Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Tình thái từ

0
Nội dung soạn bài Tình thái từ dưới đây sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về khái niệm, chức năng cũng như cách của tình thái từ khi giao tiếp cũng như khi viết bài qua việc thực hành những bài tập cụ thể trong SGK.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai tinh thai tu lop 8

Soạn bài Tình thái từ, lớp 8
 

Soạn bài Tình thái từ, Ngắn 1

I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ

Câu 1. 
a. Nếu bỏ từ “à” thì câu văn sẽ trở thành câu trần thuật
b. Nếu bỏ từ “đi” câu văn sẽ không còn là câu cầu khiến
c. Nếu bỏ từ “thay” câu văn sẽ không thể hiện nỗi lòng thương xót với kiếp người bất hạnh
Câu 2. 
Từ “ạ” 🡪 sự lễ phép, tôn trọng

II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ

Ngữ liệu

Kiểu câu

Sắc thái tình cảm

Vai xã hội

Bạn chưa về à?

Nghi vấn

Thân mật

Ngang hàng

Thầy mệt ạ?

Nghi vấn

Lễ phép

Trên – dưới

Bạn giúp tôi một tay nhé!

Cầu khiến

Ân cần, thân tình

Ngang hàng

Bác giúp cháu một tay ạ!

Cầu khiến

Lễ phép, kính trọng

Trên – dưới

III. LUYỆN TẬP

Câu 1

STT

Câu có từ in đậm

Tình thái từ

Không phải tình thái từ

a

Em thích trường nào thì thi vào trường ấy

 

x

b

Nhanh lên nào, anh em ơi!

x

 

c

Làm như thế mới đúng chứ!

x

 

d

Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.

 

x

e

Cứu tôi với!

x

 

g

Nó đi chơi với bạn từ sáng

 

x

h

Con cò đậu ở đằng kia

 

x

i

Nó thích hát dân ca nghệ tĩnh kia

x

 

Câu 2.

a. “Chứ” 🡪 tạo câu nghi vấn dùng để hỏi, tuy nhiên điều muốn hỏi ít nhiều đã được khẳng định
b. “Chứ” 🡪 tạo câu nghi vấn, nhấn mạnh điều vừa khẳng định
c. “ư” 🡪 tạo câu nghi vấn biểu lộ sự phân vân
d.  “Nhỉ” tạo câu nghi vấn, biểu lộ sắc thái thân mật
e. “Nhé” 🡪 biểu thị thái độ dặn dò, gần gũi
g. “Vậy” 🡪 thái độ không bằng lòng, miễn cưỡng
h.  “Cơ 🡪 thái độ thuyết phục, động viên

Câu 3.

– Tôi đã dặn đến thế rồi !
– Cô Phương đi đâu đấy?
– Con bé ngoan ngoãn thế chứ lị!
– Con muốn đi biển cơ, không muốn leo núi đâu!
– Dậy đi học thôi!
– Mưa thế này, cả nhà ngồi quây quần xem tivi vậy.

Câu 4.
– Dạ thưa thầy, mai lớp chúng ta được nghỉ học ạ?
– Bạn làm bài tập về nhà rồi chứ?
– Chú muốn uống cafe phải không ạ?

Câu 5.

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương
Ha 🡪 nhỉ
Nè 🡪 này
Mừ 🡪 mà
 

Soạn bài Tình thái từ, Ngắn 2

I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ

Nếu bỏ các từ in đậm trong các ví dụ thì ý nghĩa của câu có sự thay đổi:
a. Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.
b. Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.
c. Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.
d. Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.

II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ
– Bạn chưa về à? (hỏi, thân mật)
– Thầy mệt ạ? (hỏi, kính trọng)
– Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật)
– Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, kính trọng)

III. LUYỆN TẬP
Câu 1:
a. Nào không phải là tình thái từ.
b. Nào là tình thái từ.
c. Chứ là tình thái từ.
d. Chứ không phải là tình thái từ
e. Với là tình thái từ
f. Với không phải là tình thái từ
g. Kia không phải là tình thái từ
h. Kia là tình thái từ.

