Chia sẻ những tip thiết thực

Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ vwuaf được Tip.edu.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết trình bày kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

  • A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 32
    • I. Khái quát chung
    • II. Các thế mạnh kinh tế
  • B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 32
  • C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 32

I. Khái quát chung

  • Gồm 15 tỉnh:
    • 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
    • 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
  • Diện tích = 101.000Km2 = 30,5% diện tích cả nước.
  • Dân số >12 triệu (2006) = 14,2% dân số cả nước.
  • Vị trí đặc biệt:
    • Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc
    • Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ
  • Thuận lợi: Giao lưu KT-XH, nhất là với nam Trung Quốc qua cửa khẩu: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai => Vị trí địa lý thuận lợi + Giao thông vận tải đang được đầu tư. => thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
  • Tài nguyên thiên nhiên đa dạng => có khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế.
  • Có nhiều đặc điểm xã hội đặc biệt (thưa dân, nhiều dân tộc ít người, vẫn còn nạn du canh du cư, vùng căn cứ cách mạng…).
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

=> Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.

II. Các thế mạnh kinh tế

1. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

a. Điều kiện phát triển:

  • Thuận lợi:
    • Giàu khoáng sản.
    • Trữ năng lớn nhất nước.
    • Khoáng sản:
      • Tây Bắc:
        • Đồng – Ni ken: Sơn La
        • Đất hiếm: Lai Châu
      • Đông Bắc:
        • Than đá: Quảng Ninh: Khai thác trên 10 triệu tấn/năm. Xuất khẩu và làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Cẩm Phả….
        • Sắt: ở Yên Bái
        • Thiếc – Bô xít: ở Cao Bằng
        • Kẽm – chì: Bắc Kạn
        • Đồng – vàng: Lào Cai
        • Thiếc: Tĩnh Túc: Khai thác 1000 tấn/năm.
        • Apatit: Lào Cai
    • Thủy điện:
      • Hệ thống sông Hồng 11 triệu kw, hơn 1/3 trữ năng của cả nước. Riêng sông Đà 6 triệu.
      • Nhà máy thủy điện Hòa Bình (sông Đà): 1920Mw
      • Nhà máy thủy điện Thác (sông Chảy – Yên Bái): 110Mw.
      • Nhà máy thủy điện Sơn La (Sông Đà – Sơn la): 240Mw.
  • Khó khăn:
    • Khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
    • Một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…

b. Tình hình phát triển:

  • Khai thác, chế biến khoáng sản:
    • Kim loại: (atlat).
    • Năng lượng: (atlat).
    • Phi kim loại: (atlat).
    • Vật liệu xây dựng: (atlat).

=> Cơ cấu công nghiệp đa dạng.

  • Thủy điện: (atlat).
  • Cần chú ý đến vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

2. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

a. Điều kiện phát triển:

  • Thuận lợi:
    • Tự nhiên:
      • Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa…
      • Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
      • Địa hình cao.
    • Kinh tế – xã hội:
      • Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
      • Có các cơ sở CN chế biến
      • Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi

=> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

  • Khó khăn:
    • Địa hình hiểm trở.
    • Rét, sương muối.
    • Thiếu nước về mùa đông.
    • Cơ sở chế biến.
    • Giao thông vận tải chưa thật hoàn thiện.

b. Tình hình phát triển:

c. Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư.

3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc

a. Điều kiện phát triển:

  • Nhiều đồng cỏ.
  • Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn.
  • Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.

b. Tình hình phát triển và phân bố:

4. Kinh tế biển

  • Đánh bắt.
  • Nuôi trồng.
  • Du lịch.
  • Giao thông vận tải biển…
  • Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 32

Câu 1. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc là

  1. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.
  2. Điện Biên, Lai Châu , Sơn La, Tuyên Quang.
  3. Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu.
  4. Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ, Hà Giang.

Câu 2. Đất chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Đất feralit trên đá vôi.
  2. Đất feralit trên đá badan.
  3. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
  4. Đất đồng cỏ và đất pha cát.

Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt về trồng loại cây công nghiệp

  1. Nhiệt đới.
  2. Dài ngày.
  3. Cận nhiệt và ôn đới.
  4. Nhiệt đới và ôn đới.

Câu 4. Tỉnh nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Hải Dương.
  2. Tuyên Quang.
  3. Thái Nguyên.
  4. Hà Giang.

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Là vùng thưa dân.
  2. Có nhiều dân tộc ít người.
  3. Có nền kinh tế phát triển.
  4. Là vùng có căn cứ địa cách mạng.

Câu 6. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng thứ mấy cả nước?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 7. Sản phẩm chuyên môn hóa của Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây

  1. Lương thực.
  2. Cà phê, cao su, rau màu.
  3. Dược liệu, cận nhiệt và ôn đới.
  4. Chè, công nghiệp ngắn ngày.

Câu 8. Sản lượng khai thác than của vùng Quảng Ninh đạt bao nhiêu?

