Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Tức nước vỡ bờ và Phân tích nhân vật chị Dậu

0

Văn đàn Việt Nam giai đoạn 1936-1939 xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc. Soạn bài Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn sẽ giúp chúng ta cảm nhận được một tác phẩm phản ánh sinh động những nỗi lầm than của nhân dân trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời cũng cho thấy Ngô Tất Tố là một ngòi bút tài hoa với phong cách hiện thực phê phán. Cùng Tip.edu.vn tìm hiểu, phân tích nhân vật chị Dậu cũng như tóm tắt và soạn bài Tức nước vỡ bờ qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, tác phẩm Tắt đèn và trích đoạn Tức nước vỡ bờ

Để hiểu hơn về tác phẩm, cũng như có thể soạn bài Tức nước vỡ bờ và Phân tích nhân vật chị Dậu một cách cụ thể nhất, chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản về tác giả cùng tác phẩm. Dưới đây là một số kiến thức giúp bạn trong quá trình soạn bài Tức nước vỡ bờ.


Đôi nét về tác giả Ngô Tất Tố

Nhắc đến Ngô Tất Tố, chúng ta không thể quên những tập truyện ký Việt Nam với phong cách hiện thực phê phán mà lại đầy sâu sắc thâm thúy. Ông là một trong những cây bút tài hoa lỗi lạc của nền văn học đương thời. Soạn bài Tức nước vỡ bờ chúng ta cần nắm được một số kiến thức về tác giả như sau

Ngô Tất Tố sinh năm 1893 và mất năm 1954. Ông là người làng Lộc Hà, thuộc huyện Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh (ngày nay thuộc huyện Đông Anh của Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân, Ngô Tất Tố từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu thi ca văn học. Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm văn học cổ nhiều giá trị cũng như những công trình triết học. Không những thế, Ngô Tất Tố còn là một nhà báo mang khuynh hướng tiến bộ và đầy tính chiến đâú.

Trước Cách mạng Tháng Tám, các tác phẩm của ông chủ yếu về hiện thực đời thường với những nỗi lầm than và cơ cực của nhân dân ta. Sau Cách mạng, Ngô Tất Tố luôn nhiệt tình và tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ cho kháng chiến. Nhà văn đã hy sinh anh dũng trên đường đi công tác trong quá trình phục vụ chiến đấu của nhân dân.

Sự nghiệp văn học nghệ thuật của Ngô Tất Tố để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị lớn thuộc nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết Tắt đèn năm 1939, tiểu thuyết Lều chõng năm 1940… một số phóng sự như Tập án cái đình năm 1939 và Việc làng năm 1940… Với nhiều đóng góp to lớn cho văn học nước nhà, năm 1996 ông đã được Nhà nước ta phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Soạn bài Tức nước vỡ bờ và Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm sẽ giúp chúng ta cảm nhận được tài năng của ông.

soạn bài tức nước vỡ bờ và giới thiệu về tác giả tác phẩm

Giới thiệu tác phẩm Tắt đèn

Một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn được mọi người nhớ đến chính là “Tắt đèn”. Đây cũng được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Một tác phẩm được nhận xét là “hoàn toàn phục sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác” (Vũ Trọng Phụng).

Tắt đèn gồm 26 chương, trong đó chương XVIII xảy ra những xung đột cơ bản và nặng nề nhất của nông dân với bọn địa chủ cường hào. Trong Tắt đèn, một xã hội hiện thực đến từng chân tơ kẽ tóc, một xã hội bẩn thỉu thối nát đương thời. Một xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo độc ác đã lấy người nông dân làm công cụ để hưởng lợi. Soạn bài Tức nước vỡ bờ hay Phân tích nhân vật chị Dậu đã phần nào vẽ lên bức tranh rối ren của xã hội và nỗi khổ cực lầm than của nhân dân ta lúc bấy giờ.

