Chia sẻ những tip thiết thực

Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

30 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án được Tip.edu.vn sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh lớp 5 dùng để ôn tập môn Tiếng Việt. Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt này cũng là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô giáo sử dụng để làm đề ôn tập cho các em học sinh.

Đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2020 Tải nhiều

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2020

A. Phần đọc

I . ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập theo hướng dẫn KT đọc thành tiếng cuối kì I.

II . ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm): thời gian làm bài 30 phút

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu

Câu 1/ Cậu bé trong bài vẽ gì trên khung giấy trắng? Viết câu trả lời của em.

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 2/ Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh vẽ trái tim của ông lão?

a. Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp.

b. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm.

c. Vì trái tim ông lão vẽ rất lạ khiến nhiều người xúc động.

Câu 3/ Những mảnh chắp vá trên trái tim của ông lão có ý nghĩa gì?

a. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người.

b. Đó là những nỗi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống.

c. Đó là những nét sáng tạo làm bức tranh sống động.

Câu 4/ Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì?

a. Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống.

b. Đó là những khó khăn, chông gai bão táp ông lão đã phải trải qua.

c. Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại.

Câu 5/ Đặt mình vào vai chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 6/ Câu văn “Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu.”

* Có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào? Viết câu trả lời của em.

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

* Các đại từ xưng hô có trong câu trên là:………………………………………

Câu 7/ Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ có trong câu văn: “Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim.”

– 2 danh từ là:…………………………………………………………………

– 2 động từ là: ………………………………………………………………..

– 2 tính từ là: …………………………………………………………………

Câu 8/ Đặt câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về một trong những nhân vật trong câu chuyện trên.

B. Phần Viết

I- Chính tả Nghe viết (2 điểm)

Mẹ tôi

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, mẹ đã cho con một bên mắt của mẹ và mẹ đã bán tất cả những gì có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.

(Theo Những hạt giống tâm hồn)

II- Tập làm văn ( 8 điểm)

Em hãy tả lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…) mà em yêu quý.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kì 1

A. Phần đọc

Câu

Gợi ý trả lời

Điểm

Câu 1

Vẽ trái tim thật hoàn hảo trên trang giấy trắng

0.5

Câu 2

Đáp án b

0.5

Câu 3

Đáp án a

0.75

Câu 4

Đáp án c

1

Câu 5

HS giải thích đúng và có hành động phù hợp với tình huống trong bài mỗi ý cho 0.5 điểm.

VD: Cảm thấy xúc động nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của trái tim không phải chỉ để giữ kĩ không có vết tích, không có tổn thương mà trái lại đó biết chia sẻ, biết yêu thương, dám yêu và dám sống sẵn sàng cho đi, trái tim đẹp hơn – cho 0,5 điểm

– Cầm bút cắt đi một phần trái tim hoàn hảo của mình đắp vào chỗ lõm đó. (0.5 đ)

Học sinh nêu được các ý khác phù hợp với câu hỏi, GV linh hoạt cho điểm.

1

Câu 6

* HS nêu được 4 quan hệ từ: của, bởi, và, của cho 1 điểm, thiếu 1 từ trừ 0.25 điểm

1

* 2 đại từ xưng hô: tôi, cậu

0.5

Câu 7

HS tìm đúng mỗi loại cho 0,25 điểm, sai hoặc thiếu không cho điểm

– 2 danh từ là: Ông, bức tranh

– 2 động từ là: vẽ, nhìn

– 2 tính từ là: trầm tư, lạ

 

0.75

Câu 8

Đặt câu biểu thị quan hệ tăng tiến đúng yêu cầu cho 1 điểm. Thiếu dấu câu, lỗi chính tả, dùng từ trừ 0.5 điểm.

( HS đặt câu có 2 nhân vật đúng kiểu câu theo yêu cầu cho 0.5 điểm)

1

B. Phần Viết

I. Viết chính tả: 2 điểm

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm

– Bài có từ 2-4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. Bài từ 5 lỗi chính tả trở lên cho 1 điểm. Không viết bài không cho điểm.

– Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn (8 điểm)

– Viết đúng kiểm bài văn tả người có bố cục đầy đủ, rõ ràng khoảng 15 câu trở lên: 3 điểm

– Tả được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình: 1 điểm

– Tả được những đặc điểm nổi bật về tính tình, hoạt động: 1 điểm

– Bài viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, câu văn có hình ảnh, các ý được liên kết chặt chẽ (1,5 đ)

– Biết dùng các kiến thức luyện từ và câu vận dụng trong bài hợp lí cho 0,5 đ

– Nêu được tình cảm của mình với người được tả : 0.5 điểm

– Chữ viết rõ ràng sạch sẽ. không mắc lỗi chính tả.(0.5 điểm)

– Bài viết có từ 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng trừ trở lên không cho điểm 7/8

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5- 7- 6,5- 6-5,5 ……..điểm.

