Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Thuế máu trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp – Ngữ Văn 8

Khi soạn bài thuế máu chúng ta sẽ thấy được tội ác của thực Pháp ở các nước thuộc địa. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhằm phục vụ cho quá trình soạn giáo án thuế máu cũng như có thể tìm hiểu rõ về nội dung bài thuế máu chúng ta hãy cùng nhau Tip.edu.vn Soạn bài thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc.

Bố cục bài thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

Bản án chế độ thực dân Pháp là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Nhắc đến Bản án chế độ thực dân Pháp chúng ta không thể không nhắc đến đoạn trích Thuế máu trong sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2. Khi soạn bài thuế máu, người đọc cần lưu ý về bố cục bài viết.


Với đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc chúng ta có thể chia bố cục thành 3 phần theo các chương mà tác giả đưa ra giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình soạn bài thuế máu

  • Đoạn 1 (chương 1): Chiến tranh phi nghĩa và người bản xứ
  • Đoạn 2 (chương 2): Chế độ đi lính tình nguyện (bắt lính)
  • Đoạn 3 (chương 3): Kết quả sự hy sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa

Trên đây là bố cục bài thuế máu chúng ta có thể phân tích và soạn bài bài thuế máu theo bố cục như trên.

Giới thiệu tác giả tác phẩm khi soạn bài thuế máu

Tác giả Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc là tên gọi trước những năm 1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh khi tham gia hoạt động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (1890-1969) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Là một nhà cách mạng yêu nước, là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là một người lính, một nhà chính trị mà người còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo.

Người đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị. Bản án chế độ thực dân Pháp một trong những tác phẩm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nền văn học nước nhà

Tác phẩm Thuế máu

Thuế máu là đoạn trích trong nằm trong chương 1 tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp lần đầu tiên xuất bản tại Pháp năm 1925 và xuất bản ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương kể về những tội ác và hành vi sai trái mà thực dân Pháp đã gây ra trên các quốc gia thuộc địa trong đó có Việt Nam. Soạn bài thuế máu, người đọc sẽ nhận ra ý nghĩa tác phẩm cũng như bức thông điệp mà tác giả đã gửi gắm. 

Với tác phẩm này, tác giả cũng muốn kêu gọi tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược của thanh niên Việt Nam đồng thời đây cũng là một đòn tấn công quyết liệt và chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam nói riêng và chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

soạn bài thuế máu và hình ảnh tác giả nguyễn ái quốc

Tóm tắt đoạn trích Thuế máu

Để có thể soạn bài thuế máu và hiểu rõ được nội dung tác phẩm thì trước hết chúng ta cần phải tiến hành tóm tắt văn bản thuế máu:

Chiến tranh và người bản xứ

Những người dân Việt Nam bị lợi dụng để làm công cụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân pháp với danh hiệu “chiến sĩ bảo vệ công lý tự do”. Thực dân Pháp đã lợi dụng chính sự ước mơ tự do của những con người sống ở vùng thuộc địa để họ làm tay sai cho chúng. Và cuối cùng họ phải trả cái giá quá đắt khi phải hy sinh cả tính mạng của bạn thân thậm chí là cả những người thân trong gia đình để đổi lại sự tự do viển vông mà thực dân Pháp đã vẽ ra cho họ.

Chế độ lính tình nguyện

Chế độ lính tình nguyện được thực dân Pháp đặt ra với những mục đích tốt đẹp nhưng thực chất là để thực hiện âm mưu độc ác của chúng. Những chiêu trò của thực dân sử dụng để có thể bắt lính được miêu tả chi tiết. Thêm và đó là số phận của những người dân thuộc địa bị bắt đi lính. Những hứa hẹn của phủ toàn quyền Đông Dương ban phẩm hàm cho những người lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho Tổ Quốc” đều chỉ là lừa lọc, xảo trá.

Kết quả của sự hy sinh

Cái giá của những người dân thuộc địa nhận được khi thực dân Pháp kết thúc thuế máu (chế độ lính tình nguyện) những con người ý lại trở về là người “Nê-gơ-rô”, người “An-nam-mít” những giống người bẩn thỉu. Đây được coi là một trong những chi tiết đắt giá khi soạn bài thuế máu.

Không ai nhắc đến sự hy sinh của họ như những lời đã hứa hẹn trước kia. Những người sống sót còn lại (cựu binh) những người trước kia được nói là hy sinh “cho Tổ Quốc” thì nay lại trở về với chế độ không biết gì đến công lý và chính nghĩa. Mặc dù họ đã đánh đổi cả mạng sống và xương máu để đổi lấy chính nghĩa và công lý.

Phân tích cách đặt tên tác phẩm khi soạn bài thuế máu

Phân tích tiêu đề

Mặc dù chỉ là một đoạn trích trong Bản án chế độ thực dân Pháp nhưng văn bản Thuế máu đã cho người đọc thấy những tội ác man dợ của thực dân Pháp. Không chỉ ở nội dung mà ngay cả tiêu đề mở đầu của văn bản đã thể hiện được phần nào tội ác của thực dân. Soạn bài thuế máu, do đó, không thể không tìm hiểu và phân tích nội dung tiêu đề.