Trích đoạn Tức nước vỡ bờ

Tức nước vỡ bờ là một trích đoạn thuộc chương XVIII trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Chỉ trong một trích đoạn mà bao nhiêu nỗi khổ của người nông dân cũng như sự thối tha đe hèn đốn mạt của những tên cai lệ hào tổng được tái hiện chân thực. Bọn nhà lý trưởng hống hách, những tên cai lệ độc ác lại hèn yếu giống như những con chuột đục khoét mãi không thôi.

Khi soạn bài Tức nước vỡ bờ nói riêng, tìm hiểu tác phẩm Tắt đèn nói chung, người đọc còn nhận thấy nhà văn đã lên án gay gắt và mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến tàn ác, thể hiện thái độ căm phẫn đến tột cùng với những tội ác mà chúng gây ra. Đồng thời, nhà văn cũng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, sự thấu hiếu đến tận tâm can với những nhân vật của mình – những người dân phải chịu số phận cùng quẫn, bi thương.

Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn và trích đoạn Tức nước vỡ bờ

Để soạn bài Tức nước vỡ bờ, chúng ta cần nắm được nội dung tóm tắt của tác phẩm như sau: Tắt đèn được mở đầu với cái không khí ngột ngạt, mệt mỏi và căng thẳng bao trùm lên làng quê trong những ngày sưu thuế của bọn cường hào.

Mọi thứ như bị đình trệ bởi cổng lãng đã bị đóng lại, công việc của người nông dân cũng bị ngừng, cày bừa đình đốn. Trong khi đó thì bọn lí trưởng và cường hào nạt nộ, chửi bới và quát tháo om sòm. Tiếng trống tù vang lên ing ỏi trộn với tiếng than khóc, tiếng đánh đập thét lac…. Một thứ âm thanh hỗn độn vang lên ngỡ như một cuộc săn người.

Gia đình chị Dậu thuộc loại nghèo nhất nhì của làng “trong hạng cùng đinh”. Trong những ngày sưu thế “nợ như ngập đầu” này, chị phải chạy vạy khắp nơi để có tiền đóng sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giầu đã không cho chị mượn đã đành, còn không tiếc nhiếc móc chị thậm tệ. Mặc cho anh Dậu ốm đau, bọn tay sai vẫn cứ xông đến lôi anh Dậu ra đình để đánh đập. Chị Dậu đau lòng, bị dồn đến bước đường cùng đành bán cái Tí đượt ruột đẻ ra mà lòng chị đau như cắt.

Đứa con gái nhỏ mới 7 tuổi đành phải đem bán cho vợ chồng địa chủ Nghị Quế ở thôn Đoài. Vợ chồng lão Nghị nổi tiếng tàn ác, tham lam, giàu có mà bủn xỉn keo kẹt, lợi dụng hoàn cảnh khốn cùng của chị Dậu để ép chị bán con nhỏ và đàn chó với giá cả rẻ mạt. Từng ấy thôi đau lòng như vậy những tưởng cũng đủ tiền nộp sưu thế và anh Dậu sẽ được thả. Ấy vậy mà, bọn lí dịch lại bắt nộp thêm suất sưu của người em chồng đã mất năm ngoái.

Thật là cùng đường! Tiếng kêu thống thiết của chị vang lên giữa Đình. Người ta cõng trả chị một anh Dậu rũ rượi như một cái chết. Chị thất thần hoảng sợ khi gọi chồng không tỉnh, may sao cuối cùng nhờ bà con hàng xóm mà anh Dậu cũng mở mắt.

Một bà lão ái ngại đầy thương xót cho hoàn cảnh gia đình chị đã cho chị một bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu cố thoi thóp dậy húp cháo, miếng cháo chưa kịp lên miệng thì người nhà lí trưởng và tên cai lệ đã xồng xộc xông vào. Khóc lóc và van xin thảm thiết không được, chị Dậu đành liều mình đánh ngã hai tên tay sai.

