Chia sẻ những tip thiết thực

Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân

0

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập các văn bản, ôn thi học kì và luyện tập các đề văn lớp 12 có đáp án.

Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân

  • Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
  • Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân bao gồm Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và bài văn mẫu Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân đầy đủ ý nghĩa để các em học sinh nắm được nội dung Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân một cách dễ dàng hơn.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và dẫn dắt vào tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

2. Thân bài

Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy: Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi; ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị bằng hành động uống rượu: Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị cứ lén lấy hủ rượu cứ uống ừng ực từng bát.

Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời; lòng Mị thì đang sống về ngày trước.

Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

→ Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại.

Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã phản kháng rất quyết liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận.

Hơi rượi nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi → Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng một con ngựa… Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.

Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.

– Không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị. Dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trỗi dậy mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.

→ Sức sống tiềm tàng và khát vọng mãnh liệt.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.

Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi danh của bao nhà văn nhà thơ nổi tiếng, trong đó không thể không nhắc đến tác giả Tô Hoài cùng truyện ngắn Vợ nhặt. Dưới ngòi bút tài hoa của mình, Tô Hoài không chỉ vẽ ra trước mắt bạn đọc khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà còn khắc họa thành công vẻ đẹp nội tâm của cô Mị, nổi bật trong đó là tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy: “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi; ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị được thể hiện bằng hành động uống rượu: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị cứ lén lấy hủ rượu cứ uống ừng ực từng bát”. Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời; lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Mị thấy phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Mị thấy vui sướng nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại. Quá khứ Mị hiện về như một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vô cùng đau khổ, cơ nhục.

Trong tiếng sáo rập rờn, Mị hành động thật khỏe khoắn, dứt khoát chứ không buồn và đau khổ để chuẩn bị đi chơi: “Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách”. tuy nhiên, ước muốn đó của Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã phản kháng rất quyết liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận. Hơi rượi nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi khiến Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng một con ngựa… Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị. Dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trỗi dậy mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng nhân vật Mị cùng truyện ngắn Vợ chồng A Phủ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

—————————

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Leave a comment