Câu 2:
a. Chứ nghi vấn, dùng trong trường hợp có điều muốn hỏi, nhưng đã có khẳng định ít nhiều.
b. Chứ nhấn mạnh điều vừa khẳng định, ý muốn nói là không thể khắc phục.
c. U hỏi với thái độ phân vân.
d. Nhỉ thái độ thân mật.
e. Nhé dặn dò, thái độ thân mật.
f. Vậy thái độ miễn cưỡng, không muốn như vậy.
g. Cơ mà thái độ thuyết phục.

Câu 3:
– Vết thương của mẹ còn đau, cẩn thận kẻo lại bị nhiễm trùng.
– Mẹ rất chú ý kiêng cự mà!
– Đấy, anh lại đi chơi.
– Liệu có chắc là bạn ấy làm được bài không?
– Chắc làm được chứ lị!

Câu 4:
– Thưa cô, bao giờ lớp ta đi thăm quan ạ?
– Các cậu nên phân chia một bên nam một bên nữ đấu bóng chuyền xem sao?
– Bố ơi, mấy giờ bố con mình đi thăm ông bà nội?

Câu 5:
– Ngày mai bạn đến nhé!
– Bạn nói thế dư mà tôi lại nghĩ khác!

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8

– Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
– Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió

 

Soạn bài Tình thái từ, Ngắn 3

I. Chức năng của tình thái từ

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các ví dụ (a), (b), (c) khi bỏ các từ in đậm thì câu sẽ mất đi sắc thái riêng của nó. Ví dụ (a) bỏ từ àthì câu chỉ còn là câu tường thuật chứ không còn là câu nghi vấn nữa.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Ví dụ (d), từ biểu thị thái độ lễ phép của học sinh.
II. Sử dụng tình thái từ
– “Bạn chưa về à?” – Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấn ( à, chăng, hử, hả)
– “Thầy mệt ạ?” – Biểu thị thái độ tình cảm – khác nhau về thứ bậc ( ạ, cơ, mà)
– “Bạn giúp tôi một tay nhé!” – cùng thứ bậc – mục đích đề nghị ( nhé, nhỉ, mà)
– “Bác giúp cháu một tay ạ!” – Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị ( ạ, nhé)

III. Luyện tập
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các từ in đậm là tình thái từ trong các câu: b, c, e, i.

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Ý nghĩa của các tình thái từ:
a. chứ: biểu thị ý nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b. chứ: biểu thị sự khẳng định.
c. ư: biểu thị thái độ nghi ngờ.
d. nhỉ: bày tỏ sự băn khoăn.
e. nhé: dặn dò với thái độ thân mật, hi vọng.
g. vậy: chấp nhận một cách miễn cưỡng, không hài lòng.
h. cơ mà: động viên, thuyết phục.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với tình thái từ:
– Tôi đây mà!
– Hôm nay có tập phim mới đấy!
– Thế có tốt không chứ lị!
– Mình đi thôi!
– Em thích búp bê cơ!
– Anh chọn con màu đen vậy!

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với tình thái từ nghi vấn:
– Học sinh với thầy, cô giáo: Thưa cô! Bài tập về nhà là bài nào ạ?
– Bạn nam với bạn nữ cùng tuổi: Bạn có nhớ bạn nữ ngồi cạnh mình không nhỉ?
– Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì: Mẹ đi chợ về rồi ạ?

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:
Hén – nhỉ. VD: Ở đây vui quá hén!
Mừ – mà. VD: Tui đã bảo với bà rồi mừ!

———————-HẾT———————–

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Kể lại một việc em đã khiến bố mẹ vui lòng để học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Thuyết minh về cây bút bi để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 8 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tinh-thai-tu-lop-8-37865n

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

Leave a comment