Chia sẻ những tip thiết thực

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

0

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? vừa được Tip.edu.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các khái niệm về quần thể. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về quần thể

  • 1. Quần thể là gì?
  • 2. Điều kiện của một quần thể
  • 3. Đặc trưng của một quần thể

Câu hỏi: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cây cỏ ven bờ.

B. Đàn cá chép trong ao.

C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.

D. Cây trong vườn.

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Đàn cá chép trong ao.

Giải thích:

Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.

Một quần thể có khi chỉ sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính, hoặc có cả hai hình thức sinh sản này, nhưng những cá thể được xem là cùng quần thể, khi thoả mãn các điều kiện chính sau:

Gồm các cá thể cùng một loài, có chung một vốn gen, giữa chúng thường có quan hệ sinh sản.

Thường phân bố cùng một không gian gọi là sinh cảnh trong hệ sinh thái.

Cùng có lịch sử phát triển chung, nghĩa là đã trải qua nhiều thế hệ chung sống.

Tồn tại vào cùng một thời điểm đang xét đến.

Như vậy, đàn cá chép trong ao là một quần thể.

1. Quần thể là gì?

Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.

2. Điều kiện của một quần thể

Một quần thể có khi chỉ sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính, hoặc có cả hai hình thức sinh sản này, nhưng những cá thể được xem là cùng quần thể, khi thoả mãn các điều kiện chính sau :

Gồm các cá thể cùng một loài, có chung một vốn gen, giữa chúng thường có quan hệ sinh sản.

Thường phân bố cùng một không gian gọi là sinh cảnh trong hệ sinh thái.

Cùng có lịch sử phát triển chung, nghĩa là đã trải qua nhiều thế hệ chung sống.

Tồn tại vào cùng một thời điểm đang xét đến.

3. Đặc trưng của một quần thể

– Cấu trúc giới tính, cấu trúc sinh sản:

Cấu trúc giới tính là tỉ lệ số cá thể đực/cái của quần thể. Cấu trúc giới tính trong thiên nhiên và trong tổng số các cá thể mới sinh thường là 1:1. Tuy nhiên tỉ lệ này luôn thay đổi phụ thuộc vào đặc tính của loài, tập tính sinh sản, điều kiện môi trường, sức sống của các cá thể đực/cái.Điều này cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể, giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái, phù hợp cho nhu cầu sản xuất và khai thác bền vững tài nguyên.

– Thành phần nhóm tuổi:

Đời sống của sinh vật thường gồm 3 nhóm tuổi sinh thái: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. Thành phần nhóm tuổi là tỉ lệ 3 nhóm tuổi đó trong quần thể, và phụ thuộc vào: tuổi thọ trung bình của loài, vùng phân bố, điều kiện sống, khả năng sống sót của từng nhóm tuổi.Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta thấy được sự phát triển của quần thể trong tương lai.

Khi xếp chồng hình biểu thị các nhóm tuổi lên nhau ta được tháp tuổi (đối với quần thể người là tháp dân số). Có 3 dạng tháp như sau:

Tháp phát triển: Đáy rộng, đỉnh nhọn dần chứng tỏ số con non nhiều, số cá thể già ít, tỉ lệ sinh nhiều, tử ít.

Tháp ổn định: đáy rộng vừa phải, canh tháp gần như thẳng đứng chứng tỏ tỉ lệ sinh/tử xấp xỉ nhau.

Tháp suy thoái: đáy hẹp, đỉnh rộng chứng tỏ tỉ lệ tử nhiều, sinh ít, nhiều cá thể già, ít con non.

– Sự phân bố cá thể:

Sự phân bố cá thể là sự chiếm cứ không gian của các cá thể trong sinh cảnh, phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tập tính của loài.

Có 3 dạng phân bố:

Phân bố đều khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ Dạng phân bố này hiếm gặp trong tự nhiên.

Phân bố theo nhóm khi điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể có xu hướng tụ lại với nhau. Dạng phân bố này hay gặp trong tự nhiên.

Phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian của hai dạng trên, khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao cũng không có xu hướng tụ lại. Dạng phân bố này cũng ít gặp trong tự nhiên

– Kích thước và mật độ:

+ Kích thước là tổng số cá thể, khối lượng hoặc năng lượng trong quần thể phù hợp với nguồn sống, không gian mà nó chiếm cứ.

Kích thước của quần thể thường có 2 mức: tối thiểu và tối đa..

+ Mật độ là số lượng, khối lượng hay năng lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể sinh sống. Nó cũng chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể.

– Sức sinh sản và sự tử vong:

Sức sinh sản là khả năng gia tăng về mặt số lượng của quần thể. Nó phụ thuộc vào sức sinh sản của cá thể. Cụ thể:

Số lượng trứnghay con trong một lần sinh, khả năng chăm sóc trứng hay con của cá thể loài đó

Số lứa đẻ trong một năm (đời), tuổi trưởng thành sinh dục

Mật độ

Sự tử vong là mức giảm số lượng cá thể của quấn thể. Nó phụ thuộc vào:

Giới tính: sức sống của cá thể cái so với đực

Nhóm tuổi (cá hay tử vong ở giai đoạn trứng, thủy tức sự tử vong đồng đều ở các lứa tuổi)

Điều kiện sống

Tip.edu.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái niệm về quần thể, điều kiện của một quần thể và đặc trưng của một quần thể… Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12…

Leave a comment