Chia sẻ những tip thiết thực

Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận

Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Tổng hợp mở bài và kết bài Tràng Giang

  • I. Cách mở bài tác phẩm Tràng Giang
    • Mở bài phân tích tác phẩm Tràng giang
    • Mở bài phân tích Tràng Giang – Bài mẫu 2
    • Mở bài gián tiếp Tràng Giang
    • Mở bài Tràng Giang ngắn gọn
    • Mở bài trực tiếp Tràng giang
    • Mở bài nâng cao Tràng giang
    • Mở bài phân tích Tràng Giang hay
    • Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 6
    • Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 7
    • Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 8
    • Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 9
    • Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 10
  • II. Cách kết bài tác phẩm Tràng Giang
    • Kết bài phân tích Tràng Giang
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 1
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 2
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 3
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 4
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 5
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 6
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 7
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 8
    • Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 9

Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận vừa được Tip.edu.vn sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có các mẫu mở bài trực tiếp, gián tiếp, nâng cao và 9 mẫu kết bài. Mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

I. Cách mở bài tác phẩm Tràng Giang

Mở bài phân tích tác phẩm Tràng giang

Huy Cận được biết đến là nhà thơ với chất thơ phong phú, đa dạng ở nhiều thể loại khác nhau. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng khác nhau. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông với nội dung “tả cảnh ngụ tinh” chính là bài thơ Tràng Giang. Bài thơ đã khắc họa một bức tranh dòng sông mang một vẻ đẹp riêng vô cùng đặc biệt, từ đó làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình trước cảnh thiên nhiên đó.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Bài mẫu 2

Dòng sông – đề tài khơi nguồn cảm hứng cho bao nhà văn nhà thơ. Nếu Nguyễn Tuân khắc họa dòng sông Đà bằng tài năng, nghệ thuật và vốn từ uyên bác của mình thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một dòng sông nhẹ nhàng, êm ái, dịu dàng vô cùng nên thơ. Nhưng chúng ta không thể không nhắc đến nhà thơ Huy Cận với bài thơ Tràng Giang. Bài thơ đã mở ra cho chúng ta một vẻ đẹp đượm buồn của một dòng sông bao la, bát ngát làm xao xuyến lòng người.

Mở bài gián tiếp Tràng Giang

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết rằng: “Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tình, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?” Hôm nay đọc “Tràng Giang”, tôi mới hiểu tại sao Xuân Diệu lại nói vậy. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên sông nước yên bình và tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là nỗi buồn chất chứa – những u sầu của người thi sĩ.

Mở bài Tràng Giang ngắn gọn

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới (1930 – 1945). Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn học Pháp. Thơ ông hàm súc và giàu chất suy tưởng. “Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận được viết vào mùa thu năm 1939. Bài thơ là một minh chứng điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là cả một nỗi sầu “vạn kỷ” của người thi sĩ.

Mở bài trực tiếp Tràng giang

Nếu như nhà thơ Xuân Diệu được biết đến với một hồn thơ mang nỗi ám ảnh về thời gian thì Huy Cận – người bạn tâm giao của ông lại mang trong mình nỗi ám ảnh về không gian. Trong quá trình sáng tác văn học của mình đặc biệt là trong giai đoạn trước Cách mạng, Huy Cận đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều những tác phẩm xuất sắc phải kể đến đó là bài thơ “Tràng Giang”. Thi phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại….

Mở bài nâng cao Tràng giang

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận…”. Thật vậy, thơ Huy Cận là sự đan xen giữa nổi sầu vũ trụ của thế nhân với nổi cơ đơn mang tính thời đại của các nhân, nó tạo thành nổi sầu vạn kỉ trong hồn thơ ông. Đó là một tiếng thơ có nét gì đó rất riêng, là sự hòa trộn giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại. Bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) là một tác phẩm tiêu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Qua bài thơ mang “vẻ đẹp cổ điện mà hiện đại”, Huy Cận đã bộc lộ cái sầu của một cái tối cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín nhưng thật thiết tha.

Mở bài phân tích Tràng Giang hay

Tràng giang là một kiệt tác của nhà thơ Huy Cận nói riêng và của phong trào Thơ mới nói chung. Đây là một bài thơ với xúc cảm của vũ trụ không những chan chứa một nỗi buồn mênh mông xa vắng mà còn thấm đượm tình yêu quê hương đất nước sâu lắng. Con sông hiện lên qua những vần thơ của nhà thơ Huy Cận như khắc họa lên vẻ đẹp của một thiên nhiên kỳ. Nhận xét về bài thơ này, nhà thơ Xuân Diệu viết: Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc. Tuy là khổ thơ cuối cùng của bốn khố thơ trong bài thơ nhưng bốn dòng thơ sau đây đã thể hiện được một cách khái quát tâm trạng cũng như bút pháp nghệ thuật của nhà thơ.

Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 6

Tập thơ Lửa thiêng (1940) đã đưa tác giả Huy Cận lên thành một trong những cây bút tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Trong tập thơ này, Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng. Nhắc đến Huy Cận thì không thể nào không kể đến tác phẩm nổi tiếng để đời của ông – Tràng giang. Tác phẩm khắc họa nên vẻ đẹp thơ mộng của non nước, được lấy ý tưởng từ con sông Hồng. Qua đó mới thấy được thiên nhiên Việt nam đẹp đến nhường nào.

Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 7

Huy Cận là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Thơ Huy Cận vừa có chất cổ điển vừa giàu chất suy tưởng của triết lí. Tràng giang được viết vào đầu những năm kháng chiến chứng khoán được biết đến như một tác phẩm nổi tiếng đã gắn liền với hình ảnh quen thuộc, mở tại đây được lấy cảm hứng từ con sông Hồng thơ mộng. Đọc tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên cũng như con người qua những câu ca dao. “Tràng giang” thể hiện nỗi sầu của cái tôi trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh trong đó thấm đượm tấm lòng đối với quê hương đất nước của thi sĩ. Nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sông nước, nghĩ về kiếp người trôi nổi, tác giả chan chứa cảm hứng viết nên bài thơ này. Sửa đi sửa lại tới 17 lần, tác phẩm mới thật sự trở thành một “viên ngọc không tì vết” như ta đã thấy.

Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 8

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930 – 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, “Kinh cầu tự”. Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”… Vẻ đẹp thiên nhiên, nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ “Tràng giang”.

Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 9

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1930 – 1945) với những tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ điển. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Có thể nói đó là sự chuyển biến từ nỗi u sầu, buồn bã vì thời thế trước cách mạng cho đến không khí hào hứng vui tươi sau cách mạng gắn với công cuộc đổi mới. Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh, để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.

Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 10

Hàn Mặt Tử từng khẳng định: “Người thơ phong vận như thơ ấy” và điều này thật đúng khi đặt vào Huy Cận. Phong cách của nhà thơ Huy Cận có thể nói ghi dấu mạnh mẽ, gắn chặt cùng bài thơ tràng giang. Một người nghệ sĩ khi sáng tác văn thơ không phải cứ viết, cho ra tác phẩm thì gọi là thành công mà nó phải được sự ghi nhận của độc giả, nhà thơ phải biết định hình cho mình một hướng đi, một phong cách mà khi nhắc đến sẽ không nhầm lẫn với bất kì nhà thơ nào. Với một Huy Cận luôn có cái nhìn rộng mở ra thế giới bên ngoài mà hồn thơ không ngừng hướng về những miền bao la, bát ngát của đất trời, vũ trụ để qua đó gởi gắm tình cảm sâu lắng đối với quê hương. Bài thơ Tràng giang là một thi phẩm tuyệt vời có sự kết hợp tài tình, độc đáo giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, từ đó bức tranh được vẽ nên là cảnh trời rộng, sông dài và mênh mông con nước cùng nỗi buồn, nỗi sầu nhân thế trải rộng ra với cảnh bao la, hùng vĩ.

Mở bài phân tích Tràng Giang mẫu 11

Khác với hồn thơ sôi nổi, nhiệt huyết gắn với công cuộc đổi mới sau cách mạng tháng 8. Thơ Huy Cận những năm trước cách mạng lại mang nét u sầu, buồn bã trước thời cuộc. Chẳng thế mà “Tràng giang” ra đời lại khắc họa nét cô đơn của cá thể trước không gian bao la của thiên nhiên. Cùng với nét u buồn khắc khoải trước không gian mênh mông, bài thơ còn là nỗi nhớ quê hương, thương đất nước đang chìm trong tang thương của thi sĩ.

II. Cách kết bài tác phẩm Tràng Giang

Kết bài phân tích Tràng Giang

Bài thơ đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn cụ thể, một vẻ đẹp khác biệt của dòng sông dưới ngòi bút tài tình của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc và tạo được dấu ấn riêng biệt trong kho tàng văn học vô cùng phong phú của nước nhà.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 1

Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 2

Tràng giang – Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 3

Chỉ với những nét chấm phá khi tả cảnh thiên nhiên bằng những biện pháp so sánh và tu từ độc đáo, nhà thơ Huy Cận đã làm lên không gian mênh mông bát ngát của thiên nhiên cùng với nỗi buồn sâu thẳm về những kiếp người. Tuy vậy, khi cảm nhận bài thơ Tràng giang, ta đều thấy giữa thiên nhiên và con người lại rất hòa hợp và đan quyện vào nhau. Thông qua đó, tác giả Huy Cận cũng bộc bạch tình yêu quê nhà đất nước con người của chính mình ông.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 4

