Chia sẻ những tip thiết thực

Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường

Môi trường bị ô nhiễm đang là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Vậy nguyên nhân vì đâu, hậu quả và giải pháp giảm ô nhiễm môi trường là gì? tip.edu.vn xin gửi đến tất cả các em học sinh cùng quý thầy cô, các bạn đọc những bài văn mẫu nghị luận xã hội hay nhất được tổng hợp, biên soạn lại từ các nguồn tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn trên cả nước – Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường để bạn đọc có thể thấy được tình trạng ô nhiễm. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

Bài văn mẫu nghị luận xã hội

  • 1. Dàn ý bài văn nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường
  • 2. Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt mẫu 1
  • 3. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 2
  • 4. Trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay
  • 5. Hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nước ta và quê mình 
  • 6. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 5
  • 7. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 6
  • 8. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 7
  • 9. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 8
  • 10. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 9
  • 11. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 10
  • 12. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 11
  • 13. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 12
  • 14. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 13
  • 15. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 14
  • 16. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 15
  • 17. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 16
  • 18. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 17
  • 19. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 18

Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng hổi hiện nay, gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho chính cuộc sống của chúng ta. Ngày hôm nay Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường. Bài viết dưới đây tổng hợp gồm 17 mẫu bài nghị luận với cấu trúc mở bài, thân bài và kết bài. Nêu rõ khái niệm ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, giải pháp khắc phục… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

  • Đáp án đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Ngữ văn Bộ GD-ĐT công bố
  • Nghị luận xã hội về lối sống đẹp
  • Nghị luận xã hội: Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ
  • Dẫn chứng cho bài nghị luận xã hội
  • Bí quyết đạt điểm cao khi làm văn nghị luận xã hội
  • Dàn ý Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường
  • Nghị luận xã hội về lối sống của giới trẻ hiện nay
  • Nghị luận về lòng yêu thương con người
  • Nghị luận bàn về những giải pháp nhằm giúp người thực sự muốn hoàn lương có thể làm lại cuộc đời
  • Nghị luận suy nghĩ của mình về chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại

Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài. Khi đi ngang qua một ngôi trường, nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương vãi đầy rẫy trước cổng trường, họ lắc đầu và đi về phía khác. Vừa đi, những người khách vừa trò chuyện. Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ: “Người Việt Nam là thế sao?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề, thật xấu hổ. Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi, cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy.

Chưa bao giờ, ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi. Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ. Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người, từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi.

Nói cách khác, những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh, thể hiện hành vi vô văn hóa, gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh, tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý, khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu.

“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn”

Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp.

Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia. Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt. Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống.

Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp.

Mặt khác, nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng. Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường. Còn ở Việt Nam thì sao? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi, nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.

Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ. Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến độ ứng xử có văn hóa. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Nhận thức của người dân đa phần đã tích cực hơn. Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý. Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng.

Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt. Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển, một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát, làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo. Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại. Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn. Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội.

Ngay từ bây giờ, ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người. Bằng nhiều hình thức như áp phích, panô, các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình, những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai, tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân.

Hơn nữa, đối với những người ương bướng, cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng. Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức, tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên. Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao. Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài.

Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào, người thân không ốm đau, láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng. Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dân cứ tiếp tục lối sống, nếp nghĩ như thế. Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể. Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp, giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu, trong nhà hay ngoài ngõ, trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người, để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước.

Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay, làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương. Thiết nghĩ, cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước. Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người, đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người. Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”

Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng, đổ nước thải sinh hoạt xuống cống, rãnh là những hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn.

Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

6. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 5

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm, thậm chí là ở mức báo động như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,… Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống. Thực trạng hiện nay, nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống, không có biện pháp xử lý. Nước thải, nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nước ở các hồ, sông đen ngòm, bẩn thỉu vì chất thải, vì rác, thậm chí các bãi biển, nơi tập trung nhiều khách du lịch đến tham quan cũng xảy ra hiện tượng rác vứt bừa bãi, gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan. Khói bụi, xe cộ tấp nập, nhiều vô kể trong thành phố, đặc biệt từ các nhà máy thải ra khiến bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề, kéo theo đó là các hiện tượng nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính,…. Đi khắp các đường làng, ngõ xóm hay các ngóc ngách ở những đô thị lớn, nơi đâu ta cũng thấy rác, dù ngày ngày các công nhân đô thị vẫn chăm chỉ làm việc, thu dọn nhưng vẫn không thể giảm đi lượng rác thải dùng trong ngày của người dân. Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng, các công viên, khu vui chơi,… đâu đâu cũng thấy rác. Đó thực sự là một thực trạng đáng buồn hiện nay, khi mà xã hội càng hiện đại thì môi trường lại càng bị ô nhiễm.

Điều gì gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng như vậy? Phải chăng đó là do chính con người. Những hành vi tiêu cực, hành động khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy chặt phá cây xanh gây hậu quả đến vấn đề điều hoà môi trường sống. Khai thác các nhiên vật liệu quá mức ở các mỏ quặng cũng gây áp lực rất lớn đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt, ý thức của người dân còn kém, tiện đâu vứt đó như một thói quen khó bỏ. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy vì mục đích thu lợi nhuận, tiết kiệm tiền đầu tư mà bỏ qua các khâu xử lý nguồn nước thải, lợi dụng những kẽ hở, các sông suối biển gần nhà máy thải ra môi trường bao nhiêu nguồn nước bẩn, nhiễm chất độc gây nguy hại môi trường. Việc phân loại, xử lý rác thải chưa được thắt chặt, khó kiểm soát. Ngoài ra, việc người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi cũng gây áp lực đến môi trường không nhỏ.

Vì những nguyên nhân trên, môi trường ô nhiễm để lại những hậu quả vô cùng lớn. Vấn đề sức khoẻ con người bị đe doạ, số người chết sớm tăng lên, xuất hiện nhiều làng ung thư, vùng ung thư trên cả nước. Môi trường tù đọng là nơi trú ngụ của các loại muỗi gây nguy hiểm cho con người, nhiều người bị lao phổi, viêm xoang, dị ứng,… cũng do tác động không nhỉ của ô nhiễm mà ra. Môi trường sống thiếu an toàn khiến cho đời sống sinh vật cũng gặp khó khăn, nhiều loài sinh vật mất đi môi trường sống của mình. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết bởi môi trường đang bị tàn phá quá nặng nề.

Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, mỗi người dân phải tự ý thức được việc làm của mình. Nhà nước, cơ quan quản lý phải không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Cần có các phương pháp, phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng, chồng chất từng đống gây ô nhiễm. Sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động trồng nhiều cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết bị, công cụ xử lý, tái chế hay phân loại rác thải nhằm giảm công sức và chi phí, đồng thời giảm thiểu lượng rác thải mỗi ngày.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch – đẹp và an toàn. Sứ mệnh của chúng ta là xây dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn.

7. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 6

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.

Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.

Nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường? Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi ni long khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán. Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ nhòa đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì ni long- những hành động nhỏ bé ấy cũng đã giúp tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta. Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lơi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.

Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất. Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.

“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

8. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 7

Thế giới ngày nay đang bước vào giai đoạn phát triển không ngừng, hàng loạt sản phẩm ra đời giúp cho cuộc sống con người trở nên thuận lợi, đơn giản hơn. Thế nhưng đi liền với điều đó thì những khó khăn cũng gây nên bất lợi cho con người, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng yêu cầu chúng ta phải tìm ra biện pháp bảo vệ.

Môi trường là toàn bộ không gian mà con người sinh sống, bao gồm đất, nước, không khí, rừng. Nó là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Tuy nhiên hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đi dọc bất cứ con đường nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi gây ra mất mĩ quan và không khí xung quanh. Hay trở về những vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi càng xảy ra nghiêm trọng. Bên cạnh đó trong nông nghiệp, việc sử dụng các chất hóa học một cách quá mức đã gây ra sự ô nhiễm môi trường đất trầm trọng. Không chỉ môi trường đất, nguồn nước hiện nay cũng đang xuất hiện những ô nhiễm nghiêm trọng do việc các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải công nghiệp chưa được xử lí trực tiếp ra nguồn nước hay vào các mùa vụ, dọc các mương rãnh những vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bị người nông dân tiện tay vứt xuống, xác động vật chết. Ngoài ra hiện nay môi trường không khí cũng không còn trong lành như trước nữa bởi khí thải công nghiệp, khói từ các phương tiện giao thông, đốt rác. Đặc biệt việc khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, quá mức hay hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy đã làm mất đi hệ cân bằng sinh thái.

Những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đều bắt nguồn từ ý thức của con người. Đó có thể là do sự vô tình, không nhận thức rõ được hậu quả của vấn đề gây ra. Thế nhưng cũng có một bộ phận những con người vì lợi ích trước mắt, cho dù biết những việc mình làm sẽ gây hại cho môi trường nhưng vẫn cố tình làm. Từ sự vô tình hay cố ý đó đã gây nên hậu quả khôn lường. Việc môi trường bị ô nhiễm trước hết ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Ví dụ như các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người( ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, thủng tầng ozon). Ô nhiễm môi trường còn gây ra mất đi mĩ quan chung. Bạn hãy thử tưởng tượng trước cổng bệnh viện hay trường học có những đống rác bốc mùi hôi khó chịu, bạn sẽ không cảm thấy điều gì sao? Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới khí hậu, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, xói mòn đất, tạo ra những thiệt hại nghiêm trọng về con người và của cải.

Chính vì hậu quả đó, chúng ta cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường.Trước hết, mỗi chúng ta cần tự có ý thức, những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, còn cần những hành động thiết thực như tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường cho mọi người, dọn rác trên đường phố, sông hồ, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia trồng cây, phủ xanh đồi trọc. Các công ty, xí nghiệp cần có biện pháp xử lí rác thải, nước thải, khí thải đúng với quy định trước khi xả ra môi trường. Nhà nước cũng cần có những xử lí nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm. Đối với học sinh, cần giữ vệ sinh chung các lớp học, trường học, bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi đúng chỗ. Những hành động nhỏ ấy cũng đã góp phần bảo vệ môi trường.

Môi trường có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy hãy bảo vệ môi trường vì tương lai, vì một Trái Đất xanh-sạch-đẹp.

9. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 8

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi ở địa phương em có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, được biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm. Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Sông Tô Lịch mặt nước đen, bốc mùi hôi thối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi:

“Bên bờ vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.” ​

Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi. Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hội – một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này.

Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của con người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bạn bè quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được một khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khách quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngày càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức được việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận người dân Việt Nam chưa có ý thức giữ gìn môi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng có người luôn giữ trong mình suy nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác.

Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thực tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay. Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dân mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngày càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyện đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đẹp mà chúng ta cần noi theo.

Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.

10. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 9

Mỗi người ai cũng muốn làm đẹp cho mình. Những tòa nhà, thành phố hay đất nước cũng vậy. Nhưng vô hình chung, chúng ta đang làm xấu đi hình ảnh của chính những con đường, khu phố và đất nước mình đang ở bằng những rác thải hằng ngày. Rác thải đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay.

Rác thải có thể hiểu đơn giản là những thứ không còn dùng đến nữa được người ta bỏ đi. Ai cũng có thể định nghĩa được về rác nhưng về những cách phân loại rác thì không phải ai cũng biết. Tùy theo những tiêu chí khác nhau sẽ có các loại rác khác nhau: như chia theo nguồn gốc phát sinh có: rác thải rắn sinh hoạt, dịch vụ, rác xây dựng, rác thải dịch vụ và rác thải y tế; chia theo thành phần có rác thải vô cơ và hữu cơ, tái chế. Đây là những cách phân loại phổ biến trong cuộc sống.

Thực trạng xử lí rác thải đang là vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo những số liệu được công bố năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) báo cáo nêu bật “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” đối với số lượng rác thải ra ảnh hưởng đến cuộc sống.

Trong tình trạng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng “thành tích” về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy ta vẫn có thể nhận thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam. Khi bạn ra đường, rất khó để có thể không nhìn thấy bãi rác nào ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi, ngay cả gần thùng rác. Rồi ở gần Tháp Rùa, chẳng thấy cụ rùa đâu mà chỉ toàn rác ngập nước. Đó là ở đất liền, ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thẳng ra biển mà chưa qua xử lí giờ không đủ để người dân bất ngờ mà chỉ lắc đầu ngán ngẩm. Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển. Nó được xử lí hoặc không, nếu được xử lí cũng chỉ là đốt hoặc chôn xuống đất- những cách làm chỉ gia tăng thêm sự ô nhiễm. Có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức được việc vứt rác và xử lí rác sao cho hợp lí.

