Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 51

0

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 51: Phản xạ toàn phần được Tip.edu.vnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

  • Nêu được nhận xét về hiện tượng phản xạ toàn phần qua việc quan sát các thực nghiệm thực hiện ở lớp.
  • Thực hiện được câu hỏi thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần. Tính được góc giới hạn phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện để có phản xạ toàn phần.
  • Trình bày được cấu tạo và tác dụng dẫn sáng của sợi quang, cáp quang.
  • Giải được các bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:

  • Chuẩn bị các dụng cụ để làm thí nghiệm hình 27.1 và 27.2.
  • Đèn trang trí có nhiều sợi nhựa dẫn sáng để làm thí dụ cáp quang.

Học sinh: Ôn lại định luật khúc xạ ánh sáng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng. Nêu mối liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối và mối liên hệ giữa chiết suất môi trường và vận tốc ánh sáng.

Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu sự truyền ánh sáng từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Bố trí thí nghiệm hình 27.1.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

Thay đổi độ nghiêng chùm tia tới.

Yêu cầu học sinh thực hiện C2.

Yêu cầu học sinh nêu kết quả.

Yêu cầu học sinh so sánh i và r.

Tiếp tục thí nghiệm với i = igh.

Yêu cầu học sinh rút ra công thức tính igh.

Thí nghiệm cho học sinh quan sát hiện tượng xảy ra khi i > igh.

Yêu cầu học sinh nhận xét.

Quan sát cách bố trí thí nghiệm.

Thực hiện C1.

Quan sát thí nghiệm.

Thực hiện C2.

Nêu kết quả thí nghiệm.

So sánh i và r.

Quan sát thí nghiệm, nhận xét.

Rút ra công thức tính igh.

Quan sát và rút ra nhận xét.

I. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn

1. Thí nghiệm

Góc tới

Chùm tia khúc xạ

Chùm tia phản xạ

i nhỏ

r > i

Rất sáng

Rất mờ

i = igh

r » 900

Rất mờ

Rất sáng

i > igh

Không còn

Rất sáng

2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần

+ Vì n1 > n2 => r > i.

+ Khi i tăng thì r cũng tăng (r > i). Khi r đạt giá trị cực đại 900 thì i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần.

+ Ta có: sinigh = .

+ Với i > igh thì không tìm thấy r, nghĩa là không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tượng phản xạ toàn phần.

Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.

Yêu cầu học sinh nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.

Nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.

Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.

II. Hiện tượng phản xạ toàn phần

1. Định nghĩa

Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần

+ Anh sáng truyền từ một môi trường tới một môi trường chiết quang kém hơn.

+ i ³ igh.

Leave a comment