Chia sẻ những tip thiết thực

Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 được Tip.edu.vn sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập và hệ thống kiến thức Tiếng Việt 3 hiệu quả. Bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 dưới đây giúp thầy cô và các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé ôn tập một cách chủ động và linh hoạt nhất. Mời các bạn tham khảo.

I. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021

1. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2020-2021

Môn Tiếng Việt – Lớp 3

Họ và tên: ……………………………………………. …………….Lớp:……………………….

Giáo viên coi:………………………………… Giáo viên chấm:………………………………….

Điểm

Nhận xét của giáo viên:

…………………………………………………………………………………………..…

…………………………………………………………………………………………..…

Phần I.

I. Đọc thành tiếng (35 phút)

Giáo viên cho các em đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: Giọng quê hương trang 76; Đất quý, đất yêu trang 84; Người liên lạc nhỏ trang 112.

(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1 – lớp 3)

II . Đọc thầm bài đoạn văn sau (30 phút)

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

1. Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

2. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:

Câu 1. Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?

A. 5 giờ

B. 6 giờ

C. 7 giờ

D. 8 giờ

Câu 2. Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?

A. Nước Ý

B. Nước Pháp

C. Nước Anh

D. Nước Tây ban nha

Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì?

A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.

B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.

C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.

Câu 4. Bộ phận được in đậm trong câu: “Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Vì sao?

B. Để làm gì?

C. Khi nào?

D. Ai làm gì?

Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?

Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai – Thế nào?

A. Hươu là một đứa con ngoan.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?

Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.

A. chị Gió

B. cánh đồng

C. ngọn núi

Phần II.

1. Chính tả (Nghe – viết)

Viết bài: Hũ bạc của người cha – Viết đoạn 3 của bài.

(TLDH – T.Việt 3 – tập 1B- Trang 121) (15 phút)

2. Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn (25 phút)

2. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

  • Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: (4 điểm)
  • Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm

Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 đ

Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ: Học tập thật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép,….

Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..

Câu 7.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1đ

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9.

A. chị Gió

Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.

1. Viết chính tả:

  • Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
  • Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
  • Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm

2. Tập làm văn:

Thị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2019

Nga thân mến!

Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!

Bạn gái

(Kí tên)

Song Hương

Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.

II. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 – 2020

1. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Môn Tiếng Việt- Lớp 3

(Thời gian 70 phút không kể giao đề)

I. ĐỌC HIỂU: (30 phút – 7 điểm)

1. Đọc thầm đoạn văn sau:

Ba điều uớc

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì ? (M 1 – 0,5 đ)

A. Vàng bạc

B. Lò rèn mới.

C. Ba điều ước

Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Rít khi chàng có của ? (M2 – 0,5 đ)

A. Chán cảnh ăn không ngồi rồi

B. Luôn bị bọn cướp rình rập

C. Làm chàng vui

Câu 3:Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? Là những hình ảnh nào? (M3- 1đ)

A. 1 hình ảnh là:

………………………………………………………………………………………………….

B. 2 hình ảnh là :

………………………………………………………………………………………………….

C. 3 hình ảnh là:

………………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Câu chuyện trên muốn nói với ta điều gì? ( M4 – 1 đ)

………………………………………………………………………………………………….

Câu 5. Gạch chân dưới 2 từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (M3 – 0,5 đ)

Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển.

Câu 6. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: (M2 – 0,5 đ)

a) Điều gì mới là quan trọng đối với chàng Rít

b) Ba điều ước của chàng Rít không làm chàng vui

Câu 7: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.(M2 – 1 đ)

……………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Khoanh vào chữ cái trước nhóm từ có từ không cùng nhóm với các từ còn lại ( M1 – 1 đ)

A. dòng sông, mái đình, cây đa, chân thật

B. Bố mẹ, ông bà, anh chị, chú bác

C. trẻ em, trẻ thơ, trẻ con, em bé

Câu 9: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng ( M3 – 1 đ)

……………………………………………………………………………………………………………………………

II- Chính tả (3 điểm):

Cây gạo

Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm.

Theo VŨ TÚ NAM

III-Tập làm văn (7 điểm):

Em hãy viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu kể về một người mà em yêu quý.

* ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HỌC KỲ I – KHỐI 3

* Đọc và trả lời câu hỏi (Chú ý: 2 em đọc liền nhau không đọc cùng một đoạn)

1. Bài “Giọng quê hương”/ 77 đoạn 1 – Trả lời câu hỏi 1

2. Bài “Đất quý đất yêu”/ 85. Đoạn từ “Đây là mảnh đất” đến “một hạt cát nhỏ”– Trả lời câu hỏi 3

3. Bài “Nắng phương Nam”/ 94 đoạn 3 – Trả lời câu hỏi 3 hoặc 4

4. Bài “Người liên lạc nhỏ”/ 112 đoạn 1 – Trả lời câu hỏi 2

5. Bài “Hũ bạc của người cha”/ 121 đoạn 3 và 4 – Trả lời câu hỏi 3 hoặc 4

6. Bài “Đôi bạn”/ 131 đoạn 1 – Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2

* BIỂU ĐIỂM: Tổng 3 điểm

– Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 đ

– Đọc đủ tiếng, từ: 1 đ (Sai 1 tiếng trừ 0,25đ)

– Ngắt nghỉ đúng dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 0,5 đ

– Trả lời đúng câu hỏi: 0,5đ

2. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

1. Đọc hiểu: 4 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

A.

Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây.

Lao động (làm việc) mới là có ích nhất.

Bay, ngắm

Dấu hỏi chấm

Dấu chấm

 

Điểm

0,5

0,5

1

1

0,5

0,5

Câu 7: Viết đúng 1 câu HS đạt điểm tối đa 1 đ

Câu 8: A. 1 điểm

Câu 9: HS đặt câu đúng : 1 đ

2. Chính tả: 3 điểm

– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 0,5 đ

– Đúng tốc độ, đúng chính tả: 2 đ

– Trình bày sạch đẹp: 0,5 đ

– Sai 1 lỗi trừ 0,25 đ (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định)

– Hai lỗi sai hoàn toàn giống nhau chỉ trừ một lần điểm

3. Tập làm văn: 7 điểm

+ Nội dung: 4 đ

– HS viết được đoạn văn 7 -10 câu, có nội dung gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, có câu mở đoạn, kết đoạn.

+ Kĩ năng:

– Viết đúng chính tả : 0,5 đ

– Dùng từ, đặt câu, diễn đạt: 2 đ

– Sáng tạo : 0,5 đ

Lưu ý: Những bài viết quá số câu không cho điểm tối đa.

III. Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

1. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 1

Họ và tên học sinh:………….

……………………………..

Lớp:……………………….

Trường: ……………………

Huyện:……………………..

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I

NĂM HỌC: ………..

Môn: Tiếng Việt 3

Ngày kiểm tra:……………..

Thời gian kiểm tra (không kể thời gian phát đề)

 

Điểm

Nhận xét của giáo viên

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)

1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?

A.

núi

B.

biển

C.

đồng bằng

2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?

A.

suối

B.

con đường

C.

suối và con đường

3. Vật gì năm ngang đường vào bản?

A.

ngọn núi

B.

rừng vầu

C.

con suối

4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?

A.

cá, lợn và gà

B.

cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà

C.

những cây cổ thụ

5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A.

Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

B.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.

C.

Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”

A.

Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa

B.

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa

C.

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa

7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”

………………………………. ……………………………………………

………………………………. ……………………………………………

………………………………. ……………………………………………

8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:

………………………………. ……………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (4 điểm)

Âm thanh thành phố

Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.

Theo Tô Ngọc Hiến

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.

Đáp án – Đề 1:

A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1(0,5đ)

Câu 2(0,5đ)

Câu 3(1đ)

Câu 4(1đ)

Câu 5(0,5đ)

Câu 6(0,5đ)

A

C

C

B

A

C

Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.

B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)

– Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm.

– Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)

– Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm.

– Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm.

2. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 2

A. Đọc (6 điểm)

I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:

  1. Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)
  2. Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)
  3. Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)
  4. Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)
  5. Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)
  6. Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)
  7. Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)

II. Đọc hiểu (3,5 điểm)

* Đọc thầm bài: “Cửa Tùng” sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thuỵ Chương

Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:

1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)

a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.

c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.

2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)

a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.

b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.

c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.

3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)

a. Một dòng sông.

b. Một tấm vải khổng lồ.

c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.