Hậu quả của việc vứt rác không đúng chỗ, xử lí rác không theo quy định, không phải tìm đâu xa, mọi người dân đều nhận thức được. Cảnh quan nhà cửa, đường phố hẳn không thể đẹp khi có những bãi rác bẩn thỉu, hôi thối. Nhất là với một đất nước du lịch như Việt Nam, việc giữ gìn mĩ quan lại càng cần thiết. Ta đã thấy rõ những con số về người du lịch giảm đi vì môi trường ô nhiễm ở những vùng biển Vũng Tàu, Sầm Sơn. Việc rác thải lâu ngày không được xử lí sẽ phát sinh ra nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây những bệnh hô hấp cho con người. Thực tế chỉ ra, những nơi không có hệ thống vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh về da, hô hấp cao hơn những nơi còn lại. Và rác thải- một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm khi không được xử lí đúng: những chất không phân hủy được chôn xuống đất gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khi đốt lại gây ra khí độc làm ô nhiễm không khí và hại cho sức khỏe. Biển đã bị biến đổi, sinh vật biển không thể sống bởi hàng tấn rác thải trên mặt nước. Việc thủy, hải sản chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi, đánh bắt. Việc thu gom và xử lí rác đã chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách địa phương và quốc gia nhưng vẫn không có hiệu quả gì.

Không khó để chúng ta đưa ra những nguyên nhân của vấn đề này. Đầu tiên, phải nói về ý thức của người dân. Sự thiếu ý thức của người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác cũng như chưa ý thức được tác hại của sự việc. Mặt khác, họ rất ít khi được phổ biến hay giáo dục về những cách phân loại rác ở các cơ quan hay nơi mình ở. Thụy Điển trở thành một quốc gia sạch nhất thế giới, thậm chí phải nhập khẩu rác là nhờ ngay trong gia đình, họ cũng có ý thức phân loại rác thành các phần: có thể và không thể tái chế để giúp ích cho quá trình xử lí và tái chế rác. Ở nước ta, vẫn chưa có những nhà máy xử lí và tái chế rác, hình thức xử lí vẫn còn đơn sơ vừa gây hại môi trường, vừa rất lãng phí. Những hoạt động tuyên truyền vẫn chưa phổ biến, chưa tác động trực tiếp tới người dân.

Đã đến lúc chúng ta phải giải cứu cho môi trường, cho chính cuộc sống chúng ta! Một vài giây để vứt rác đúng chỗ, một phút để rác đúng phân loại của nó và một lời nhắc nhở dành cho mọi người để vứt rác đúng chỗ. Những thói quen tốt được hình thành từ những điều nhỏ nhặt ấy. Thay vì phải bỏ ra hàng tỉ đồng để thu dọn rác và xử lí ô nhiễm, chính phủ có thể tăng mạnh biện pháp tuyên truyền ý thức và xử phạt với những người, tổ chức thiếu ý thức. Một chiếc thùng rác xinh xắn với dòng chữ “Hãy cho tôi rác” đặt thường xuyên trên hè phố, trong các tòa nhà sẽ gây được sự chú ý. Những việc ấy, không có gì là khó cả.

Các cụ thường dạy: “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sống trong một môi trường sạch đẹp, thoáng mát vẫn tốt hơn, phải không nào?

11. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 10

Ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên Thế Giới, ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề vô cùng bức thiết bởi sự tàn phá, sự hủy hoại của con người. Bởi vậy cho nên bảo vệ môi trường là một việc làm cần được tuyên truyền và thực hiện một cách nhanh chóng để đẩy lùi nạn ô nhiễm, trả lại không khí trong lành, nguồn nước sạch, khuôn viên thoáng mát và đảm bảo cho sức khỏe của cộng đồng. Bảo vệ môi trường không phải là một giải pháp hay một việc làm tức thời, nó là cả một quá trình mà toàn bộ con người cùng tham gia thì mới hiệu quả được.

Việt Nam đang trên đà phát triển, vì vậy mà việc xây dựng những công trình, cơ sở hạ tầng luôn được thực hiện và triển khai mỗi ngày. Chính vì sự xuất hiện của các công trình đó, các tòa nhà, khu đô thị, trung tâm công nghiệp đã biến cả thành phố nói riêng và đất nước nói chung trở thành một công trường khổng lồ, ngổn ngang. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kéo theo đó là việc thải ra vô số các rác thải xây dựng, những rác thải không thể và có thể xử lí được nhưng chẳng ai xử lí. Những rác thải rắn được thu về chỉ chiếm hơn 60%, chưa thể đáp ứng được nhu cầu về bảo vệ môi trường. Những nhà đầu tư, những công trình thi công thường tự cho rằng việc thải lại những loại rác xây dựng tại những bãi đất trống bỏ hoang sẽ chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng thực chất lại gây hại cho toàn thành phố. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm di dời và xử lí khi chẳng biết ai là người bỏ lại để xử lí họ, và ai đủ quan tâm đến những bãi đất bỏ hoang không tên đó mà dọn dẹp? Không chỉ ở các công trình mà ngay tại những nhà máy, đặc biệt là các khu công nghiệp thường xuyên đổ nước thải ra sông, ra hồ làm ô nhiễm trầm trọng nước sinh hoạt của người dân. Những người dân sống gần những khu công nghiệp đó có nguy cơ và tỉ lệ mắc bệnh ung thư và các bệnh về đường hô hấp cao hơn những nơi khác. Một cá nhân không thể hủy hoại được cả xã hội nhưng cả tập thể thì có, chính vì quy mô rộng như vậy mà xã hội đang bị ô nhiễm nặng nề.

Vậy, nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Các nhà máy, công trình chưa thực sự có quy trình đảm bảo, những hệ thống xử lí rác thải và nguồn nước để không ảnh hưởng đến người dân. Những người dân thì cũng chưa có ý thức nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường. Những hành động bảo vệ môi trường chưa được lan tỏa đến tất cả những người dân. Thêm vào đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của các vị lãnh đạo, những người trực tiếp triển khai công trình thường xuyên rút ruột công trình, lấy ngân sách của nhà nước để vụ lợi cá nhân, gây ra hậu quả không hề nhỏ. Dù có rất nhiều nguyên nhân sâu xa về tình trạng này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do ý thức của con người. Vì vậy khi triển khai về bảo vệ môi trường, ta cần phải nâng cao nhận thức và hành vi của họ, để họ thấy được sự cấp bách và cần thiết của vấn đề này.