Tiêu đề Thuế máu là một tiêu đề sáng tạo và đặc biệt. Mặc dù chỉ ngắn gọn trong hai từ nhưng nó đã thể hiện rõ tội ác của kẻ thù. Thuế là nguồn của cải vật chất mà nhân dân phải nộp nhằm huy động vốn cho chính quyền. Thuế được nộp theo từng thời kỳ khác nhau và theo quy định của nhà nước, chính quyền người dân có thể nộp thuế bằng của cải, lúa gạo hoặc tiền mặt nhưng trong tác phẩm này tác giả nhắc đến một thứ thuế là thuế máu. Vậy thuế máu là gì?

Thuế máu là thứ thuế đánh lên chính thể xác của người dân thuộc địa. Thực dân Pháp đã dùng những người dân thuộc địa làm công cụ cho chúng thực hiện âm mưu chiến tranh phi nghĩa những luận điệu lừa dối xảo trá được chúng nói ra, lời hứa hẹn về một thế giới hòa bình chính nghĩa khiến cho những người dân thuộc địa đó phải đánh đổi xương máu, sự mất mát và hi sinh nhưng cuối cùng cuộc sống mà họ có được vẫn là một chế độ tăm tối, thối nát, không có tự do không có chính nghĩa như những gì thực dân Pháp đã hứa hẹn.

Cách đặt tên chương

Bình thường trong một tác phẩm văn học thường có sự mạch lạc và liên kết với nhau bằng câu chữ nhưng ở trong văn bản này thì lại được chia ra thành các chương nhỏ vì thực chất đây là một bản tố cáo tội ác chứ không phải là một tác phẩm văn học đơn thuần. Chính vì vậy, mà nội dung của nó cần rõ ràng, mạch lạc việc chia thành chương nhỏ như vậy vừa có thể khái quát được nội dung các chương vừa có thể chỉ rõ ra từng tội ác của thực dân.

Phân tích số phận của người dân thuộc địa

Thái độ của quan cai trị trước khi có chiến tranh

“Trước năm 1914, học chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-nam-mít bẩn thỉu, giỏi lắm chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”

Đây là nguyên văn lời miêu tả của tác giả về cuộc sống của những người dân thuộc địa trước chiến tranh, qua đó thể hiện thái độ của những tên quan cai trị đối với họ. Trước chiến tranh thuộc địa họ chỉ được coi là những tên da đen bẩn thỉu chỉ biết kéo xe tay và để cho người khác đánh đập. Những tên quan cai trị đó coi họ không khác gì những con vật khi mà họ không có tiếng nói không có sự tự do chỉ biết làm những công việc nặng nhọc và chịu đòn roi từ những tên quan cai trị.

Thái độ của quan cai trị trong khi có chiến tranh

Nếu như trước chiến tranh họ bị coi như là những con vật để lao động và chịu đòn roi thì rất nhanh sau đó khi cuộc chiến tranh thuộc địa nổ ra họ đã trở thành: những “đứa con yêu” , những người “bạn hiền” của những tên quan phụ mẫu cai trị, những tên quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé trong cái xã hội đó và họ được phong cho một danh hiệu rất vẻ vang “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. Nhưng để có được cái danh hiệu nghe tưởng chừng vẻ vang và tối cao đó thì họ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ.

“Họ phải trả bằng cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng tý nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu”

Những tên quan cai trị đó đã lợi dụng học làm công cụ cho chúng thực hiện âm mưu thôn tính thuộc địa. Biến họ thành vũ khí giết người là lá chắn cho tội ác, là bình phong cho mọi tội ác mà chúng bày ra. Trong quá trình tìm hiểu và soạn bài thuế máu đây là một trong những hình ảnh gây ấn tượng nhất.

soạn bài thuế máu và hình ảnh tàn bạo của thực dân pháp

Phân tích thủ đoạn mánh khóe bắt lính khi soạn bài thuế máu

Thủ đoạn mánh khóe khi bắt lính của bọn thực dân

Phân tích thủ đoạn bắt lính của thực dân Pháp khi soạn bài thuế máu chúng ta cần lưu ý đến mục địch của chúng. Để đạt được mục đích chiến tranh của mình bọn chúng đã tìm mọi cách để bắt lính mà chúng gọi bằng cái tên: Lính tình nguyện. Chúng sử dụng mọi lời lẽ hứa hẹn những tên gọi hoa mỹ để đặt cho những người dân thuộc địa bị bắt đi lính, gắn cho họ cái mác những chiến sĩ công lý và tự do.

Những thực chất của sự tình nguyện đấy là họ bị bắt vào các trại lính và được coi là những “vật liệu biết nói”. Tác giả đã miêu tác việc thực hiện chế độ lính tình nguyện như sau: Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ, những người không còn kêu cứu vào đâu được.

Sau đó, chúng mới để ý đến con nhà giàu có điều kiện. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại đợi đến khi phải chọn con đường đi lính hay xì tiền ra.