Bài thơ mở ra bằng tiếng sóng của sông nước, kết thúc bằng tiếng sóng lòng trong tâm hồn con người. Không gian mênh mông buổi sông chiều hoang vắng thấm đẫm nỗi lòng của một nhà thi sĩ nặng lòng với quê hương, đất nước, buồn một nỗi buồn da diết thấu đến xương tủy, Huy Cận đã thật thành công khi khắc họa một bức tranh thiên nhiên chứa đựng sự ám ảnh về cái vô biên và sự trống trải tuyệt đối của cảnh vật và lòng người.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 5

Mang âm hưởng nhịp nhàng, trầm buồn da diết,” Tràng Giang “ hiện ra như một bản sonata nhẹ nhàng mang cả nỗi lòng của Huy Cận gửi vào chốn mênh mông sâu thẳm chẳng hề có bờ bến nào đó. Con người mang bao nỗi niềm trăn trở đại diện cho cả một thế hệ nhiều nhà Thơ mới lúc bấy giờ, nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 6

Như vậy, Huy Cận cùng đứa con “tràng giang” đã làm nên tên tuổi, đánh dấu một giai đoạn thơ sầu buồn mà dạt dào triết lí của nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Buồn, sầu, cô đơn, đìu hiu nhưng không nhàm chán, một màu mà nó được nói lên từ một tâm hồn đắm chìm trong cái “mộng”, trong sự mênh mông của vũ trụ, thời gian đầy chất suy tư, triết lí. Nhà phê bình Hoài Thanh gọi Huy Cận là “người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á”. Vì đó mà tràng giang có buồn man mác cũng gắn với sự khác biệt, độc nhất của riêng Huy Cận. Bài thơ là Bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn, không gian rộng lớn và thời gian duy nhất chính là toàn bộ mặt khái quát của bài thơ để khi đi sâu vào đó mở ra đôi lời sâu thẳm của tác giả, cảm xúc, triết lí muốn gửi đến bạn đọc. Hình tượng thơ đăng đối, cân xứng giữa đất và trời, giữa thiên nhiên với tâm hồn, giọng thơ trầm lắng nên mang một vẻ đẹp cổ điển. Qua khung cảnh là một nỗi niềm chất chứa tâm sự của nhân vật trữ tình, buồn thương cho số phận, cái tôi thương nhớ quê hương, cuộc sống.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 7

Có hai thứ ấn tượng còn đọng lại sau khi đọc xong bài thơ là không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. Cả hai như cùng kích ứng để càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cô đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn năm lại vậy. Nhưng vượt lên trên hết, bút pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp dẫu có buồn. Song người đọc vẫn nhìn thấy một tình yêu quê hương đất nước thầm kín hiện lên trong Tràng giang.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 8

Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng “cánh chim” và “bóng chiều”, vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 9

Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.

Kết bài tác phẩm Tràng Giang – Bài mẫu 10

Bài thơ “Tràng giang” là một thi phẩm ghi mãi tên Huy Cận trong lòng bao thế hệ độc giả không chỉ ở tài năng, phong cách sáng tạo thơ mà nằm ở những quan điểm, lý tưởng sống, triết lí sâu sắc của ông trước quê hương, đất nước. Chỉ bằng vài nét chấm phá cùng sự linh họat, sinh động trong các phép tu từ độc đáo mà bức tranh thiên nhiên sông nước hiện ra vô cùng chân thực, đẹp mà buồn, rộng lớn, trải dài mênh mang như trong đó cuốn theo dòng chảy là những nỗi sầu buồn nhà thơ đặt vào đó. Nhà thơ đã rất tinh tế khi không đi thẳng trực tiếp để nói về nỗi buồn, điều đó dễ làm người đọc nhận thấy một sự kể lể, nhàm chán trong thơ, ngược lại ngòi bút tài tình Huy Cận đã đan xen, lồng ghép tâm tư, nỗi buồn về kiếp người, nỗi niềm bộc bạch về tình yêu quê hương, đất nước gửi hết vào không gian mênh mông, bát ngát của dòng sông, thiên nhiên. Thông qua đó ta lại càng ấn tượng sâu đậm và ngưỡng mộ tài năng của thi nhân, Huy Cận sẽ mãi tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam và trong lòng các thế hệ bạn đọc.

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới các bạn Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp các mẫu mở bài và kết bài của Tràng Giang. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tip.edu.vn mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11…

Để thuận tiện hơn trong việc chia sẻ trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập, cũng như giảng dạy, Tip.edu.vn mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời bạn đọc cùng tham khảo:

  • Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
  • Soạn văn 11 bài: Tràng giang
  • Soạn bài Tràng Giang

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post