Giáo viên lưu ý sau khi nhận bài kiểm tra, ghim bài viết dưới bài đọc hiểu, điểm trên bài đọc hiểu bao gồm: Điểm đọc tiếng, đọc hiểu, điểm đọc (GV trông chấm vào điểm), điểm môn Tiếng Việt (GV chủ nhiệm tổng hợp bài kiểm tra đọc và viết ghi điểm tổng hợp)

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

– Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

 

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

 

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

 

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe – viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.

>> Tham khảo: Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2018 – 2019

Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

I. KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc một hoặc hai khổ thơ. Đảm bảo các mức độ 2

(Đọc hay, diễn cảm) trong khoảng 3 – 5 phút.

2. Đọc hiểu + Kiến thức Tiếng Việt: ( 5 điểm)

*. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây (mỗi câu đúng được: 0,5 điểm, đúng cả 6 câu: 3 điểm ).

Đáp án:

Câu 1: Ý c (0,5 đ)

Câu 2: Ý b (0,5 đ)

Câu 3: Ý a – (0,5 đ)

Câu 4: Ý a (0,5 đ)

Câu 5: Ý c (0,5 đ)

Câu 6: Ý b (0,5 đ)

Câu 7: Ý b (0,5 đ)

Câu 8: Ý c (0,5 đ)

Câu 9: (1đ) Tìm hình ảnh so sánh , nhân hóa

– Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây, Giàn giáo tựa cái lồng che chở,…..

– Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng,………

II. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. Chính tả: ( 5 điểm) Nghe – viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Từ Y Hoa lấy trong gùi ra……..hết bài) trang 145 Sách Tiếng Việt tập 1

– Thời gian viết bài khoảng 25 phút

– Bài viết không mắc lỗi, sạch đẹp: 5 điểm

– Viết sai 2 lỗi về âm đầu, vần , thanh,……trừ 1 điểm

– Tùy theo mức độ sai ở bài viết của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp: 0,5; 1.0; 1,5; 2.0; 2,5; 3.0; 3.5; 4.0; 4,5.

2. Tập làm văn: (5 điểm)

– Thời gian khoảng 40 phút

Đề bài: Chọn một trong hai đề sau:

1. Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) của em.

– Bài văn đảm bảo các yêu cầu: 5 điểm

+ Bố cục chặt chẽ

+ Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch sẽ, rõ ràng:

* Tùy theo mức độ bài làm của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp: 0,5; 1.0; 1,5; 2.0; 2,5; 3.0; 3.5; 4.0; 4,5; 5.0.

Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt là trung bình cộng của bài kiểm tra Đọc và bài kiểm tra Viết (làm tròn 0,5 thành 1).

Đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2018 – 2019 được tải nhiều nhất:

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt – Đề 1

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te.”

Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau:

đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.

b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít… Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài “Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

“Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời …”

Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ”? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Tập Ngãi A, Trà Vinh năm học 2017 – 2018

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Câu 1:

  • Láy tiếng: te te
  • Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
  • Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.

Câu 2:

  • đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh.
  • đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người.
  • đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra.
  • đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay.
  • đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua …
  • đánh chén: ăn uống.

Câu 3:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
      TN        CN         VN

b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
      TN     CN        VN

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
     TN     TN           CN      VN                   VN

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
      TN   CN      CN      CN         VN

Câu 4:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít … Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.

Câu 5:

  • “Những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. (1 điểm)
  • Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm (6 – 7 điểm)
  • Bài trình bày sạch đẹp. (1 điểm)

Lưu ý:

  • Không đúng thể loại không cho điểm.
  • Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp.

Gợi ý cho phần cảm thụ:

Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.

>> Tham khảo bộ đề thi lớp 5 mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm học 2018 – 2019

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt – Đề 2

Câu 1 (4 điểm)

Cho các kết hợp 2 tiếng sau:

Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.

Hãy:

a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.

b) Phân loại các từ ghép đó.

Câu 2 (4 điểm)

Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4 – tập2) có câu:

“Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.”

Hãy: a) Tìm các tính từ có trong câu văn.

Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”; “mùi thơm”.

Câu 3 (4 điểm)

Cho các từ: Trung thực, đôn hậu, vạm vỡ, tầm thước, trung thành, mảnh mai, béo, phản bội, hiền, thấp, gầy, khoẻ, cứng rắn, giả dối, cao, yếu.

a) Dựa vào nghĩa của từ hãy xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên.

b) Xếp thành các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm

Câu 4 (4 điểm)

Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

b) Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

Câu 5 (9 điểm)

Trong bài “Hạt gạo làng ta” (TV5 – Tập I), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

“Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy.”

