Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Chữa lỗi dùng từ

0
Nội dung soạn bài Chữa lỗi dùng từ sẽ giúp các em chỉ ra những lỗi thường gặp khi dùng từ như: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm; qua đó hướng dẫn cách khắc phục qua việc thực hành những bài tập cụ thể được xây dựng trong SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 68.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

soan bai chua loi dung tu

Soạn bài Chữa lỗi dùng từ trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1

 

CHỮA LỖI DÙNG TỪ, NGẮN 1

I. Lặp từ 

Câu 1: Những từ lặp lại trong câu 
a.Tre, giữ, anh hùng
b.Truyện dân gian 

Câu 2:
-Câu a được lặp lại mang lại hiệu quả nghệ thuật, ấn tượng cho người đọc
-Câu b lặp lại do học sinh yếu diễn đạt và thiếu vốn từ 

Câu 3:
Sửa lại: Truyện dân gian hấp dẫn vì chứa nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.

II. Lẫn lộn các từ gần âm 

Câu 1: Những câu dùng không đúng 
a, Từ dùng sai: Thăm quan
b. Từ dùng sai: Nhấp nháy 

Câu 2:
Câu trên mắc lỗi do chưa hiểu đúng nghĩa của từ 

Câu 3:

Sửa lại: thăm quan/tham quan; nhấp nháy/mấp máy

III. Luyện tập  

Câu 1: Lược bỏ các từ ngữ
a. Rất lấy làm
b.Những nhân vật
c. Lớn lên 

Câu 2: 
a.Dùng sai “ Linh động” sửa “ sinh động” ( lẫn lộn từ gần âm)
b.Dùng sai “ Bàng quang” sửa “ bàng quan” ( Lẫn lộn từ gần âm)
c.Dùng sai “ Thủ tục” sửa “ hủ tục” ( Lẫn lộn từ gần âm)

 

CHỮA LỖI DÙNG TỪ, NGẮN 2

I- Trả lời câu hỏi (trang 68 SGK)

+ Lặp từ:

1. Gạch dưới các từ ngữ giống nhau trong đoạn văn:
“Cây tre, chống tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !”.
“Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian”.

2. Việc lặp lại từ tre là lặp lại có tính chất từ từ biểu cảm (điệp ngữ). Ở câu 2, lặp lại từ truyện dân gian làm cho câu văn nặng nề.

3. Có thể sửa: Truyện dân gian … nên em rất thích đọc loại truyện ấy.

+ Lẫn lộn giữa các từ gần âm:

1. Câu (a): Từ “thăm” dùng sai (tham quan)
Câu (b): Từ “nhấp nháy” dùng sai (nhếch)

2. Mắc lỗi do lẫn lộn từ gần âm (tham / thăm, nhếch / nháy)
3. Ngày mai, chúng em đi tham quan…
Ông họa sĩ già nhếch bộ ria mép.

II- Luyện tập (trang 68 SGK)

1. Lược bỏ từ lặp:
a) Bạn Lan là … nên bạn được cả lớp quý mến (bỏ từ lặp: bạn Lan).
b) Sau khi nghe cô giáo kể chuyện ấy, chúng em ai cũng thích các nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là các nhân vật có phẩm chất tốt đẹp (bỏ từ thừa : này, từ lặp: ấy).
c) Quá trình vượt núi cao giúp con người trưởng thành (bỏ từ lặp : quá trình, từ thừa: lớn lên).

2. (Trang 69 SGK)
a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động (chứ không phải linh động) mọi trạng thái tình cảm con người.
b) Có một số bạn còn bàng quan (chứ không phải bàng quang) với lớp.
c) Vùng này còn khá nhiều hủ tục (chứ không phải thủ tục) như ma chay, … lễ bái.
(Lý do sai từ: không hiểu nghĩa của từ vì có âm tiết gần giống linh/ sinh; quan / quang; hủ/ thủ, nên nhầm lẫn.

———————HẾT————————-

Trong chương trình học, các em cần tìm hiểu thêm phần Cụm động từ là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi để nâng cao kiến thức môn học của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chua-loi-dung-tu-37692n

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

Leave a comment