4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)

a. Thuyền

b. Thổi

c. Đỏ

5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?

a. Cửa Tùng.

b. Có ba sắc màu nước biển

c. Nước biển.

Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)

Câu 7: Đặt câu “Ai thế nào?” (0,5 điểm)

B. Viết (4 điểm)

1. Chính tả (2 điểm)

Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

2. Tập làm văn (2 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).

Gợi ý:

  • Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?
  • Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
  • Em thích nhất điều gì?
  • Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

3. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 3

A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: ( …./5 điểm)

II. Đọc hiểu: (…./5 điểm) (20 phút) – Đọc thầm bài đọc sau:

Đường bờ ruộng sau đêm mưa

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.

Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.

Bạn Hương cầm lấy tay cụ:

– Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.

Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:

– Cụ để cháu dắt em bé.

Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:

– Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.

Các em vội đáp:

– Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD – 1978)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?

A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.

B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.

C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.

Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì?

A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.

B. Nhường đường cho hai bà cháu.

C. Không nhường đường cho hai bà cháu.

Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải chăm học, chăm làm.

B. Đi đến nơi, về đến chốn.

C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

Câu 4 (1 điểm):

a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: “Tay cụ dắt một em nhỏ.”

b) Từ chỉ đặc điểm trong câu “Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.” là:

A. đổ.

B. mỡ.

C. trơn.

Câu 5 (1 điểm): Câu “Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ” được cấu tạo theo mẫu câu:

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.

B – KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (5 điểm) – 15 phút

Nghe – viết: Bài Vầng trăng quê em (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 142)

2. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.

4. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 4

I. PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)

1/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

Dựa và nội dung bài tập đọc: “Người liên lạc nhỏ” (sách Tiếng việt 3, tập 1, trang 112 và 113)

Hãy khoanh trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các câu hỏi theo yêu cầu:

Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

A. Đưa thầy mo về cúng cho mẹ ốm.

B. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.

C, Dẫn đường đưa cán bộ đến gặp giặc Tây.

Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?

A. Bác cán bộ thích cách ăn mặc của người Nùng.

B. Bác cán bộ luôn yêu núi rừng Việt Bắc.

C. Để dễ hòa đồng với mọi người, làm địch tưởng bác cán bộ là người địa phương.

Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 4: Sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng đã giúp được hai bác cháu điều gì?

A. Khiến bọn giặc vui mừng nên hai bác cháu đã thoát khỏi vòng vây của địch.

B. Khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên để hai bác cháu đi qua.

C. Khiến nơi ở của người Nùng luôn bị giặc tấn công.

Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?

A. Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính.

B. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá

C. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.

Câu 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

II/ Đọc thành tiếng:

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một khoảng: 1 phút 45 giây – 2 phút 00 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định như sau:

Bài 1: “Cô giáo tí hon”; đọc đoạn: “Bé treo nón,…mớ tóc mai.” (trang 17 và 18 ).

Bài 2: “Bài tập làm văn”; đọc đoạn: “Tôi cố nghĩ …bài tập làm văn.” (trang 46).

Bài 3: “Nhớ lại buổi đầu đi học”; đọc đoạn: “Hằng năm ,…hôm nay tôi đi học.” (trang 51).

Thời gian kiểm tra:

* Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

* Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

II. PHẦN VIẾT (40 phút)

I/ Phần chính tả: (nghe – viết) bài: “Ông ngoại” Sách Tiếng việt 3, trang 34).

Viết đoạn từ: “Thành phố …………. chữ cái đầu tiên.”

II/ Phần Tập làm văn:

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đén 7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau:

+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?

+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu?

+ Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?

+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

Còn tiếp, mời các bạn tải toàn bộ file về!

…………………………….

Như vậy, Tip.edu.vn đã gửi tới các bạn Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3. Ngoài Đề trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

1. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều:

2. Đề thi học kì 1 lớp 3 Hay chọn lọc

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 – 2021:

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021:

3. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tip.edu.vnbiên soạn:

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 – 2021:

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021:

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

  • Đo mức độ “biến thái” của bạn!
  • Loài vật nào ngủ quên trong tâm hồn bạn?
  • Bạn có thuộc lòng các bảo bối của Doraemon?
  • Bạn là Công chúa, Nàng tiên hay Phù thủy?
  • Nhìn hình đoán MV Kpop

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post