Để bảo vệ môi trường thì có rất nhiều cách. Hiện tại rất nhiều người đang triển khai hành động giảm thải rác nhựa bằng cách sử dụng những chiếc túi vải khi đi chợ, mang theo hộp cá nhân khi đi mua đồ tại các cửa hàng để không mang theo túi nhựa về nhà. Nhiều siêu thị đã dùng lá chuối gói thực phẩm thay vì sử dụng túi ni lông như trước kia. Các cửa hàng đồ ăn, đồ uống cũng tích cực đưa ra khuyến mãi, quà tặng khi cá nhân đến mua hàng mang theo sẵn cốc, hộp để đựng. Đây là một việc làm tốt, tích cực và đang dần lan rộng tới cộng đồng. Bên cạnh đó, các trường học cũng cần phải chú trọng trong việc dạy các học sinh về cách phân loại rác để giúp rút quá trình phân loại rác cực khổ từ các công nhân vệ sinh môi trường. Uỷ ban nhân dân của làng, xã cũng nên có kế hoạch tổng hợp rác về chung một địa điểm tập kết để mang đi xử lí, xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp.

Kết lại, bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Cả xã hội cần chung tay bảo vệ môi trường vì một cuộc sống tươi đẹp hơn, phát triển hơn, vì tương lai của con em mỗi chúng ta được sống trong một môi trường đảm bảo nhất.

12. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 11

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều hiện tượng làm ảnh hưởng đến môi trường va đặc biệt là mỹ quan đường phố. Đó chính là hiện tượng vút rác bừa bãi. Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn chặn hiện tượng trên.

Vâng! Quả đúng như vậy,như chúng ta đã biết vứt rác ra nơi công cộng là chính chúng ta đã góp phần làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự sống của con người. những bãi rác chính là đầu mối gây ra các mùi hôi thối, khó chịu. nó còn là ổ dịch truyền nhiễm thông qua những con côn trùng như hiện tượng bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà, vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lí mà họ đã tự ném xác chúng xuống ao, hồ. Đó quả là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì lỡ nếu con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn, do nước từ các ao, hồ này chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ gia đình…

Không chỉ vậy, mà việc vứt rác còn ảnh hưởng to lớn đến cảnh quan môi trường như: thành phố Nha Trang là một trong những thành phố đang có tiềm năng du lịch, hiện tại là thời kì mở cửa thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Nếu việc vứt rác bừa bãi của chúng ta sẽ khiến cho khách du lịch có cái nhìn không tốt về nơi đây, đặc biệt là người dân đang sinh sống, học tập, làm việc nơi đây. Họ sẽ đánh giá ngay đây là một thành phố kém văn hóa và không có lịch sự. vậy liệu họ còn dám đến đây tham quan nghĩ ngơi nữa không.chúng ta hãy đặt ra những câu hỏi như vậy và hãy tự trả lời trước những hành động và việc làm của mỉnh. Để xem rẳng việc vứt rác là hành động như thế nào?

Những người vứt rác ra nơi công cộng là những con người thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường, không chỉ do trình đô dân trí của họ thấp mà là do họ mang một căn bệnh khó chữa. họ chỉ biết cái lợi cho riêng mình mà quên đi cái lợi tập thể, cộng đồng. hơn thế nữa họ còn quên cái môi trường mà hằng ngày, hằng giờ họ dang sống và làm việc phải hít thở không khí từ môi trường ấy. họ quả là những con người không có trách nhiệm, đáng bị xã hội lên án và phê phán.

Vậy trước những tình trạng trên chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường. Là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy tự rèn cho mình một ý thức bảo vệ môi trường thật tốt vì môi trường bị ô nhiễm thì mọi người đều phải chịu ảnh hưởng trong đó có cả mình, gia đình và bạn bè. Chúng ta hãy nghĩ thử xem, nếu chúng ta là người vứt rác thì không chỉ chúng ta chịu ảnh hưởng mà còn là người gây ra hậu quả, việc làm đáng bị xã hội và người đời lên án.vì vậy, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia, học tập và đề ra những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường. như tổ chức các phong trào “ mùa hè xanh”, quét dọn đường phố, làm sạch sân trường,…. Và đề ra những quy định chung như: đổ rác đúng nơi quy định để giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp.

Có lẽ rằng ai trong chúng ta cũng cần có một cuộc sống thật tốt, một môi trường thật trong lành, ở mọi nơi dù trong nhà hay ngoài ngõ, dù trên cạn hay dưới sông đều cần có một môi trường sống tốt đẹp cho chính bản thân mình và còn cho mọi người. đứng trước xu thế hiện nay làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập với bạn bè bốn phương. Thiết nghĩ cần nhất là một gương mặt, một diện mạo mới của đất nước. một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thật thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người.

Qua đây, cho ta thấy được môi trường rất cần thiết đối với chúng ta, vì vậy chúng ta không nên vứt rác ra đường. Đồng thời em muốn gửi tới tất cả mọi người một thông điệp theo tinh thần cao đẹp: “ mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Và hi vọng rằng với việc nhỏ nhoi đó sẽ làm cho đất nước ta đẹp hơn và ngày càng phát triển hơn.

13. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 12

Cuộc sống của con người ngày một hiện đại và đầy đủ hơn. Đáp ứng nhu cầu của con người là sự ra đời của nhiều công ty, xí nghiệp chạy đua trong sản suất và thậm chí bất chấp những giá trị đạo đức gây ra nhiều hiện tượng xấu. Mà nổi cộm trong đó là vấn đề về môi trường. Trong đó,vấn đề thách thức và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường hiện nay là ô nhiễm môi trường.

Trước hết, ta cần hiểu ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là những biến đổi của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực như tình trạng đất đai cằn cỗi, sông ngòi chứa rác thải, khói bụi không khí… Ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hình ảnh những bãi rác khổng lồ ven các quốc lộ, những cột khói thải đen ngòm mà các nhà máy, xí nghiệp thải trực tiếp ra môi trường, dòng sông Tô Lịch đen ngòm, bốc mùi hôi thối bao quanh thủ đô … Tất cả đều cho thấy hiện trạng ô nhiễm của môi trường. Đã có rất nhiều cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường được các tổ chức môi trường thế giới đưa ra. Vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ là cảu một quốc gia mà và là vấn đề cấp thiết toàn cầu.

