Chia sẻ những tip thiết thực

Hướng dẫn khai lý lịch viên chức 2022

Mẫu lý lịch viên chức được Bộ nội vụ ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BNV. Dưới đây là mẫu hướng dẫn cách ghi bản lý lịch viên chức Tip mời các bạn cùng tham khảo.

Sơ yếu lý lịch viên chức được khai theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.

1. Khi nào viên chức cần làm Phiếu bổ sung lý lịch?

Phiếu bổ sung lý lịch viên chức là mẫu Phiếu do viên chức tự thực hiện kê khai bổ sung theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý hồ sơ viên chức trong trường hợp cần thiết. Đây cũng là mẫu giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ viên chức nhằm giúp công tác quản lý viên chức chặt chẽ hơn.

2- Tên gọi khác: là tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật.. (nếu có).

3- Sinh ngày: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong giấy khai sinh.

Giới tính: ghi giới tính của viên chức là Nam hoặc Nữ

4- Nơi sinh: ghi tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi viên chức được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi <tên cũ>, nay là <tên mới>.

5- Quê quán: ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ hoặc ông nội của viên chức. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (quận hoặc thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).

6- Dân tộc: ghi rõ tên dân tộc của viên chức theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê đê, Kh’me, …

7- Tôn giáo: viên chức đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo,… Nếu không theo tôn giáo nào, thì không được bỏ trống mà khi là “Không”.

Rate this post