Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương – Ngữ Văn 9

Giá trị hiện thực và nhân đạo cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ vốn là những đề tài được nhiều nghệ sĩ quan tâm. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ người đọc thấy được tấm lòng yêu thương mà nhà văn đã dành cho nhân vật của mình cũng như sự thương cảm xót xa thay cho số phận của nàng Vũ Nương. Cùng Tip.edu.vn phân tích và soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương qua bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Người con gái Nam Xương tên thật là Vũ Thị Thiết, vốn là một cô gái nết na xinh đẹp và thùy mị. Chàng trai cùng làng tên là Trương Sinh cảm mến nàng vì công dung ngôn hạnh bèn xin mẹ cưới về. Vốn là người con gái đoan trang và chung thủy, Vũ Nương luôn một lòng một dạ với chồng. Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, vì thế nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để xảy ra thất hòa.


Cuộc sum vầy hạnh phúc chưa được bao lâu thì chồng nàng lại phải đi tòng quân đánh giặc Chiêm. Trong buổi đưa tiễn chồng, nàng rót chén rượu đầy chỉ mong ngày chàng sớm quay lại cùng hai chữ bình yên. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương đây chính là một chi tiết cảm động thể hiện tình yêu thương của nàng dành cho Trương Sinh.

Chồng đi lính được thời gian thì nàng sinh một cậu con trai kháu khỉnh tên là Đản. Nửa năm trôi qua mẹ chồng ngày một yếu hơn, nàng chăm nom phụng dưỡng cơm cháo thuốc thang, lại khéo léo khuyên lơn. Tuy vậy, tuổi cao nên bệnh ngày thêm nặng và mẹ chồng qua đời. Nàng vô cùng thương xót, mọi việc tế lế ma chay nàng lo liệu đầy đủ như với cha mẹ ruột của mình.

Năm sau giặc tan, chồng nàng trở về, con nàng đang học nói. Trương Sinh bế Đản ra thăm mộ mẹ, đứa bé cứ quấy khóc. Khi Trương Sinh dỗ dành, bé Đản ngây thơ nói: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thin”. Do bản tính hoài nghi hay ghen, nghe con nói vậy Trương sinh đã nghĩ rằng vợ hư.

Về nhà chàng la lối om sòm. Vũ Nương giải thích khóc lóc nhưng chồng nàng không nghe mà nhất định đuổi đi. Trước cảnh cuộc sống bị hàm oan, người chồng nàng vốn yêu thương lại không tin mà một mực hàm oan cho nàng dan diu với người đàn ông khác. Vũ Nương tắm rội sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời than rồi nhảy xuống sông tử tự.

Chẳng bao lâu sau khi nàng mất, trong một đêm khuya vắng vẻ, dưới ngọn đèn khuya, bỗng bé Đan chỉ tay lên chiếc bóng in trên vách mà nói “Cha Đản lại đến kia kìa”. Khi đó, Trương Sinh mới biết mình đã đổ oan cho vợ.

Cùng làng có người tên Phan Lang làm đầu mục ở bến Hoàng Giang vì cứu Linh Phi nên đã được cứu giúp. Do vậy, Linh Phi đã gặp Vũ Nương ở thủy cung. Do vậy, nàng đã gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn. Biết vợ bị oan kèm theo lời nhắn của nàng, Trương Sinh đã lập đàn giải oan tại bến Hoàng Giang nơi nàng trẫm mình. Vũ Nương hiện lên ngồi trên chiếc kiệu họa, đa tạ chồng rồi từ từ biến mất. Như vậy, soạn bài chuyện người con gái Nam Xương đã kết thúc ở đây.

soạn bài chuyện người con gái nam xương trong ngữ văn 9

Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương

Sau khi tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, quý thầy cô cũng như học sinh cần trả lời một số câu hỏi trong sách Ngữ Văn. Do vậy, việc soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương là vô cùng cần thiết. Dưới đây chúng ta cùng tham khảo nhé.

Bố cục của Chuyện người con gái Nam Xương

Một trong những nội dung cần nắm được đối với một tác phẩm chính là bố cục, và khi soạn bài chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta cũng cần quan tâm đến vấn đề này. Có thể nói, tác phẩm này được chia làm ba phần rõ rệt như sau

Phần 1: Từ đầu đến… như đối với che mẹ mình

Nội dung phần đầu của truyện nói về cuộc hôn nhân của giữa Trương Sinh cùng Vũ Nương, cũng như cuộc sống của nàng ở nhà chồng. Trong phần một này cũng nói đến những phẩm hạnh của nàng Vũ Nương, đồng thời phản ánh sự xa cách hôn nhân vì chiến tranh.

Phần 2: Từ Qua năm sau đến… trót đã qua rồi

Đoạn này tập trung thể sự oan khuất và cái chết đầy bi thảm của Vũ Nương khi Trương Sinh hiểu nhầm và nhất định đuổi nàng ra khỏi nhà.

