Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án Sinh học 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

0

GIÁO ÁN SINH HỌC 7

Giáo án Sinh học 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày giúp học sinh nắm được kiến thức của bài đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày, thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.

Giáo án Sinh học 7 bài 4: Trùng roi

Bài 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

  • Nêu được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày.
  • Thấy được sự phân hóa về chức năng của các bộ phận trong tế bào của trùng giày.

2. Kĩ năng:

  • Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
  • Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

– Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Tranh ảnh liên quan tới bài học

2. Chuẩn bị của học sinh:

– Đọc bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

  • Phương pháp trực quan
  • Phương pháp dùng lời
  • Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Có thể gặp trùng roi ở đâu? Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào?

Yêu cầu: Có thể gặp trùng roi xung quanh chúng ta:

  • Váng xanh nổi lên ở các ao hồ
  • Trong các vũng nước đọng, nước mưa, nước dự trữ có màu xanh
  • Trong bình nuôi cấy ĐVNS ở phòng thí nghiệm.

Trùng roi giống thực vật ở các điểm: có cấu tạo từ tế bào, có khả năng tự dưỡng,… khác thực vật ở các điểm: có cơ quan di chuyển, có khả năng dị dưỡng,….

3. Bài mới

3.1. Mở bài

3.2. Hoạt động chính

Leave a comment