  1. 30 triệu tấn/năm.
  2. 25 triệu tấn/năm.
  3. 35 triệu tấn/năm.
  4. 40 triệu tấn/năm.

Câu 9. Cảng Cái Lân thuộc địa bàn tỉnh nào?

  1. Quảng Ninh.
  2. Hải Phòng.
  3. Lạng Sơn.
  4. Thanh Hoá.

Câu 10. Thế mạnh nổi bật để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Có nhiều đồng cỏ.
  2. Khí hậu thuận lợi.
  3. Nguồn thức ăn tinh bột phong phú.
  4. Thị trường rộng lớn.

Câu 11. Quần thể du lịch vịnh Hạ Long được UNESCO xếp là di sản

  1. Thiên nhiên thế giới.
  2. Văn hóa thế giới.
  3. Phi vật thể thế giới.
  4. Cổ nhất thế giới.

Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Giàu khoáng sản nhất.
  2. Giàu lâm sản nhất.
  3. Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất.
  4. Có diện tích lớn nhất.

Câu 13. Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang được xây dựng trên sông

  1. Gâm.
  2. Lô.
  3. Chảy.
  4. Đà.

Câu 14. Tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất Trung du miền núi Bắc Bộ là

  1. Bắc Giang.
  2. Sơn La.
  3. Hà Giang.
  4. Hòa Bình.

Câu 15. Nhà máy thuỷ điện nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. A Vương.
  2. Thác Bà.
  3. Hoà Bình.
  4. Tuyên Quang.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác.
  2. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.
  3. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người.
  4. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.

Câu 17. Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?

  1. Cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.
  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.
  3. Tạo ra tập quán sản xuất cho người lao động ở địa phương.
  4. Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các dân tộc ít người.

Câu 18. So với khu vực Tây Bắc thì khu vực Đông Bắc có mùa đông đến

  1. Sớm và kết thúc muộn hơn.
  2. Muộn và kết thúc muộn hơn.
  3. Sớm và kết thúc sớm hơn.
  4. Muộn và kết thúc sớm hơn.

Câu 19. Các nhà máy thủy điện lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang hòa vào mạng lưới điện quốc gia là

  1. Uông Bí, Uông Bí (mở rộng), Cao Ngạn.
  2. Yaly, Xê Xan 3, Đức Xuyên.
  3. Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La.
  4. Đa Nhim, Trị An, Đại Ninh.

Câu 20. Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Triều cường, xâm nhập mặn.
  2. Sóng thần.
  3. Rét đậm, rét hại.
  4. Cát bay, cát chảy.

Câu 21. Cây công nghiệp nào được coi là thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Chè.
  2. Cà phê.
  3. Cao su.
  4. Hồ tiêu.

Câu 22. Khó khăn lớn nhất để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Đất đai thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.
  2. Địa hình núi cao hiểm trở khó canh tác, thiếu nước về mùa đông.
  3. Tình trạng rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông.
  4. Dân cư thưa thớt, thiếu lao động, trình độ lao động còn nhiều hạn chế.

Câu 23. Mỏ Apatit lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?

  1. Lào Cai.
  2. Sơn La.
  3. Yên Bái.
  4. Thái Nguyên.

Câu 24. Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển chăn nuôi gia súc lớn là do

  1. Vùng có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m.
  2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
  3. Các đồng cỏ đã được cải tạo, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
  4. Khâu vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ đã được cải thiện đáng kể.

Câu 25. Công suất thiết kế của nhà máy thủy điện Hòa Bình là

  1. 400 MW.
  2. 700 MW.
  3. 1920 MW.
  4. 2400 MW.

Câu 26. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi

  1. Trâu, bò, lợn.
  2. Ngựa, dê, lợn.
  3. Trâu, bò, gia cầm.
  4. Lợn, gia cầm.

Câu 27. Vùng biển Quảng Ninh không có thế mạnh nào sau đây?

  1. Khai thác dầu khí.
  2. Phát triển du lịch biển.
  3. Phát triển giao thông vận tải biển.
  4. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản.

Câu 28. Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng chuyên canh.
  2. Đào tạo và hỗ trợ việc làm, phân bố lại dân cư và lao động.
  3. Tập trung đầu tư, phát triển chế biến, mở rộng thị trường.
  4. Hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông.

Câu 29. Ý nghĩa chủ yếu của phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  2. Đẩy nhanh thay đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm.
  3. Tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới.
  4. Tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.

Câu 30. Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ.
  2. Tận dụng tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
  3. Khai thác thế mạnh của vùng núi, tạo nhiều việc làm.
  4. Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao vị thế của vùng.

—————————————-

Với nội dung bài Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẩn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho ta thấy được về khái quát chung về trung du và miền núi Bắc Bộ, vai trò và đặc điểm của các thế mạnh ở miền trung du và miền núi Bắc Bộ…

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tip.edu.vn mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn GDCD

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post