Chia sẻ những tip thiết thực

Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Câu hỏi lý thuyết 1 – SGK Trang 82 Địa lí 10

Dựa vào bảng trên, em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai?

Hướng dẫn giải:

– Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
+ Về thờigian dân số tăng thêm 1 tỉ người: lịch sử dân số nhân loại trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.
+ Về thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn từ 123 năm xuống còn 47 năm.
– Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân là do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều.


Câu hỏi lý thuyết 2 – SGK Trang 83 Địa lí 10

Dựa vào hình 22.1, em hãy nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển, thời kì năm 1950- 2005?

Hướng dẫn giải:

Thời kì 1950 – 2005, tỉ suất sinh thô của toàn thế giới cao hơn các nước phát triển và thấp hơn các nước đang phát triển: tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều lần các nước phát triển.
– Trong nửa thế kỉ. từ 1950 – 2005. tỉ suất sinh thô của toàn thế giới, các nước phát triển. các nước đang phát triển đều có xu hướng giảm nhanh. Tỉ suất sinh thô ở các nước phát triển giảm nhanh hơn so với các nước đang phát triển và toàn thế giới (giảm 2.1 lần so với 1,75 lần và 1,71 lần).


Câu hỏi lý thuyết 3 – SGK Trang 84 Địa lí 10

Dựa vào hình 22.2, em hãy nhận xét tỉ suất thô của toàn thế giới và ở các nước phát triển, các nước đang phát triển thời kì 1950- 2005.

Hướng dẫn giải:

Xu hướng biến động tỉ suất tử thô: có xu hướng giảm dần nhờ những biến đổi sâu sắc về kinh tế – xã hội và cả trong mức sinh. Đầu thế kỉ XX, mức tử vong còn khá cao, nhưng lừ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giảm nhanh.

+ Toàn thế giới, tỉ suất tử thô ngày càng giảm nhanh, từ 25% giai đoạn 1950 – 1955 xuống còn 15% giai đoạn 1975 — 1980, 11% giai đoạn 1985 — 1990 và 9% ở giai đoạn 1995 – 2000 và 2004 – 2005.
+ Đối với các nước phát triển, mức chết giảm nhanh, nhưng sau đó chững lại và có chiều hướng tăng lên 10$ giai đoạn 1950 – 1955: 9% giai đoạn 1975 – 1980 và giai đoạn 1985 – 1990 rồi tăng lên 10% giai đoạn 1995 – 2000 và giai đoạn 2004 – 2005 là do cơ cấu dân số già, tỉ lệ người lớn tuổi cao.
+ Đối với các nước đang phát triển, mức chết giảm chậm hơn từ 28% giai đoạn 1950 – 1955 xuống 12% giai đoạn 1985 – 1990), nhưng hiện nay đã đạt mức thấp hơn so với các nước phát triển do cơ cấu dân số trẻ.


Câu hỏi lý thuyết 4 – SGK Trang 85 Địa lí 10

Dựa vào hình 22.3, e hãy cho biết:

– Các nước được chia thành mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khác nhau?

– Tên một vài quốc gia tiêu biểu trong mỗi nhóm?

– Nhận xét?

Hướng dẫn giải:

Có thể chia ra 4 nhóm nước với mức gia tăng tự nhiên khác nhau
– Gia tăng tự nhiên bằng 0 hoặc âm: mức tử cao do dân số già, mức sinh thấp và thấp hơn hoặc bằng mức tử. Đại diện cho nhóm nước này có thể kể đến: LB. Nga. các quốc gia Đông Âu (Bun-ga-ri, U-rai-na, Bê-la-rút,…).
Gia tăng dân số chậm < 0,9%, mức tử thấp, mức sinh thấp song cao hơn mức tử, gia tăng dần số thấp và ổn định. Đó là các quốc gia ờ Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, ở Tây Âu.
– Gia tăng dân số trung bình: từ 1 – 1,9%, mức sinh tương đối cao, mức tử thấp. Tiêu biểu là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, một số nước Mĩ La-tinh như Ac-hen-li-na, Bra-xin, Chilê
– Gia tăng dân số cao và rất cao: > 2% và thậm chí trên 3%. Thuộc nhóm này gồm phần lớn các quốc gia châu Phi, các nước Trung Đông, một số quốc gia Trung và Nam Mĩ (Ni-ca-ra-goa, Goa-tê-ma-la, U-ru-goay..)


Câu hỏi lý thuyết 5 – SGK Trang 85 Địa lí 10

Dựa vào sơ đồ, em hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển.

Hướng dẫn giải:

Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
– Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,…

– Xã hội thất nghiệp, thiếu việc làm, giáo dục, y tế……..gặp nhiều khó khăn.

– Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệ, môi trường bị ô nhiễm suy thoái.


Bài 1 trang 86 sgk Địa lí lớp 10

Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:

Năm

1995

1997

1998

1999

2000

Dân số (triệu người)

?

?

975

?

?

Hướng dẫn giải:

–  Cách tính:

+ Tg là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (2%).

+ Cho dân số thế giới năm 1998 là D8 năm 1999 là D9, năm 2000 là D0, năm 1997 là D7, năm 1995 là D5.

+ Ta có công thức:

D8 = D7 + Tg.D7 = D7 (Tg+1)

D7 = 

 =  = 955,9 triệu người.

D9 = D8 + Tg.D8 = D8 (Tg+1) = 975. 1,02 = 994,5 triệu người.

D0 = D9 (Tg+1) = 994,5. 1,02 = 1014,4 triệu người.

D7 = D6 + Tg.D6 = D6 (Tg+1) => D6 = D7/ (Tg+1) = 995,9/1,02 = 937,2 triệu người.

D6 = D5 + Tg.D5 => D5= D6/ (Tg+1) = 9377,2/1,02 = 918,8 triệu người.

Kết quả thể hiện bảng sau:

Năm

1995

1997

1998

1999

2000

Dân số (triệu người)

918,8

955,9

975

994,5

1014,4


Bài 2 trang 86 sgk Địa lí lớp 10

Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?

Hướng dẫn giải:

– Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
– Gia tăng cơ học gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến di cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng


Bài 3 trang 86 sgk Địa lí lớp 10

Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường.

Hướng dẫn giải:

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

– Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn…

– Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí

– Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương…

Giaibaitap.me

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (130 bình chọn)