Chia sẻ những tip thiết thực

Tư tưởng, tôn giáo và nền giáo dục của văn minh Trung Hoa

0

Tư tưởng, tôn giáo và nền giáo dục của văn minh Trung Hoa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Tư tưởng, tôn giáo và nền giáo dục của văn minh Trung Hoa

  • 1. Tư tưởng và tôn giáo
    • 1.1 Âm dương – Bát quái – Ngũ hành
    • 1.2 Nho gia
    • 1.3 Đạo gia và Đạo giáo
    • 1.4 Pháp gia
    • 1.5 Mặc gia
  • 2. Giáo dục
    • 2.1 Trường học
    • 2.2 Khoa cử

1. Tư tưởng và tôn giáo

Lịch sử tư tưởng Trung Quốc rất phong phú. Từ rất sớm, người Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm để giải thích thế giới. Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, chiến tranh loạn lạc xảy ra triền miên, các nhà tư tưởng Trung Quốc quan tâm trước hết đến việc tìm kiếm đường lối tối ưu bảo đảm cho đất nước được ổn định, thống nhất, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Học thuyết của các nhà tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành các trường phái tư tưởng của Trung Quốc thời cổ trung đại trong đó quan trọng nhất là các phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.

Tám quẻ Càn, Khôn…, mỗi quẻ đều có 3 vạch, gọi từ những quẻ đơn. Tám quẻ đơn ấy lại phối hợp với nhau thành 64 quẻ kép (quẻ 6 vạch). Sự phối hợp bằng cách chồng 2 quẻ đơn với nhau ấy, nếu tạo ra được sự giao cảm giữa 2 quẻ trên dưới thì thành quẻ tốt (cát), nếu không tạo ra được sự giao cảm thi thành quẻ xấu (hung). Ví dụ: quẻ Thái được tạo thành bởi quẻ Khôn ở trên quẻ Càn, tức là đất ở trên trời, do đó khí dương phải thăng lên, khí âm phải hạ xuống. Hai khí giao cảm với nhau làm thay đổi vị trí, dẫn đến sự phát triển. Như vậy, quẻ Thái là quẻ tốt. Ngược lại, quẻ Bĩ được tạo thành bói quẻ Càn trên quẻ Khôn, như vậy là trời đất đúng vị trí, do đó không tạo ra được sự giao cảm nên không dẫn đến sự phát triển. Bởi vậy quẻ Bĩ là quẻ xấu.

Với quan niệm 8 yếu tố vật chất như nước, lửa, núi, hồ v.v… tạo nên vũ trụ, đồng thời chú ý đến sự phát triển của sự vật, thuyết bát quái là một tư tưởng triết học mang tính chất duy vật và biện chứng, nhưng những yếu tố tích cực ấy rất hạn chế. Sự gán ghép nội dung cho các quẻ như Ly là lửa, là con gái đầu là hoàn toàn áp đặt, không có cơ sở khoa học. Chính vì vậy thuyết bát quái đã trở thành cơ sở tốt cho việc bói toán.

  • Trước khi thi Viện phải qua hai kì thi dự bị: thi ở huyện và thi ở phủ. Nếu thi đậu thì được gọi là đồng sinh. Tiếp đó phải dự kì thi Viện do quan Đề đốc học viện được chính phủ trung ương ủy phái chủ trì. Thi Viện đậu được thì gọi là Tú tài và được vào học ở trường huyện hoặc trường phủ gọi là sinh viên.
  • Thi Hương: là kì thi ở cấp tỉnh, cứ 3 năm tổ chức một lần. Người dự thi là những người đã đỗ Tú tài. Ngoài ra, những người gọi là “quyên giám” (bỏ tiền ra mua tư cách sinh viên) và “ấm giám” (con cái quan lại được tập ấm) cũng được dự thi. Những người trúng tuyển trong kì thi Hương gọi là cử nhân, người đỗ đầu gọi là Giải nguyên. Những người đậu Cử nhân có thể được bố dụng làm quan từ trung cấp trở xuống.
  • Thi Hội là kì thi tổ chức ở kinh đô do bộ Lễ chủ trì, cứ 3 năm tổ chức một lần. Người dự thi là các Cử nhân. Những người thi đậu trong kì thi Hội được gọi là “Cống sĩ”, thông thường gọi là Tiến sĩ. Người đỗ đầu gọi là Hội nguyên.

———————–

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tư tưởng, tôn giáo và nền giáo dục của văn minh Trung Hoa về đặc điểm nội dung và thành tựu của tư tưởng và tôn giáo, hệ thống giáo dục của Trung Hoa…

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tư tưởng, tôn giáo và nền giáo dục của văn minh Trung Hoa. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng – Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Leave a comment