Phần 3: Đoạn còn lại của tác phẩm

Ở đoạn cuối của tác phẩm thể hiện nội dung Vũ Nương được giải oan.

Tác giả khắc họa vẻ đẹp tâm hồn Vũ Nương qua những hoàn cảnh

  • Trước hết, phẩm giá và vẻ đẹp nhân cách của nàng được đặt trong mối quan hệ vợ chồng hàng ngày. Từ hoàn cảnh nàng khi được cuối về nhà chồng, tính cách của nàng, cách mà nàng chăm sóc mẹ chồng khi bà ốm đau và qua đời, cách nàng giữ gìn trinh bạch khi chồng đi xa…
  • Vũ Nương được đặt trong tình huống chia cắt với chồng: Trương Sinh buộc phải đi lính đánh quân Chiêm. Khi xa chồng, nàng bày tỏ sự thương nhớ, và cầu mong chồng luôn được bình yên để sớm ngày trở về
  • Khi xa chồng, nàng là người vợ thủy chung, một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ ân cần. Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương chúng ta thấy khâm phục nhân phẩm của một người phụ nữ như Vũ Nương.
  • Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng đã phân trần giải thích để chồng có thể hiểu được sự thủy chung của mình, nhưng vô vọng. Buồn tủi đau lòng, Vũ Nương gieo mình ở bến sông Hoàng Giang. Hành động cuối cùng này thể hiện nàng quyết bảo vệ phẩm giá và danh dự của mình.

phân tích và soạn bài chuyện người con gái nam xương và hình ảnh minh họa

Phân tích những nguyên ngân gây nên nỗi oan khuất của Vũ Nương

Khi bị Trương Sinh – người chồng mà nàng hết mực yêu thương và mong ngóng trở về lại có thể vì lời con trẻ hàm oan cho nàng, Vũ Nương đã quyết bảo vệ nhân phẩm và danh dự bằng cái chết bên bờ Hoàng Giang. Mục đích chính nàng mong muốn đó chính là thanh minh cho sự trong sạch của mình. Tuy nhiên, khi soạn bài chuyện người con gái Nam Xương, đặc biệt khi phân tích nguyên nhân gây ra cái chết của Vũ Nương, chúng ta sẽ thấy những lí do cơ bản sau.

  • Nguyên nhân trực tiếp: Sự đa nghi trong tính cách của Trương Sinh, sự nóng nẩy không tin tưởng ở vợ của chàng. Mặc dù chàng là người đàn ông trụ cột trong gia đình, là người nắm quyền hành trong gia đình nhưng nếu Trương Sing tin tưởng yêu thương vợ đã không đẩy Vũ Nương đến mức trầm mình ở bến sông Hoàng Giang
  • Nguyên nhân gián tiếp sâu xa: Xã hội bất công trọng nam khinh nữ. Một xã hội phong kiến tàn bạo đã bóp nghẹn quyền sống của người dân để họ đi đến đường cùng là tìm đến cái chết. Chỉ khi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương chúng ta mới hiểu được một trong những nỗi đau khổ của người phụ nữa xưa…

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương để thấy yếu tố truyền kỳ

Để nắm được nghệ thuật của truyện, cũng như các yếu tố truyền kỳ mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm, khi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta cần phân tích một số tình tiết quan trọng như:

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang – người đưa đò ở bến Hoàng Giang
  • Chuyện Phan Lang gặp Vũ Nương ở thủy cung tại đồng rùa của Linh Phi
  • Chuyện lập đàn giải oan, nàng Vũ Nương hiện về trên kiệu hoa rực rỡ lúc ẩn lúc hiện

Bằng cách sử dụng những yếu tố thần kỳ cùng với các yếu tố tả thực trong tác phẩm, Nguyễn Dữ đã tạo nên thành công cho tác phẩm về tính chân thực. Những yếu tố thần kỳ này đã tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định sự trinh bạch và nhân phẩm cao đẹp của nàng nói riêng và của người phụ nữa xưa nói chung. Qua đó, tác giả Nguyễn Dữ cũng gửi gắm những ước mơ và khát vọng của người dân thời bấy giờ về sự công bằng, tình yêu thương và sự khát khao hạnh phúc.

phân tích và soạn bài chuyện người con gái nam xương để thấy yếu tố truyền kì

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo

Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm xuất sắc nói về cuộc sống của người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến. Hình ảnh người phụ nữ với biết bao nhiêu phẩm chất cao quý như giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con, tảo tần chịu thương chịu khó. Khi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, hình ảnh về nàng Vũ Nương hiện lên phần nào đại diện cho hoàn cảnh, số phận và cuộc sống của người phụ nữ xưa…

Một hiện thực đầy rẫy những bất công “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ thấp cổ bé họng không có tiếng nói, cuộc sống phụ thuộc vào người chồng để rồi phải gánh chịu rất nhiều. Những đắng cay, tủi nhục, oan nghiệt. Tác giả Nguyễn Dữ thông qua nhân vật nàng Vũ Nương đã bày tỏ sự cảm thông, lòng thương cảm và trân trọng với thân phận những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đây chính là giá trị nhân đạo cao cả mà khi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta dễ dàng nhận ra điều này.

