Chia sẻ những tip thiết thực

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2016 – 2017

0

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2016 – 2017 là đề kiểm tra cuối kì I dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức môn Văn hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2015 – 2016 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Trại Cau, Thái Nguyên năm học 2016 – 2017

Phân tích bức tranh mùa thu qua bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BRVT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn: NGỮ VĂN: LỚP 11 (THPT, GDTX)

NĂM HỌC 2016 – 2017

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện cac yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”.

Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,… Thông thường ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện.

(Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 122)

Câu 1. Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của “ngôn ngữ không lời” trong đoạn trích này. (0,5 điểm)

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: “Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc” tình trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện”? (1,0 điểm)

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động” (2,0 điểm)

II. Phần làm văn (6,0 điểm)

Cảnh thu – tình thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

CÂU CÁ MÙA THU

Áo thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo,
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.22)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Phần 1: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2: Những biểu hiện của “ngôn ngữ không lời” trong đoạn trích này là cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,…

Câu 3: “Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện”, vì:

  • Suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi…
  • Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối.

Câu 4:

  • Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  • Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau:
    • Hiểu và chỉ ra được biểu hiện của sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động của con người.
    • Khẳng định sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động là trung thực với chính mình và mọi người. Đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng; làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
    • Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân.

Phần 2: LÀM VĂN (6,0 điểm)

a. Yêu cầu về kỹ năng

Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu, học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Sau đây la một số gợi ý:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  • Cảnh thu: được gợi lên từ những hình ảnh quen thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ (chiếc ao, chiếc thuyền, lá vàng, mây, ngõ trúc…) với những đuờng nét thanh sơ của cảnh vật, màu sắc trang nhã: mước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngất; những chuyến động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng,…

→ Cảnh mùa thu mang nét thanh sơ, tĩnh lặng. Đó là bức tranh mùa thu đẹp, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn.

  • Tình thu: Qua dáng vẻ và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật trữ tình, có thể thấy đằng sau cảnh chính là một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và một nỗi niềm tâm sự trĩu nặng (sự ưu tư về bản thân, tấm lòng vì nước vì dân…)

→ Tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu quê hương đất nước.

  • Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi hình; các thủ pháp nghệ thuật (lấy động tả tĩnh, tả tĩnh ngụ tình…)
  • Khái quát chung.
Leave a comment