Vậy đâu là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân khách quan là do các hiện tượng tự nhiên như bão lũ, động đất dẫn đến biến đổi trong môi trường tự nhiên. Còn nguyên nhân chủ quan là do ý thức của con người. Chỉ vì những ích lợi trước mắt mà con người sẵn sàng bỏ qua bước xử lí để đưa trực tiếp khí thải, chất thải độc hại từ nhà máy ra bên ngoài. Việc sử dụng túi nilong tưởng chừng vô hại nhưng để lại nhiều hậu quả mà con người không lường trước được. Các vùng hạ lưu sông, ven đường quốc lộ được con người “nâng cấp” trở thành những bãi rác với sức chứa khổng lồ. Mức độ khói bụi ở Bắc Kinh- thủ đô của đất nước Trung Quốc đã vượt mức cho phép. Và người ta ước tính về ảnh hưởng khói bụi ở đây với một người mạnh hơn so với việc hút trực tiếp mười điếu thuốc lá. Con người không ý thức được hậu quả của ô nhiễm môi trường và bất chấp những ảnh hưởng xấu sẽ xảy đến với môi trường vì sự chủ quan và ích kỉ của cá nhân.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nghiêm trọng. Với con người, tác động xấu từ môi trường tự nhiên làm suy giảm sức khỏe. Khi hít phải không khí độc hại từ môi trường, các căn bệnh về đường hô hấp có điều kiện gia tăng. Các chế phẩm độc hại từ môi trường đưa vào cơ thể người gây ra ung thư và làm suy giảm các hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Và từ đó dẫn đến một loạt nguy cơ suy giảm sức khỏe sinh sản, làm hại tim mạch. Hình ảnh “làng ung thư” xuất hiện khắp nơi trên đất nước ta là hồi cảnh tỉnh đáng buồn cho một thế hệ con người. Còn đối với hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ thay đổi hệ sinh thái. Môi trường đất ô nhiễm khiến cho cây cối không thể phát triển, nguồn thực phẩm không đủ để đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra. Không khí ô nhiễm, khí thải độc hại làm thủng tầng ôzôn, gây mưa axit, làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính con người đang phải gánh chịu hậu quả cho việc làm sai trái của mình.

Đối diện với hiện trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, biện pháp khắc phục được đưa ra nhằm thay đổi ý thức của con người. Các cơ quan, đoàn thể cần tích cực tuyên truyền đến nhân dân hậu quả của ô nhiễm môi trường để mọi người đều có thể hiểu được. Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý nghiêm minh cũng cần được đưa ra đối với các công ty, nhà máy, xí nghiệp cố tình vi phạm gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Và cấp thiết phải tìm ra giải pháp khoa học hợp lý “cứu nguy, chữa cháy” cho môi trường của chúng ta.

Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp sức lực nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường. Chung tay đấu tranh, bài trừ những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Cất lên tiếng nói bảo vệ để gìn giữ màu xanh của trái đất. giáo dục được đưa ra như một phương châm hàng đầu để để tuyên truyền, lan tỏa tới tất cả mọi người vai trò, ý thức, trách nhiệm của mình đối với môi trường sống. Mỗi cá nhân nhỏ bé đều cần nhận ra được hành động, việc làm của bản thân. Từ những hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon hay dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm…Chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường xanh, sạch, đẹp.

Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân và toàn xã hội. Chúng ta đều có trách nhiệm trong vấn đề ô nhiễm môi trường và phải ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Hành động việc làm không chỉ vì hạnh phúc của chúng ta, sự an toàn của chúng ta trong hôm nay mà còn là vì thế hệ mai sau.

14. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 13

Trong mỗi giờ lên lớp, cô giáo vẫn nhắc nhở với chúng em rằng môi trường đang bị ô nhiễm và cần sự chung ta giúp đỡ của mọi người. Chúng em đang làm học sinh, chúng em sẽ làm những việc vừa sức mình để đóng góp sức nhỏ bảo vệ môi trường.

Mỗi ngày, chúng ta đi ra ngoài, nhìn thấy phố xá đông đúc, bụi mù mịt phủ lên những tán lá cây. Con người đang phải chịu đựng tiếng ồn, khói bẩn và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Tình trạng mọi người xả rác bừa bãi ra ngoài đường đã làm mất cảnh quan đô thị cũng như khiến cho cuộc sống của người dân phức tạp hơn.

Môi trường xung quanh chúng ta đang ôi nhiễm quá trầm trọng, những con sông đang ngập ngụa nước, tình cảnh thiếu nước sạch, rác thải tràn lan khiến cho con người không thể phát triển được.

Mỗi bạn học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy chung tay của mình bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhặt đến hành động lớn lao hơn. Chỉ là một hành động vứt rác vào thùng rác theo quy định. Không phải bạn học sinh nào cũng có ý thực bảo vệ môi trường như thế này. Nhiều bạn vẫn vứt rác bừa bãi ra đường, khiến cho mặt đường bẩn, mất cảnh quan. Ý thức cũng không được nâng cao.

Mỗi khi về nhà, rác rất nhiều, cần nên gom rác lại giúp mẹ, cho vào một túi lớn và chờ xe rác đến để xử lý.

Năm nay em đã sang lớp 11 rồi, ý thức bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm. Em giữ gìn vệ sinh trong lớp học, làm trực nhật thường xuyên, để rác đúng nơi quy định. Lúc về nhà em có thể tự đi xe đạp để bảo vệ môi trường, tránh bụi bẩn.

Mỗi năm có dịp Tết trồng cây thì em sẽ tham gia với mọi người gieo mầm những cây xanh để lan tỏa bóng mát. Đây là việc làm giúp cho môi trường thêm xanh sạch đẹp hơn mà nhiều người cần phải ý thức có được.

Môi trường của chúng ta được bảo vệ, luôn xanh sạch đẹp thì sức sống của mỗi người cũng được nâng cao lên rất nhiều. Bởi vậy bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm của mỗi người.

15. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 14

Trái đất ngày càng nóng lên, lỗ thủng ozon ngày càng rộng ra, hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng, khí hậu biến đổi: lũ quét, sạt lở đất, sóng thần,….xảy ra ngày càng nhiều, nguồn nước ngày càng bẩn đục dẫn đến rất nhiều người phải nhập viện. Hay còn có một hiện tượng dạo gần đây làm xôn xao dư luận đó là “hiện tượng cá chết hàng loạt tại các vùng ven biển miền Trung”. Câu hỏi đặt ra là “Tại sao lại xuất hiện những hiện tượng đó?”. Phải chăng là do “ô nhiễm môi trường”? Ô nhiễm môi trường có những tác hại gì tới con người và hệ sinh thái? Đây là những câu hỏi nóng đang thu hút sự chú ý của hầu hết mọi người trên toàn cầu.

Trước hết ta cần hiểu “môi trường là gì”? Môi trường được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế văn hóa, xã hội và tùy theo mục đích, đối tượng nghiên cứu khác nhau. Nhưng theo một khái niệm dễ hiểu nhất thì: “Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước,độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người.” Vậy thì “ô nhiễm môi trường là gì”? Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi thành phần và tính chất (vật lí, hóa học, sinh học) của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn chất lượng môi trường và gây độc hại đối với con người vật nuôi, cây trồng.

Ô nhiễm môi trường gồm: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí và nhiều loại ô nhiễm khác. Từng loại ô nhiễm sẽ có những khái niệm khác nhau:Ô nhiễm môi trường nước: Nước bị ô nhiễm khi mà thành phần của nó bị biến đổi và không thích hợp với hoạt động sống của con người và sinh vật.Ô nhiễm môi trường đất: được xem như là hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm Ô nhiễm môi trường không khí: sự có mặt của các chất lạ hay sự thay đổi thành phần trong không khí gây ra tác động có hại hay sự khó chịu. Đây là một loại ô nhiễm được cho là nguy hiểm nhất vì mỗi chúng ta lúc nào cũng phải hút vào thở ra liên tục. Nếu ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng thì mạng sống của con người cũng không được đảm bảo.

Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ ô nhiễm rồi lan truyền theo các con đường khác nhau ( nước, không khí) theo các vật trung gian truyền bệnh (côn trùng và một số sinh vật khác). Một điều đáng chú ý là: các chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên, nhưng đại đa số các nguồn gốc gây ô nhiễm lại có nguồn gốc nhân tạo, liên quan đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Hiện nay thì ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Ví dụ như: Hồ Geneva của Thụy Sĩ, một trong những hồ lớn nhất Châu Âu đang bị chết dần do lượng oxy hòa tan trong nước thải sinh hoạt đã mang vào hồ 275000 tấn chất bẩn. Và hậu quả thì đó là nước mất màu trong như pha lê và thay vào đó là màu xanh chết chóc. Cụ thể tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người và hệ sinh thái hết sức nguy hiểm:

Đầu tiên là đối với sức khỏe con người: Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, tim mạch, viêm họng, đau tức ngực, tức thở có nhiều trường hợp nặng hơn đó là gây đột quỵ. Do đó ta thấy hiện nay tuổi thọ của con người là không cao, bệnh hiểm nghèo, ung thư xuất hiện mỗi ngày một nhiều. Nguồn nước ngày càng bị nhiễm bẩn, ước tính gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn. Con người ngày càng thiếu đi những nguồn không khí xanh, nguồn nước sạch

Còn đối với hệ sinh thái: Lưu huỳnh đioxit và các oxit của nito có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho nhiều giống cây trồng, đa dạng về các loài sẽ bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến lương thực thực phẩm của người và vật. Khói sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để điều chỉnh quá trình quang hợp. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại làm tăng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, Trái Đất thì ngày một nóng dần, khí hậu biến đổi thất thường: lũ quét, sóng thần, băng tan,… nếu không có biện pháp đưa ra rất có thể con người và hệ sinh thái dần dần có thể sẽ bị phá hủy và diệt vong. Đã có rất nhiều các cuộc họp, hội nghị diễn ra để bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Tiêu biểu là “Hội nghị các nhóm nước thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21)”. Mục tiêu chính của hội nghị này đó là ràng buộc 195 quốc gia phải cam kết cắt giảm khí thải để ngăn việc Trái Đất nóng lên không quá 2 độ C trong thế kỷ này. Không thể để tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tồi tệ hơn ta cần đưa ra những giải pháp ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Khi xử phạt hành chính không có tác dụng thì nên đưa các hình thức xử phạt mạnh tay hơn để răn đe những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, trường hợp đó cần được nêu ra để làm gương cho những công dân khác.Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế xã hội. Ưu tiên sử dụng và phát triển công nghệ sạch.Xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp thì cần có các công trình xử lí nước thải và khói đen. Trồng nhiều cây xanh bên cạnh các nhà máy.Tăng cường kiểm tra giám sát về tình hình môi trường ở mỗi vùng. Nhằm phát hiện sớm những hành vi gây ô nhiễm môi trường.Xử lí tốt các rác thải sinh hoạt của người dân tránh làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và cả môi trường không khí. Phạt mạnh tay những kẻ không thực hiện đúng luật.Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đồi trọc, nên trồng nhiều cây xanh ở các vùng có khu công nghiệp.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường

Thế giới đang cùng chung tay bảo vệ môi trường toàn cầu ngày một xanh sạch hơn. Vì Trái Đất này là nơi có điều kiện tự nhiên nhất mà con người có thể ở, sinh sống và phát triển. Nếu nơi đây ngày càng bị ô nhiễm thì chính con người chúng ta là kẻ đã tự gây ra và giết chết chính bản thân mình. Dù là một đất nước nhỏ bé nhưng Việt Nam cũng vậy, đất nước chúng ta cũng đang góp sức để bảo vệ Trái Đất này. Là thế hệ trẻ chúng ta cần sống văn minh hơn, suy nghĩ cho tương lai nhiều hơn, chỉ cần những hành động nhỏ nhặt như vứt rác đúng nơi quy định thì đó cũng chính là cách để chúng ta có một Trái Đất sạch đẹp. Hãy thực hiện đúng luật và tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu về luật bảo vệ môi trường. Tôi bản thân đang là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước xin gửi tới thông điệp: “Chúng ta bảo vệ môi trường cũng như là chúng ta đang bảo vệ bản thân của chính chúng ta”.

16. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 15

Hàng ngày trên các phóng sự, bản tin đâu đâu cũng thấy nói những cụn từ như băng tan, Trái Đất nóng lên, mưa axit, biến đổi khí hậu toàn cầu hay lại thêm những vùng đất mới trở thành bãi rác công nghiệp. Tất cả đều là những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây nên.