Bên cạnh những thương cảm giàu nhân sinh, tác phẩm còn thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc. Nhân vật chính là nàng Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh và đẹp người đẹp nết. Phẩm hạnh của nàng thật đáng trân trọng, ấy vậy mà chồng nàng lại nghi oan cho nàng chỉ vì lời đứa con thơ đang tập nói. Vì vậy, để quyết bảo vệ đến cùng phẩm giá cao quý của mình, Vũ Nương đành tìm đến cái chết để giải oan.

Tác phẩm đã phản ánh một cách chân thực những bất công trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét bản chất của của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử. Điều này thể hiện đậm nét qua hình ảnh người chồng của nàng – Trương Sinh. Chàng chính là con đẻ của một xã hội nam quyền “trọng nam khinh nữ”. Chàng được giới thiệu là gia đình có điều kiện xin “trăm làng vàng cưới vợ” nhưng lại ít học và rất đa nghi.

Đây cũng chính là bản chất của xã hội nam quyền phong kiến thời xưa. Một xã hội mà luôn luôn đề cao vai trò của người đàn ông và đẩy cuộc sống của những người phụ nữ vào hoàn cảnh bế tắc. Một xã hội mà loạn lạc, chiến tranh liên miên chia cắt hạnh phúc của người phụ nữ.

Khi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta thấy rằng khi Trương Sinh phải đi tòng quân. Nàng hết lòng chăm sóc con và lo lắng cho mẹ chồng, hiếu thảo với người sinh thành ra chồng mình. Nàng hiểu tính Trương Sinh vốn hoài nghi, nóng tính, ít học nên luôn dặn lòng giữ gìn lòng son sắt thủy chung với chồng.

Có thể nói, Vũ Nương là người phụ nữ hiểu chồng và đầy đức hạnh. Khi Trương Sinh chuẩn bị đi lính, nàng đã rót một chén rượu đầy mời chồng và thể hiện sự bình yên với chàng, mong ngày chàng sớm trở về. Ở hậu phương, nàng nhớ thương chồng da diết nơi biên ải xa xôi. Nàng là một người phụ nữ thắm thiết nghĩa tình, bởi nàng đâu mong hiển vinh mà chỉ cần hai chữ “bình yên

Quả thật, khi soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta thấy những phẩm chất cao quý đáng ngợi ca của Vũ Nương cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ xưa. Mong nhớ chồng trở về là thế, thế mà khi Trương Sinh trở lại lại nhất mực tin vào lời bi bô của đứa con đang tập nói để mà khẳng định nàng đã thất tiết.

Lễ giáo phong kiến bất công đã dung túng cho những người đàn ông, đã để một xã hội nam quyền hoành hành đè nặng lên vai những người phụ nữ phẩm hạnh. Vũ Nương cũng như nhiều người phụ nữ, vì cái xã hội bất công ấy, vì người chồng đa nghi ấy mà hạnh phúc đã vuột mất khỏi tầm tay, để mà nhân phẩm bị chà đạp vấy bẩn. Để bảo toàn nhân cách của mình, nàng không còn cách nào khác ngoài tìm đến cái chết nơi bến Hoàng Giang.

Nàng đã không thể đoàn tụ cùng chồng con được nữa. Mượn cơ hội có người xuống thủy cung mà gửi tâm tình về cho chồng của mình. Có thể nói, để giữ được danh dự, nàng đã phải trả cái giá quá đắt. Từ nay âm dương đôi ngả, cách biệt không hẹn ngày gặp lại. Đứa bé Đản chỉ có thể nhớ thương mẹ qua từng tiếng nấc. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm đã khéo kéo thể hiện được thông điệp mà Nguyễn Dữ gửi gắm.

Khi mà xã hội nam quyền còn tồn tại, một chế độ bất công tàn bạo nơi “trọng nam khinh nữ” tiếp tục diễn ra thì nơi đó vẫn còn những người phụ nữ chịu cực khổ và hai chữ “hạnh phúc” quả là xa tầm với đối với họ. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta nhận thấy rằng Nguyễn Dữ đã thể hiện sự yêu thương và trân trọng của mình đối với nhân vật, đồng thời với những người phụ nữ xưa.

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo. Qua đó, nhà văn đã lên tiếng tố cáo những thế lực hắc ấm phi nhân tính đã đẩy những  người phụ nữ vào con đường cùng, một cuộc sống của bế tắc và nhiều đau khổ. Với nghệ thuật tả chân thực cùng với các yếu tố kỳ ảo, nhà văn đã khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ xưa thông qua nhân vật Vũ Nương. Nếu có bất cứ đóng góp nào hay còn câu hỏi liên quan đến chủ đề soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng Dinhnghia.vn tìm hiểu thêm nhé!

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Xem thêm >>> Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post