa còn đánh các bạn trong lớp.

a, Theo em, ai là người có quyền xử lí các hành vi vi phạm của Hòa? Căn cứ xử lí Hòa là gì?

b, Trong các hành vi vi phạm trên của Hòa, hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm. (6,0 điểm)

* Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

A

D

* Câu 5. Mỗi ý trả lời đúng đ­ược 0,5 điểm

Đáp án đúng : 3, 4, 6, 8.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Câu 1

(1,0 điểm)

* Các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS:

– Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạm xã hội, đặc biệt là ma tuý, mại dâm.

– Không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS

– Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng.

Câu 2

(2,0 điểm)

Câu 3 (1 điểm)

* Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

* Trách nhiệm công dân:

– Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật

– Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia,

– Chấp hành những nguyên tắc, sinh hoạt cộng đồng.

* Giải quyết tình huống:

– Người có quyền xử lí hành vi vi phạm của Hòa: Thầy, cô giáo chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường.

– Căn cứ xử lí: các hành vi vi phạm của Hòa đã vi phạm nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật.

– Hành vi vi phạm pháp luật: đánh nhau.

Ngoài Bộ đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 năm 2021 – 2022. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đề thi học kì 2 lớp 8 Môn khác

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post