Đoạn thơ trên giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp từ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2 – TIẾNG VIỆT – LỚP 5

Câu 1:

a) (2đ) Mỗi từ tìm đúng cho 0,2 đ

Các kết hợp là từ ghép: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, khoai luộc, bánh rán

Xe máy, máy bay, khoai nướng, múa hát, bánh kẹo.

b) (2đ) Phân loại đúng mỗi từ cho 0,2đ

– Từ ghép phân loại: xe đạp, xe máy, xe kéo, máy bay, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán.

– Từ ghép tổng hợp: Xe cộ, múa hát, bánh kẹo.

Câu 2:

a) (2đ) Các tính từ có trong câu văn là: béo, thơm, ngọt, già.

b) (2đ) Các từ “cái béo”; “mùi thơm” thuộc từ loại Danh từ.

Câu 3: Dựa vào nghĩa của từ ta xếp được:

Nhóm 1: Từ chỉ hình dáng, thể chất của con người:

Vạm vỡ, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, gầy, khoẻ, cao, yếu.(1đ)

Nhóm 2: Từ chỉ phẩm chất, tính tình của con người:

Trung thực, đôn hậu, trung thành, phản bội, hiền, cứng rắn, giả dối. (1đ)

Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 2 điểm

a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

    TN              CN        VN1       VN2

b) Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá

    CN           VN1                      VN2

Câu 5:

– HS nêu được ý nghĩa của hạt gạo: Làm ra hạt gạo trải qua bao thử thách của thiên nhiên, tình yêu của con người. (3đ)

– Nêu được điệp từ “có” tác dụng: nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên. (2đ)

– Nêu được hình ảnh đối lập cua ngoi lên bờ >< mẹ em xuống cấy và tác dụng của hình ảnh đối lập. (4đ)

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt – Đề 3

I. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm):

Chuyện một khu vườn nhỏ

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ ngậy cứ như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng : Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

– Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Theo VĂN LONG.

B- DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI HỌC, KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG.

1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

A. Bé Thu thích ra ban công để hóng gió.

B. Bé Thu thích ra ban công để nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

C. Bé Thu thích ra ban công để ngắm cảnh.

2. Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?

A. Cây quỳnh , cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.

C. Cây quỳnh , cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

3. Cây đa Ấn Độ có đặc điểm gì nổi bật?

A. Cây đa Ấn Độ liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt.

B. Cây đa Ấn Độ lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.

C. Cây đa Ấn Độ thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra.

4. Vì sao bé Thu lại chưa vui dù ban công có nhiều cây như vậy?

A. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu có ít cây.

B. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.

C. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu không có hoa đẹp.

5. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

A. Vì bé Thu muốn chỉ cho Hằng thấy một loài chim đẹp.

B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.

C. Vì bé Thu muốn nói ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.

6. Trong câu “Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Đại từ Nó thay thế cho từ ngữ nào?

A. Mấy con sâu.

B. Cành lựu.

C. Chú chim lông xanh biếc.

7. Từ nào là quan hệ từ trong câu “Ông ơi , đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!”?

A. Ơi.

B. Đây.

C. Và.

8. Cặp quan hệ từ “ Vì…nên…” trong câu “ Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?

A. Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.

B. Biểu thị quan hệ tương phản.

C. Biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả.

II. ĐỌC (1 điểm)

III. Chính tả: (2 điểm).

IV. Tập làm văn: (3 điểm) 25 phút.

Em hãy tả thầy giáo (hoặc cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

A. Phần đọc

1: Đọc thành tiếng (1 điểm) (HS đọc khoảng 75 chữ / 1 phút)

Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.0,25 điểm

Đọc diễn cảm 0,25 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm

Cộng 1 điểm

– Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.

– Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

2: Đọc hiểu (4 điểm) Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

B

C

C

C

A

B. Phần viết (5 điểm)

1. Chính tả (2,0 điểm)

– Không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ. (2 điểm).

– Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm

– Bài viết không rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (3,0 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu bài: Giới thiệu được người định tả? (0,5 điểm)

2. Thân bài

Tả bao quát (hình dáng, ……(1,25 điểm)

Tả tính tình (0,75 điểm)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của về người vừa tả. (0,5 điểm)

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, các em học sinh tham khảo đề cương và các đề ôn tập sau:

Tham khảo thêm các đề sau đây:

Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 5. Những đề thi này được Tip.edu.vn sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

  • Bạn có tiềm năng trở thành học sinh giỏi môn nào?
  • Loài vật nào ngủ quên trong tâm hồn bạn?
  • Đoán nghề nghiệp tương lai của bạn qua những bức ảnh
  • Bạn sẽ là bạn gái tương lai của ai trong BTS
  • Thử tài với 10 câu hỏi đố vui “siêu xoắn”

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post