Như vậy, cơ hội để thoát khỏi đi lính cho những người nghèo là không có vì học không có tiền và không có tiếng nói. Chỉ những người giàu có mới có khả năng thoát được đi lính. Bọn quan cai trị không chỉ dùng thủ đoạn để bắt người mà chúng còn dùng thủ đoạn để bóc lột tiền bạc, nhận hối lộ. Dùng mọi cách để người dân thuộc địa phải dứt khoát chọn một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”

Không chỉ dùng mọi thủ đoạn để bắt linh mà chúng còn đưa ra những luận điệu xảo trá để lừa dối dư luận, gieo cho những người dân thuộc địa những niềm tin viển vông, hão huyền. Chúng hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người còn sống sót và truy tặng cho những người sẽ hy sinh “cho Tổ Quốc”.

Thái độ của người dân trước những thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân

Sớm nhận ra những lời cám dỗ, lừa lọc của bọn thực dân, những lời hứa hẹn viển vông đó nên không ít người dân thuộc địa đã chống đối, chạy trốn, họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát. Họ gọi đó là cái nghề cột vào cổ họ. Như vậy, họ không chỉ mất tự do mà họ còn bị sai khiến và làm mọi việc theo ý muốn của thực dân.

Còn một số người thì không được may mắn như vậy: “Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu thì tự tìm cách làm cho mình nhiễm phải những chứng bệnh nặng nhất, mà thông thường hơn cả là bệnh toét chảy mủ, gây ra bằng cách xát vào mắt nhiều thứ chất độc tự làm hại bản thân mình, tự gây bệnh tật cho mình để có thể trốn thoát.

Nhưng có mấy ai thoát khỏi được nhà giam tăm tối đó. Và cuối cùng họ phải đánh đổi bằng sự hy sinh và mất mát, xương máu của chính mình để đổi lấy những lý lẽ viển vông những luận điệu xảo trá, lừa dối của thực dân.

Sự hy sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa

Kết quả của sự hy sinh của những người dân thuộc địa.

Cuối cùng sự hy sinh xương máu và cả tính mạng của những con người đó được đánh đổi bằng sự lừa dối, bằng những lời nói hứa hẹn, vô căn cứ. Những người đã mất thì không tên không tuổi, những người còn sống thì không khác gì những xác sống họ phải trở về vùng đất thuộc địa của mình vẫn bị mất tự do vẫn không có công lý. Mà trước kia họ được nói là những chiến sĩ đấu tranh cho tự do và công lý nhưng ngay lúc này khi chiến tranh thuộc địa kết thúc thì họ lại quay trở về với giam cầm và mất tự do. Trong khi đó những người Pháp bị thương và mất một phần gia đình đều được cấp môn bài (giấy phép kinh doanh) bán lẻ thuốc phiện

Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa

Chiến tranh kết thúc, người hy sinh thì không tên không tuổi, người còn sống thì không khác gì những xác sống, học phải trở về với cái chế độ của mình cái chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lý.

Họ phải trở về nước trong tay không khi mà bị lột hết tất cả đồ dùng cá nhân, họ bị kiểm soát, đánh đập vô cớ, họ bị cho ăn như lợn và bị xếp dưới gầm tàu ẩm ướt. Khi về đến quê hương họ nhận được một câu trả lời trắng trợn “cút đi”

Đánh giá nghệ thuật và nội dung khi soạn bài thuế máu

Nội dung và nghệ thuật là những phần không thể thiếu khi chúng ta soạn bài Thuế máu. Chúng ta có thể rút ra nội dung và nghệ thuật như sau:

Nội dung bài thuế máu

Là một bản án kết tội thực dân Pháp, những luận điệu lừa dối, độc ác của chúng khiến cho người dân thuộc địa trở thành những công cụ chiến tranh và cuối cùng chính những người dân thuộc địa lại phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh. Nguyễn Ái Quốc đã kết tội chúng với hai tội ác với nhân loại: “chúng khiến cho những kẻ đầu độc phải huynh đệ tương tàn, không dừng lại ở đó mà chúng còn coi rẻ tính mạng con người, coi những con người thuộc địa bị lừa bị đó không bằng loài súc vật”.

Nghệ thuật bài thuế máu

Để có thể xây dựng nên những hình ảnh sinh động về tội ác của tội ác của thực dân Pháp tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật như: miêu tả, liệt kê, nói quá, so sánh,… Hàng loạt những biện pháp nghệ thuật cùng với cách dùng từ sáng tạo đã giúp tác giả kệ rõ những tội ác của thực dân. Những tội ác man rợn không thể rửa sạch.

Việc soạn bài thuế máu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án thuế máu, cũng như trong việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thuế máu. Hi vọng những kiến thức trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình tóm tắt, tìm hiểu, phân tích và soạn bài thuế máu. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan hay có những đóng góp gì cho chủ đề soạn bài thuế máu, mời bạn để lại nhận xét để chúng mình trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Chiếc lá cuối cùng O’henry: Tóm tắt, Phân tích và Soạn bài

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu [Bài viết HAY NHẤT]

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post