Chia sẻ những tip thiết thực

File Excel tính tiền nhận BHXH 01 lần cho người lao động năm 2022

Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình tham gia BHXH, vì một số lý do khác nhau mà người lao động muốn được hưởng chế độ BHXH một lần.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Đối tượng nào được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết hôm nay Tip.edu.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cách tính chi tiết nhất về BHXH 1 lần và File Excel tính số tiền nhận BHXH, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cách tính BHXH 1 lần mới nhất

  • 1. Đối tượng được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
  • 2. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 
  • 3. File Excel tính số tiền nhận BHXH 1 lần

1. Đối tượng được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
  • Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

2. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng:

1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014

2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Mức hưởng = 2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014

Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Lưu ý: Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Ví dụ: Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

– Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = 1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 năm x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

3. File Excel tính số tiền nhận BHXH 1 lần

Chỉ với một số thao tác đơn giản sau đây là các bạn đã biết được số tiền nhận BHXH 1 lần là bao nhiêu rồi.

  • Cột “Tiền lương/thu nhập tháng tính đóng BHXH”: Thời gian nào không đóng thì để “0”, không cần nhập.
  • Cột “Số tháng”: Số tháng đóng BHXH tương ứng với năm (ví dụ năm 2010 chỉ đóng BHXH 3 tháng thì nhập 3, đóng 12 tháng nhập 12; Thời gian nào không đóng thì để “0”, không cần nhập.

Bảng 1: Tính tiền BHXH một lần với trường hợp thời gian đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.

Năm Tiền lương/thu nhập tháng
đóng BHXH
Số tháng Hệ số điều chỉnh
áp dụng năm 2021
Tổng tiền lương/thu nhập
sau điều chỉnh
Trước 1995 0 0 5,01 0
Năm 1995 0 0 4,25 0
Năm 1996 0 0 4,02 0
Năm 1997 0 0 3,89 0
Năm 1998 0 0 3,61 0
Năm 1999 0 0 3,46 0
Năm 2000 0 0 3,52 0
Năm 2001 0 0 3,53 0
Năm 2002 0 0 3,40 0
Năm 2003 0 0 3,29 0
Năm 2004 0 0 3,06 0
Năm 2005 0 0 2,82 0
Năm 2006 0 0 2,62 0
Năm 2007 0 0 2,42 0
Năm 2008 0 0 1,97 0
Năm 2009 0 0 1,84 0
Năm 2010 0 0 1,69 0
Năm 2011 0 0 1,42 0
Năm 2012 0 0 1,30 0
Năm 2013 0 0 1,22 0
Năm 2014 0 0 1,18 0
Năm 2015 0 0 1,17 0
Năm 2016 3.800.000 2 1,14 8.664.000
Năm 2016 4.000.000 9 1,14 41.040.000
Năm 2017 4.070.000 12 1,10 53.724.000
Năm 2018 4.300.000 12 1,06 54.696.000
Năm 2019 4.520.000 12 1,03 55.867.200
Năm 2020 4.770.000 12 1,00 57.240.000
Năm 2021 4.770.000 3 1,00 14.310.000
Năm 2022 4.770.000 4 1 19.080.000

 Bảng 2: Tính tiền BHXH một lần với trường hợp thời gian đóng BHXH dưới 12 tháng.

Năm Tiền lương/thu nhập tháng
đóng BHXH
Số tháng Hệ số điều chỉnh
áp dụng năm 2021
Tổng tiền lương/thu nhập
sau điều chỉnh
Trước 1995 0 0 5,01 0
Năm 1995 0 0 4,25 0
Năm 1996 0 0 4,02 0
Năm 1997 0 0 3,89 0
Năm 1998 0 0 3,61 0
Năm 1999 0 0 3,46 0
Năm 2000 0 0 3,52 0
Năm 2001 0 0 3,53 0
Năm 2002 0 0 3,40 0
Năm 2003 0 0 3,29 0
Năm 2004 0 0 3,06 0
Năm 2005 0 0 2,82 0
Năm 2006 0 0 2,62 0
Năm 2007 0 0 2,42 0
Năm 2008 0 0 1,97 0
Năm 2009 0 0 1,84 0
Năm 2010 0 0 1,69 0
Năm 2011 0 0 1,42 0
Năm 2012 0 0 1,30 0
Năm 2013 0 0 1,22 0
Năm 2014 0 0 1,18 0
Năm 2015 0 0 1,17 0
Năm 2016 3.800.000 9 1,14 38.988.000
Năm 2017 4.070.000 2 1,10 8.954.000
Năm 2018 0 0 1,06 0
Năm 2019 0 0 1,03 0
Năm 2020 0 0 1,00 0
Năm 2021 0 0 1,00 0

Lưu ý:

  • Với những năm mà NLĐ có thay đổi mức tiền lương đóng BHXH thì có thể chèn thêm số hàng tương ứng với số lần điểu chỉnh, ví dụ như năm 2016 như bảng bên có 01 lần điều chỉnh, hệ số điều chỉnh tiền lương của cùng 1 năm là như nhau, chỉ có tiền lương tính đóng là khác nhau.
  • Những cột khác sẽ tự động hiện kết quả

Xem thêm nhiều bài viết hay về Mẫu Biểu

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post