Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) được Tip.edu.vnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 – 1939)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 16: Các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

  • Nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 – 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV.
  • Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.
  • Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 – 1945.

2. Tư tưởng

  • Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học.
  • Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư bản, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới…

3. Kỹ năng

  • Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.
  • Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng, có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

  • Bảng niên biểu về những sự kiện chính cảu lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 – 1945)
  • Tài liệu tham khảo có liên quan.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Dẫn dắt vào bài mới:

Trong phần lịch sử thế giới hiện đại, các em đã được tìm hiểu những sự kiện hết sức phong phú và phức tạp qua Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 – 1941); Chương II: Các nước thương binh chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939); Chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939); Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tổng kết lại toàn bộ các kiến thức lịch sử thế giới đã học, lựa chọn và thống kê những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng to lớn, đồng thời nhận thức đúng những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại là nhiệm vụ cơ bản của chúng ta qua bài học hôm nay. Trên cơ sở đó, các em cần biết đánh giá đúng về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 – 1945.

2. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)

– GV dẫn: Trong gần 30 năm 1917 – 1945 nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. Chúng ta cùng ôn tập các sự kiện lịch sử cơ bản theo bảng thống kê dưới đây.

– GV vẽ bảng thống kê theo mẫu như trong SGK lên bảng.

– Sau đó, GV chia lớp thành 3 nhóm với nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1917 – 1945.

+ Nhóm 2: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1917 – 1945.

+ Nhóm 3: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản diễn ra ở các nước châu Á trong giai đoạn 1917 – 1945.

Các nhóm nhận câu hỏi, các thành viên củng cố lại các kiến thức đã học, thảo luận với nhau đưa ra cách kiến giải thống nhất rồi trình bầy ra giấy.

– Tiếp đó, GV gọi đại diện các nhóm trình bày phần thống kê của mình. Nhóm khác có thể bổ sung đóng góp ý kiến.

– GV nhận xét, bổ sung phần trả lời của mỗi nhóm. Cuối cùng, GV đưa ra ý kiến phản hồi bằng cách treo lên bảng bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 0 1945 mà GV đã chuẩn bị từ trước.

– HS tham khảo bảng thống kê của GV, có thể đóng góp thêm ý kiến và dựa vào đó làm cơ sở học tập phần sau (tức Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại)

Niên đại

Sự kiện

Diễn biến chính

Kết quả, ý nghĩa

I. NƯỚC NGA (LIÊN XÔ)

Tháng 2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản

– Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.

– Khởi nghĩa vũ trang

– Nga hoàng bị lật đổ

– Lật đổ chế độ Nga hoàng

– Hai chính quyền song song tồn tại

– Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Tháng 11/1917

Cách mạng XHCN

– Chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô.

– Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu.

– Chiếm cung điện Mùa Đông

– Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki)

– Đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga lên làm chủ đất nước.

– Là tấm gương cổ vũ phong trào cách mạng thế giới đi theo con đường cách mạng vô sản

1918 – 1920

Chống thù trong giặc ngoài

– Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.

– Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù.

– Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.

– Thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.

1921 – 1925

Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế

– Trong nông nghiệp thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực.

– Trong công nghiệp, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

– Trong thương nghiệp: Tự do buôn bán, phát hành đồng Rup mới.

– Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

– Phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước hiện nay.

Tháng 12/1922

Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập (Liên Xô ).

– Gồm 3 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucrâin, Bêlorutxia và ngoại Cápcadơ.

– Tăng cường sức mạnh về mọi mặt để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

1925 – 1941

Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932)

– Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937)

– Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941.

– Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

1941 – 1945

Chiến tranh vệ quốc vĩ đại

– Giải phóng lãnh thổ Liên Xô.

– Giải phóng các nước Trung và Đông Âu.

– Tiêu diệt phát xít Đức ở Béclin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.

– La lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

– Bảo vệ vững chắc tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post