Sau đó chị bị bắt giải lên huyện. Lão quan cai trị lợi dụng chị định giở trò bỉ ổi. Chị Dậu cương quyết cự tuyệt, ném hết nắm bạc bẩn thỉu vào mặt tên Tư Ân và đẩy hắn ngã, rồi chạy thoát về nhà… Chị đành phải gửi con để lên tỉnh đi làm vú để trả món nợ Nhà nước. Trong một đêm tối mù mịt “tắt đèn”, cụ cố thượng người đã ngoài 80 mò vào buồng của chị. Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, chị Dậu vùng chạy ra ngoài trong đêm trời tối đen như mực.

soạn bài tức nước vỡ bờ và cuộc sống bị dồn đến đường cùng của chị dậu

Soạn bài Tức nước vỡ bờ trong chương trình Ngữ văn lớp 8

Để hiểu sâu hơn về tiểu thuyết Tắt đèn cũng như trích đoạn, chúng ta cùng soạn bài Tức nước vỡ bờ qua việc trả lời các câu hỏi trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8.

Bố cục trích đoạn khi soạn bài Tức nước vỡ bờ

Soạn bài Tức nước vỡ bờ, người đọc sẽ thấy được đoạn trích đã học trong chương trình có thể được chia làm hai phần chính như sau:

Phần 1 – Từ đầu đến “ngon miệng hay không”: Thuật lại cảnh chị Dậu ân cần và tận tụy chăm sóc chồng

Phần 2 – Đoạn còn lại của đoạn trích: Cảnh phản kháng lại bọn cường hào tay sai của chị Dậu

Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào

Soạn bài Tức nước vỡ bờ, chúng ta thấy được tình thế rất thảm thương và chua xót của chị Dậu khi bọn lí trưởng tay sai xông vào:

  • Gia đình chị nghèo nhất nhì làng, vì nộp sưu thế cho chồng và không muốn anh Dậu bị trói đánh, chị đành cắn răng đứt ruột bán đứa con gái mới 7 tuổi và đàn cho với giá rẻ mạt cho nhà Nghị Quế
  • Anh Dậu ốm đau tưởng chết mà bị lôi ra đình đánh cho ngất đi vì nhà chị thiếu sưu thuế
  • Bà lão hàng xóm thương tình gia cảnh nhà chị cho ít gạo nấu cháo
  • Chồng chị – anh Dậu vừa mới chỉ tỉnh lại trong cơn thập tử nhất sinh
  • Bọn tay sai xồng xộc xông vào đòi đánh trói anh Dậu khi anh chưa kịp đưa bát cháo lên miệng

=>Tình thế của chị Dậu lúc đó vô cùng nguy khốn và cùng đường

Nhận xét về tên cai lệ và nghệ thuật miêu tả nhân vật này của nhà văn

Nhân vật tên cai lệ khi soạn bài Tức nước vỡ bờ

  • Là tên cầm đầu cho bè lũ tay sai, đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đánh áp người để đòi sưu thuế
  • Hắn là tên tay sai mạt hàng, công cụ đàn áp bóc lột của giai cấp cường hào địa chủ
  • Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu được miêu tả cụ thể khi soạn bài tức nước vỡ bơ

+ Hắn gõ đầu roi xuống đất, quát người bằng giọng khàn khàn

+ Đánh bắt trói người là nghề của hắn, là một tên tay sai chuyên nghiệp

+ Tên cai lê vô học, xưng hô xấc xược “ông-thằng”

  • Bản chất của hắn: dữ tợn, tàn ác, hung bạo với các chi tiết như: giọng hầm hè, mặt trợn ngược, đùng đùng giật giây thừng, đánh vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị cái bốp…
  • Ngôn ngữ vô học thú tính, tên cai lệ chỉ có quát nạt, thét và hằm hè
  • Tên cai lệ là người thú tính, nhẫn tâm, tàn ác, bỏ ngoài tai những lời van xin khẩn thiết từ chị Dậu

Ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”

 Khi soạn bài Tức nước vỡ bờ trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chúng ta thấy được nhan đề được nhà văn lựa chọn vô cùng đa nghĩa và giàu sức biểu đạt. Nhan đề này phản ánh một quy luật, đó là có áp bức sẽ có đấu tranh.

