Chia sẻ những tip thiết thực

Giải bài tập trang 18 Vật lí 7, Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Phần giải bài tập trang 18 Vật lí 7, Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng giúp các em học sinh biết cách quan sát cũng như vẽ lại ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, để làm được các bài tập này các em cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài, thực hiện thí nghiệm theo các bước và vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết đã học để vẽ lại ảnh và giải thích các hiện tượng vật lí đã cho.

Giải bài C1 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:

– Song song, cùng chiều với vật.

– Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

giai bai tap trang 18 vat li 7 thuc hanh quan sat va ve anh cua mot vat tao boi guong phang

Lời giải:

a)

– Ảnh song song, cùng chiều với vật: đặt bút chì song song với gương.

– Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: đặt bút chì vuông góc với gương.

b) Vẽ ảnh:

– Ảnh song song, cùng chiều với vật:

giai bai tap trang 18 vat li 7 thuc hanh quan sat va ve anh cua mot vat tao boi guong phang 2

– Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật:

giai bai tap trang 18 vat li 7 thuc hanh quan sat va ve anh cua mot vat tao boi guong phang 3

Giải bài C2 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.

PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Lời giải:

HS tự làm thí nghiệm.

Giải bài C3 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Lời giải:

Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.

Giải bài C4 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?

giai bai tap trang 18 vat li 7 thuc hanh quan sat va ve anh cua mot vat tao boi guong phang 4

Lời giải:

Vẽ hình:

giai bai tap trang 18 vat li 7 thuc hanh quan sat va ve anh cua mot vat tao boi guong phang 5

Sau khi vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:

– Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt nên mắt không nhìn thấy điểm N.

– Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt nên mắt nhìn thấy điểm M.

Gương cầu lõm là bài học quan trọng trong Chương I Quang học. Cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 22, 23, 24 Vật lí 7 để nắm rõ kiến thức tốt hơn.

Trong Chương I Quang học Vật lí 7 các em học bài Gương cầu lồi. Các em cần Giải bài tập trang 20, 21 Vật lí 7 trước khi lên lớp để học tốt môn Vật lí 7 hơn.

https://tip.edu.vn/giai-bai-tap-trang-18-vat-li-7-thuc-hanh-quan-sat-va-ve-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-39432n

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Vật Lý

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post