Chia sẻ những tip thiết thực

Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại

0

Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại được tip.edu.vn sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại

  • Thúc đẩy mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu thương mại và nâng cao chất lượng tăng trưởng
  • Tác động nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của thương mại
  • Vai trò đối với công tác hội nhập quốc tế

Thúc đẩy mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu thương mại và nâng cao chất lượng tăng trưởng

Muốn đẩy mạnh các hoạt động thương mại, cần phải chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực vật chất kỹ thuật, tài chính và con người phù hợp. Quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố các nguồn lực đó có ảnh hưởng lớn tới quá trình đầu tư, khai thác và phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển thương mại của quốc gia. Nguồn lực trong thương mại còn tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Tác động nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của thương mại

Việc quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lực trong thương mại vừa đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm chi phí lưu thông, vừa đẩy nhanh tốc độ trao đổi thương mại, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. Nguồn lực trong thương mại không chỉ tác động tới hiệu quả kinh tế, mà còn nâng cao hiệu quả về mặt xã hội, thu hút lao động và tạo việc làm, đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu của dân cư ngày càng tăng lên trong xã hội.

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của ngành/doanh nghiệp và của nền kinh tế. Số lượng và chất lượng nguồn lực được sử dụng trong thương mại có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cạnh tranh của bất cứ hoạt động kinh tế cụ thể nào (chẳng hạn, hoạt động mua hàng, bán hàng hay xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ). Nó còn tác động đến sức cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế vĩ mô. Bởi vì, các nguồn lực sẽ gia nhập vào chi phí đơn vị sản phẩm, giá tiêu thụ và tác động tới cả tốc độ tiêu thụ, thời gian giao hàng hay cung ứng dịch vụ cũng như chất lượng của hoạt động trao đổi đó. Chất lượng nguồn lực trong thương mại vừa là bộ phận cấu thành, vừa là thước đo phản ánh mức độ ổn định, phát triển kinh tế – xã hội và tính cạnh tranh trên bình diện vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, cũng như trong phạm vi ngành/doanh nghiệp.

Vai trò đối với công tác hội nhập quốc tế

Một mặt hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới thương mại, các yếu tố vật chất khác và con người. Mặt khác, việc đầu tư và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong thương mại lại tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình hội nhập, phấn đấu đạt tới các chuẩn mực về yêu cầu và điều kiện thương mại quốc tế.

Nguồn lực trong thương mại được quản lý, sử dụng có hiệu quả còn có tác động ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao và phát triển các giá trị văn hóa, phát triển, mở mang các quan hệ kinh tế, cải thiện các quan hệ xã hội, tác động tích cực đến môi trường. Ngoài ra, thông qua bố trí hợp lý mạng lưới thương mại, kết cấu hạ tầng, nguồn lực lao động, tạo ra đội ngũ thương nhân có nghiệp vụ tình báo kinh tế nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền của dân tộc.

—————————————

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại về thúc đẩy mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu thương mại và nâng cao chất lượng tăng trưởng, tác động nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của thương mại, vai trò đối với công tác hội nhập quốc tế…

Trên đây, tip.edu.vn đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng – Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Leave a comment