Chia sẻ những tip thiết thực

Phân loại nguồn lực thương mại

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phân loại nguồn lực thương mại được tip.edu.vn sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân loại nguồn lực thương mại

  • Theo hình thái biểu hiện
  • Theo nguồn hình thành
  • Theo đặc điểm các nguồn lực
  • Theo khả năng phục hồi, tái tạo

Phân loại các nguồn lực thương mại có ý nghĩa quan trọng trên tầm vĩ mô đối với quản lý nhà nước cũng như trên tầm vi mô đối với các nhà kinh doanh và người tiêu dùng.

Trên tầm vĩ mô, nhà nước cần xây dựng các chiến lược, chính sách bảo vệ, phát triển và khai thác các nguồn lực sử dụng trong nền kinh tế, trong thương mại một cách đúng đắn, nhằm phát triển kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống dân cư, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời bảo vệ được môi trường bền vững.

Trên tầm vi mô, các chủ thể hoạt động thương mại kết hợp sử dụng tối ưu các nguồn lực của quốc gia, quốc tế và nguồn lực tự tạo ra để nâng cao hiệu quả cũng như sức cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. Người tiêu dùng với tư cách là người mua có sự lựa chọn tốt nhất các hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu trên cơ sở phân tích mức độ tiện ích của các yếu tố nguồn lực thương mại.

Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể phân chia nguồn lực thương mại thành các loại khác nhau:

Theo hình thái biểu hiện

Nguồn lực thương mại có thể được biểu hiện dưới 2 hình thái:

Nguồn lực hữu hình: Đây là nguồn lực thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình, có thể lượng hoá bằng các đơn vị đo lường cụ thể. Một số loại nguồn lực thể hiện ở dạng tài sản lưu động như hàng hoá vật tư, tiền vốn, các tài sản tài chính khác. Một số loại khác tồn tại ở dạng tài sản cố định như đất đai, hệ thống giao thông, bến cảng, nhà cửa làm kho hàng, cửa hàng, cửa hiệu, trung tâm thương mại, hội chợ, trang thiết bị, công nghệ kinh doanh trong các khâu mua, bán, kho hàng, các phương tiện vận chuyển và công trình kiến trúc khác. Ngoài ra, còn có lực lượng lao động trong thương mại, bao gồm lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

Nguồn lực vô hình: Bao gồm vốn sức lao động và chất xám, trí tuệ của các nhà kinh doanh, các nhà quản trị mua, bán, … Ngoài ra, còn các nguồn lực vô hình khác, đó là uy tín, danh tiếng của thương hiệu doanh nghiệp, sự tín nhiệm đối với thương mại của quốc gia, vị trí địa lý, hệ thống giá trị và văn hoá, tinh thần doanh nhân, hệ thống thông tin thương mại …

Theo nguồn hình thành

Nguồn nhân, tài, vật lực trong thương mại được hình thành từ nguồn trong nước và từ nước ngoài.

Nguồn lực trong nước bao gồm nguồn tài nguyên sẵn có từ nhiên nhiên, các nguồn lao động xã hội, các tài sản tích lũy của quốc gia, của các tổ chức, cá nhân được sử dụng trong thương mại, các tài sản do các doanh nghiệp sáng tạo ra và các đầu tư của chính phủ, các yếu tố vô hình khác có ý nghĩa như nội lực trong thương mại. Nguồn lực trong nước được sử dụng trong thương mại có thể trên phạm vi cả nước hoặc ở từng địa phương và vùng lãnh thổ.

Nguồn lực quốc tế bao gồm nguồn tài trợ tài chính và đầu tư quốc tế, các nguồn lực khoa học-công nghệ và chất xám thể hiện ở sự chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng thương hiệu, bản quyền, sự thu hút các chuyên gia kinh tế, thương mại và kinh nghiệm kinh doanh, quản lý quốc tế. Ngoài ra, còn phải kể đến những thiện chí và sự ủng hộ quốc tế đối với thương mại của quốc gia.

Theo đặc điểm các nguồn lực

Nguồn lực vật chất tồn tại dưới dạng vật thể hữu hình, bao gồm tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong thương mại như đất đai để xây dựng mạng lưới thương mại (nhà kho, cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, chợ, trung tâm triển lãm, quảng cáo, sở giao dịch, …) và kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống giao thông, nhà ga, bến cảng, sân bay, bến bãi và các hạ tầng “mềm” sử dụng trong thương mại. Các nguồn lực vật chất khác như thiết bị, công nghệ và phương tiện kỹ thuật được đưa vào sử dụng ở các khâu nghiệp vụ mua bán, dự trữ kho hàng, vận tải giao nhận,… và quản lý thương mại của nhà nước.

Nguồn vốn trong thương mại: Vốn trong thương mại biểu hiện bằng tiền của các tài sản sử dụng trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Nó bao gồm vốn cố định và vốn lưu động được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp, từ hệ thống ngân hàng thương mại, từ quỹ hỗ trợ phát triển, xúc tiến thương mại, từ các nguồn vốn vay và tài trợ, đầu tư quốc tế.

Nguồn nhân lực thương mại: Trên tầm vĩ mô, nguồn nhân lực thương mại chính là bộ phận nguồn nhân lực trong nền kinh tế đến độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ và được đưa vào làm việc trong lĩnh vực thương mại. Nguồn nhân lực này bao gồm cả tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ . Đây là nguồn lực giữ vị trí then chốt trong các nguồn lực thương mại. Đầu tư nguồn nhân lực thương mại thực chất là đầu tư cho phát triển, vì lao động thương mại vừa là trung tâm và vừa là tác nhân, vừa là mục đích và vừa là động lực của sự phát triển.

Theo khả năng phục hồi, tái tạo

– Nguồn lực không tái tạo được.

Trong quá trình sử dụng, có nguồn lực dần mất đi không tái tạo được như một số loại tài nguyên thiên nhiên (các mỏ kim loại, than đá, dầu) hoặc có loại tái tạo được rất ít hoặc rất khó khăn do sự khai thác thác thái quá các tài nguyên môi trường (chẳng hạn, chặt phá rừng bừa bãi, đánh bắt hải sản với phương pháp không phù hợp làm huỷ hoại các tài nguyên rừng và biển). Ngoài ra, môi trường xã hội trong điều kiện nạn dịch HIV, AIDS hoặc cúm gia cầm làm tổn hại tới nguồn lực vật chất và con người sử dụng trong nền kinh tế và thương mại.

– Nguồn lực có khả năng tái tạo.

Nguồn nhân lực và chất xám của con người là một trong những nguồn lực được tái tạo không ngừng. Do vậy, để phát triển thương mại cần phải đầu tư cho đội ngũ thương nhân và các nhà quản lý vĩ mô nhằm tái sản xuất sức lao động cả về quy mô và cơ cấu, về trình độ và chất lượng cũng như sự phân bố hợp lý nguồn nhân lực thương mại trong nền kinh tế.

Trình độ lành nghề, kiến thức, năng lực và hệ thống giá trị của toàn bộ cuộc sống lao động thương mại có vị trí đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

—————————————

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại nguồn lực thương mại về các chủ thể hoạt động thương mại kết hợp sử dụng tối ưu các nguồn lực của quốc gia, quốc tế và nguồn lực tự tạo ra để nâng cao hiệu quả cũng như sức cạnh tranh trong kinh doanh thương mại…

Trên đây, tip.edu.vn đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân loại nguồn lực thương mại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng – Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post