Còn rất nhiều, rất nhiều những cụm từ khác liên quan đến môi trường mà luôn được cập nhật hàng ngày.

Đã từ lâu những thông tin về ô nhễm môi trường được mọi người trong xã hội quan tâm và đăc biệt chú ý. Bởi mọi người đã ý thức được những tác hại mà nó gây ra. Và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hiện nay.

Tại sao tôi lại nói rằng ô hiễm môi trường là một vấn đề nóng. Bởi vấn đề ấy ngày càng trở nên trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người cũng như các loài động thực vật sinh sống trên Trái Đất.

Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về ô nhiễm môi trường. Có người vẫn chỉ hiểu đơn thuần nó như một hiện tượng xấu nào đó ma không biết những tác nhân, hậu quả hay cụ thể hơn là những biểu hiện của nó.

Chính vì thế hôm nay tôi sẽ giúp họ hiểu hơn về những nội dung này. Trước tiên là khái niệm ô nhễm môi trường. Môi trường là khái niệm chỉ toàn bộ mọi thứ xung quanh con người, được hiểu như tất cả điều kiện tự nhiên và vật chất mà Trái Đất có được.

Nhưng thông thường về ô nhiễm môi trường, người ta chỉ chia ra thành ba loại chính đó là đất, nước và không khí. Ba thành phần này là những bộ phận cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như các loài động thực vật khác.

Thật vậy, chẳng ai hay bất kì sinh vậ nào có thể sống thiếu những thành tố trên. Đất là nơi sinh sống, là nơi trú ngụ của mọi sinh vật. Nước là sự sống.

Con người có thể không ăn nhưng không thể thiếu nước. Bạn cứ tưởng tượng một ngày bị “mất” nước cuộc sống của bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào?.

Hay không khí. Mất không khí bạn sẽ không thể thở. Chỉ cần ngừng thở hơn một phút, tim bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo rồi đó. Khi ba thành tố này bị ô nhiễm, bạn cũng có thể hiểu như chúng đang dần mất đi.

Sự tàn phá của ô nhiễm môi trường cũng không khác gì so với hậu quả của chiến tranh thế giới. Ô nhiễm môi trường cứ từng bước gây hại, một cách từ từ và lâu dài. Đầu tiên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.

Sức khỏe con người, sự tồn tại và phát triển của các loài động thực vật khác. Tại sao nó ảnh hưởng thì tôi đã nói ở trên rồi. Vậy ảnh hưởng như thế nào?

Thì trước hết là về vấn đề sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường gây ra hiện tượng thủng tầng ozon mà ai cũng biết tầng ozon là lá chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại như tia cực tím, tia uv, các xung cường độ sóng có hại. Lá chắn này bị hủy hoại đã gây ra rất nhiều những vấn đề về môi trường.

Tia cực tím, tia uv.. là các tác nhân chính gây ra các bệnh khó chữa ở người mà điển hình là ung thư. Mặc dù nhiều căn bệnh hiện nay đã có phương pháp chữa trị tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao.

Sức khỏe con người bị đe dọa là vậy, các loài động thực vật khác cũng không tránh khỏi. Ô nhiễm môi trường với những đợt mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, cháy rừng thiêu rụi biết bao đa dạng sinh học, làm mất đi nơi cư trú của biết bao loài động vật hoang dã.

Biến đổi khí hậu đột ngột dẫn đến sự tuyệt chủng của biết bao loài động vật quý hiếm. Nước biển dâng còn mang nguy cơ nhấn chìm nhiều nên văn minh nhân loại.

17. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 16

Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,….mang lại nhiều lợi ích to lớn, đóng vai trò quan trọng trong sự sống của loài người. Tuy nhiên hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng, nhận được sự quan tâm và lo lắng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là một tình trạng mà tất cả những yếu tố tự nhiên đã và đang bị nhiễm các chất cặn bẩn, chất độc hại, có hại với sức khỏe con người. Với môi trường đất đai, con người sử dụng những chất thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật,….

Tuy diệt được các loài có hại nhưng những sinh vật có ích cũng bị nhiễm độc thuốc ảnh hưởng theo, làm đất bị thoái hóa trầm trọng, đặc biệt là Việt Nam tình trạng này còn trầm trọng hơn khi ngoài việc phun thuốc hóa học để chống sâu bệnh hại quá liều mà do tỉ lệ dân số nước ta khá cao so với diện tích đất khiến cho diện tích đất trồng đang bị thu hẹp lại.

Với môi trường nước, các nhà máy hoạt động thải chất bẩn ra các con sông mà không xử lý, gây nhiễm độc nước làm nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt. Trong đó phải kể đến sự việc cá chết hàng loạt vào năm 2016 nhà máy Formosa thả chất thải trực tiếp xuống sông khiến các vùng biển Vũng Áng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị nhiễm độc nặng, ảnh hưởng đến công việc ngư dân và đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.

Ngoài ra, việc phun thuốc hóa học không chỉ làm đất bị suy thoái, mà còn gây ô nhiễm nguồn nước khi phun thuốc trước hoặc sau các ngày mưa làm thuốc hóa học theo đất đổ ra các con sông, đồng thời khí độc trong thuốc bay hơi sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí. Môi trường không khí hiện nay cũng đang bị ô nhiễm rất lớn bởi khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy chưa qua xử lý.

Đặc biệt tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề phải kể đến thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc khi người dân Trung Quốc gần như không thấy mặt trời, ra đường luôn phải đội mũ bảo hộ. Đây quả thực là một tình trạng hết sức nguy cấp và có dấu hiệu gia tăng khi khí hậu đang dần biến đổi, vùng Bắc cực có dấu hiệu băng tan.

Tình trạng ô nhiễm gây ra rất nhiều tác hại mà không chỉ sinh vật, con người sẽ là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Với sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường gián tiếp gây ra những căn bệnh nguy hiểm khi họ ăn phải hoặc uống, sử dụng phải nguồn nước nhiễm độc, sinh vật chết do nhiễm chì nặng gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt Việt Nam ta hiện nay đang là nước đứng thứ hai thế giới vì tỉ lệ người bị mắc bệnh ung thư.

Với tâm lý xã hội, hiện tượng này sẽ gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người dân, làm tổn hại nền kinh tế khi họ phát bệnh nặng khi sử dụng những nguồn nước và thức phẩm không đảm bảo, khiến chi phí chữa bệnh vô cùng lớn, làm ảnh hưởng đến lương tháng, công việc của họ.

