Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn ngắn gọn

Soạn Văn Đập đá ở Côn Lôn

  • Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn mẫu 1
    • 1. Khái quát về Tác giả Phan Châu Trinh
    • 2. Đôi nét về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
  • Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn mẫu 2

Soạn Văn 8: Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh được tip.edu.vn sưu tầm, hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình giáo dục THCS.

  • Soạn Văn 8: Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm Tác
  • Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 3: Văn thuyết minh

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn mẫu 1

1. Khái quát về Tác giả Phan Châu Trinh

a. Tiểu sử tác giả Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1872 – 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, tự là Tử Cán quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.

Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.

Thể loại: Phan Châu Trinh sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng. Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

2. Đôi nét về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

a. Hoàn cảnh sáng tác

Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đối mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia. Năm 1908 ông bị bắt đày đi Côn Đảo. Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở đây.

b. Bố cục

Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày

Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

– Nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí

– Nghệ thuật: Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn mẫu 2

Bố cục (đề – thực – luận – kết)

– Hai câu đề: Chí làm trai, khẩu khí mạnh mẽ.

– Hai câu thực: Khí phách, sức mạnh phi thường người chiến sĩ.

– Hai câu luận: Chí khí bền vững.

– Hai câu kết: Chí khí hiên ngang và lòng tự tin, lạc quan.

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Công việc đập đá của người Côn Đảo:

– Không gian, điều kiện: Núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập.

– Tính chất công việc: Bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa:

+ Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù.

+ Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng).

  • Mở bài Đập đá ở Côn Lôn
  • Kết bài Đập đá ở Côn Lôn

– Giá trị nghệ thuật: Giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh.

– Khẩu khí: Ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt.

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích bốn câu thơ cuối:

– Ý nghĩa bốn câu thơ: Dũng khí hiên ngang và tinh thần tự tin, lạc quan.

– Cách thức biểu hiện:

+ Phép đối: “Tháng ngày bao quả” – “mưa nắng càng bền”; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”.

+ Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc bài thơ.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX:

– Tình yêu nước mãnh liệt, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.

– Khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước thử thách.

– Coi thường gian khổ, hiểm nguy.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Đập đá ở Côn Lôn bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Đập đá ở Côn Lôn

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post