  • Với toàn bộ nội dung của tác phẩm, Tức nước vỡ bờ là nhan đề hợp lý và giàu sức thuyết phục phù hợp với diễn biến của nhân vật cũng như ý tưởng của nhà văn.
  • Tên nhan đề Tức nước vỡ bờ cho thấy khi con người ta bị áp bức bóc lột đè nén đến bước đường cùng thì sẽ sẵn sàng đứng lên và phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh phản kháng đó được bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm con người cùng với tình yêu gia đình.

soạn bài tức nước vỡ bờ và hình ảnh về mẹ con chị dậu trong cảnh tối tăm đường cùng

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và khắc họa nhân vật

Nhà văn Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, mạch truyện các chi tiết đan xen cũng như việc miêu tả và khắc họa tâm lý nhân vật chị Dậu. Soạn bài Tức nước vỡ bờ và Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật chị Dậu, chúng ta sẽ hiểu được sự tài hòa lỗi lạc trong ngòi bút của nhà văn hiện thực phê phán này.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Tức nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố đã tạo dựng tình huống truyện một cách hấp dẫn đầy lôi cuốn: Sau khi chị Dậu cầu xin van nài tha thiết, nói lí lẽ hết mức nhưng tên cai lệ tàn bạo vẫn cứ xấn xổ đến đánh trói và giải anh Dậu ra đình để đánh đập

Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong Tức nước vỡ bờ

  • Chị Dậu: chịu đựng và nhẫn nhục – là người phụ nữ có sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng.
  • Cai lệ: thú tính, hung bạo, ngang ngược

Bên cạnh đó, nhà văn Ngô Tất Tố cũng sử dụng nghệ thuật miêu tả ngoại hình đối lập, cụ thể:

  • Chị Dậu: khỏe khoắn, sức sống, lực điền và quyết liệt
  • Bọn tay sai, cai lệ: lẻo khẻo như những tên nghiệt, ngã chỏng quèo….

Không những thế mà ngôn ngữ đối thoại, độc thoại cũng được nhà văn sử dụng hết sức tài tình đã giúp phản ánh những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật.

Phân tích nhân vật chị Dậu khi soạn bài Tức nước vỡ bờ

Soạn bài Tức nước vỡ bờ, hình ảnh về chị Dậu điển hình cho những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám. Họ là những con người có nhân phẩm cao quý với những vẻ đẹp truyền thống điển hình như phẩm chất yêu chồng thương con tha thiết, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu. Đặc biệt là tính cách trong sạch “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”, không hám tiền tài vật chất danh lợi của chị Dậu chính là vẻ đẹp đáng ngợi ca biết bao nhiêu.

Bên cạnh ấy, soạn bài Tức nước vỡ bờ, chúng ta còn thấy sức sống tiềm tàng mạnh mẽ trong chị Dậu được ấp ủ bấy lâu đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi cành đánh đập của lũ cai lệ và người nhà lý trưởng. Chính vì những tình cảm cao đẹp đó mà chị Dậu đã dũng cảm đấu tranh để bảo vệ người chồng của mình.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Hai câu thơ đã tóm gọn cuộc đời nhiều bể khổ thăng trầm của chị Dậu cũng như những người phụ nữ xưa. Khi anh Dậu – người chồng của chị bị đánh cho tới thân tàn ma dại, may mắn được cứu giúp bởi làng xóm, khi mà anh chỉ mới vừa mở mắt và đưa bát cháo lên miệng mà những tên hùm sói đã kéo nhau đến. Với hoàn cảnh khốn khổ đó, để đối phó với những tên lý trưởng cai lệ, chị Dậu ban đầu hoàn toàn bị động, chị run run van xin và nói lời thiết tha nài nỉ.

Chị Dậu đã nhẫn nhịn hạ mình để gọi “ông”, để van nài cầu xin cho chồng. Nhưng bọn tay sai ấy nào có nghe, bọn chúng giật giây thừng sầm sập đến chỗ anh Dậu. Lúc này, chị Dậu đã không còn nhún nhường, tức nước thì vỡ bờ, chị đã chủ động chống lại chúng để bảo vệ người chồng yêu quý. Tinh thần phản kháng đó được biểu hiện cả trong ý thức, thái độ và hành động của chị Dậu.