Vậy tại sao môi trường lại ô nhiễm đến như vậy? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết về khách quan, nước ta chưa có sự đầu tư cao cho các công tác bảo vệ môi trường, chất thải sinh ra từ các khu sinh hoạt , khu công nghiệp nhà máy quá nhiều đến mức không xử lý được hết, những phần dư sẽ tích tụ và gây nên ô nhiễm, hay tại các phố đông người phân bố thùng rác không hợp lý, hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên làm quá trình ô nhiễm bị đẩy lên cao hơn.

Tuy nhiên, yếu tố khách quan là một phần nhưng yếu tố chủ quan lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm quá mức trầm trọng bởi nếu có ý thức bảo vệ môi trường, con người hoàn toàn có thể khắc phục được những nguyên nhân khách quan, nhưng hầu hết người dân chưa thực sự ý thức được về tác hại mà những tác động dù nhỏ nhất của họ vẫn có thể dẫn đến sự ô nhiễm, nhiều người vứt rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định, sử dụng nhiều túi nylon, rác thải nhựa như ống hút, cốc nhựa,…

Bởi các chất thải nhựa mất đến hơn một thế kỷ mới có thể phân hủy, việc sử dụng đồ nhựa cũng khiến người dân bị nhiễm độc nhựa hay lạm dụng các chất hóa học bởi chúng “tiện”, những nhà máy cũng vì cái “tiện” mà không qua xử lý thải chất độc hại ra môi trường

Có biện pháp nào hạn chế được tác hại mà ô nhiễm môi trường gây ra hay không? Câu trả lời là có, nước ta nên có thêm những chính sách đầu tư cho các chiến dịch, công tác bảo vệ môi trường, địa phương tại các nơi thường tụ tập hoặc có đông người đi lại nên phân bổ thùng rác hiệu quả và thường xuyên vệ sinh chúng hay tạo ra ngày môi trường, vận động người dân đi xe đạp, xe điện.

Ngoài ra, bạn có thể tuyên truyền cho người dân biết về tác hại môi trường ảnh hượng thế nào đến lợi ích của họ và gia đình, nâng cao ý thức hạn chế sử dụng đồ nhựa, sử dụng các chất hóa học, các nhà máy nên đầu tư mua các trang thiết bị lọc chất thải tối tân, hiện đại để bảo vệ môi trường.

Tuy vậy, để thực hiện được những giải pháp trên cần một quá trình lâu dài và cần sự nhận thức của tất cả mọi người rằng nên vì lợi ích chung sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, không nên vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến cuộc sông của những người khác những sinh vật đã và đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường.

Như vậy, ô nhiễm môi trường quả là một tình trạng đáng lo ngại, là hiểm họa đối với cuộc sống sức khỏe con người nói chung và hành tinh Trái Đất nói riêng.

Là học sinh, mỗi chúng ta nên là những người biết sống xanh, biết bỏ rác đúng nơi quy định, chúng ta phải thật sự thay đổi thì người khác mới có thể thay đổi, tự trau dồi những kiến thức về môi trường để tuyên truyền và vận động những người xung quanh chúng ta.

18. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 17

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí. Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.

19. Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường mẫu 18

Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng được lưu tâm hàng đầu. Vậy ô nhiễm môi trường là gì và nó có tác hại như thế nào đối với cuộc sống của mỗi chúng ta? Trước hết, ô nhiễm môi trường là hiện tượng mang tính tiêu cực, là hiện trạng các môi trường đất, biển, nước, đang dần bị biến đổi do sự tác động của con người. Tình trạng này gây ra rất nhiều tác hại. Thứ nhất, nó gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi con người. Vậy làm như thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Có lẽ, việc làm đầu tiên chính là mỗi chúng ta phải nâng cao nhận thức của mình về ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta phải tuyên truyền từ đó đấu tranh, giảm thiểu, đưa ra những hình phạt xứng đáng đối với những kẻ có hành động hủy hoại môi trường. Thật vậy, ô nhiễm môi trường đã và đang ngày ngày hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Bởi lẽ đó, hãy cùng nhau chung tay ngăn chặn nó, hãy vì mái nhà chung của chúng ta mà đứng dậy quyết tâm hủy diệt nó.

—————————————

Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường vừa được Tip.edu.vn gửi tới bạn đọc. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được những vấn đề về ô nhiễm môi trường hiện nay.bÔ nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường biển làm cho hệ sinh thái biển bị hủy hoại. Thực trạng hiện nay ô nhiễm môi trường làm cho cá chết hàng loạt, hiện tượng trái đất đang dần nóng lên, không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước sạch bị ảnh hưởng đang dần cạn kiệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay là do ý thức của con người, rả xác bừa bãi, sự chặt phá rừng cũng là một lý do gây ra ô nhiễm môi trường. Để khắc phục việc ô nhiễm môi trường này cần nâng cao ý thức của con người, trồng nhiều cây xanh… Chúng ta bảo vệ môi trường cũng chính là đang bảo vệ cuộc sống của chính mình. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thể thấy được vấn đề cần nghị luận và xây dựng được bài viết cho mình nhé.

  • Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án

Trên đây Tip.edu.vn xin gửi tới các bạn bài viết Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường. Bài viết được tổng hợp gồm 17 bài văn mẫu nghị luận. Mong rằng đây là tài liệu hữu ích để các bạn có thể ôn tập tốt môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tip.edu.vn mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán lớp 12, Tiếng Anh lớp 12…

Mời các bạn cùng tham khảo các tài liệu ôn thi THPT Quốc gia được Tip.edu.vn sưu tầm và đăng tải:

Tài liệu luyện thi đại học môn Toán Tài liệu luyện thi đại học môn Hóa học Tài liệu luyện thi đại học môn Vật lý Tài liệu luyện thi đại học môn Sinh học
Tài liệu luyện thi đại học môn Ngữ văn Tài liệu luyện thi đại học môn Lịch sử Tài liệu luyện thi đại học môn Địa lý Tài liệu luyện thi đại học môn Tiếng Anh

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm bài viết các dạng ô nhiễm môi trường và cách khắc phục để có thể thấy rõ được các dạng của ô nhiễm môi trường và các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc, trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, Tip.edu.vn mời các bạn học sinh cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của Tip.edu.vn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post