Hành động của chị quyết liệt, nhanh như cắt chị nắm được gậy của chúng, túm tóc lắng cho một cái khiến chúng ngã ra thềm với lời nói rất quả quyết “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Câu hỏi của chị Dậu đầy vẻ thách thức là biểu hiện cho tình yêu chồng lớn đến nhường nào. Một câu nói ngang tàn đầy khí phách thể hiện “tức nước vỡ bờ”“ở đâu có áp bức thì ở đó có đâu tranh”.

Có thể thấy, soạn bài Tức nước vỡ bờ ngắn gọn cũng như khi phân tích diễn biến tâm lý nhân vật chị Dậu, chúng ta thấy rằng sự phản kháng ở chị cũng là một biểu hiện đấu tranh chống áp bức, mặc dù là tự phát nhưng thể hiện một tiềm lực mạnh mẽ và to lớn ở người nông dân. Chính vì thế, những người phụ nữ nói riêng, những người nông dân nói chung như chị khi có sự lãnh đạo của Đảng sẽ có sức mạnh phật khởi và ý thức tự giác cách mạng.

Có thể nói, soạn bài Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lý cũng như tính cách nhân vật  vô cùng tài hoa của nhà văn Ngô Tất Tố. Nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật chị Dậu – điển hình cho giai cấp nông dân trước Cách mạng tháng 8. Chị Dậu chính là hình ảnh đẹp đẽ, sáng ngời về người phụ nữ nông dân có tấm lòng yêu thương chồng con tha thiết, sẵn sàng quên mình hy sinh bảo vệ chồng con và giữ gìn phẩm cách cao đẹp.

Phân tích nhân vật chị Dậu và soạn bài Tức nước vỡ bờ, chúng ta còn thấy được tấm lòng cảm thông thương yêu mà nhà văn đã dành cho nhân vật của mình – cho những thân phận nghèo khổ trong chế độ thực dân phong kiến hà khắc.

Không những thế, chúng ta cũng nhận ra rằng, nhà văn Ngô Tất Tố còn lên án gay gắn xã hội thối nát áp bức bóc lột tận cùng người nông dân, đồng thời cũng quan tâm đến những vấn đề bức thiết trong cuộc sống bấy giờ – đó chính là nhu cầu được sống những ngày bình yên và hạnh phúc của cuộc sống gia đình. Những lời văn dung dị, đời thường, đậm chất dẫn dã mà vô cùng chân thực, sinh động khiến chúng ta như đang sống giữa những bất công để chứng kiến những ngang trái ở xã hội lúc bấy giờ.

Nhà văn Ngô Tất Tố khi sáng tác nên tác phẩm cũng rất thành công khi kết hợp tài tình giữa ba phương thức biểu đạt đó là tự sự, miêu tả và biểu cảm giúp làm nổi bật tình huống truyện, sự đối lập gây gắt giữa các giai cấp cũng như là sự phản kháng mạnh mẽ khi bị dồn đến đường cùng “tức nước vỡ bờ”. Chính điều này đã cho thấy tài năng tiểu thuyết xuất chúng và tâm hồn nghệ thuật vị nhân sinh của nhà văn

“Tức nước vỡ bờ” nói riêng và “Tắt đèn” nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc, làm phong phú cho nền văn học nước nhà lúc bấy giờ cũng như mãi về sau. Hi vọng qua việc soạn bài Tức nước vỡ bờ – trích đoạn trong tiểu thuyết Tắt đèn cũng như sự phân tích nhân vật chị Dậu đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ đóng góp gì cho bài viết Soạn bài Tức nước vỡ bờ và Phân tích nhân vật chị Dậu, mời bạn để lại nhân xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ 

Xem thêm >>> Chiếc lá cuối cùng O’henry: Tóm tắt, Phân tích và Soạn bài

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng Mtao-Mxây

Xem thêm >>> Soạn bài Lão hạc ngắn nhất và Phân tích nhân vật Lão Hạc – Ngữ Văn lớp 8

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

Leave a comment